Những góc khuất về trẻ em Hồi giáo tại Châu Âu
-
0:01 - 0:05Khi còn nhỏ,
Tôi biết mình có siêu năng lực -
0:07 - 0:08Đúng vậy
-
0:08 - 0:09( Cười )
-
0:09 - 0:13Tôi nghĩ mình thật tuyệt,
vì tôi thấu hiểu -
0:13 - 0:15mối xúc cảm
của những con người da màu -
0:15 - 0:19như ông tôi, một người Hồi giáo bảo thủ
-
0:19 - 0:24mẹ tôi, một người phụ nữ Afghan
bố tôi, một người đàn ông Pakistan -
0:24 - 0:28bố mẹ không quá sùng đạo, mà
thoải mái, khá tự do -
0:28 - 0:30Và dĩ nhiên, tôi thấu hiểu
-
0:30 - 0:33những cảm xúc
của người da trắng -
0:33 - 0:34Những người Nauy da trắng trên đất nước tôi
-
0:35 - 0:38Bạn biết đấy
Da trắng hay da màu, gì chăng nữa -
0:38 - 0:40Tôi yêu quý tất cả họ
-
0:40 - 0:41Tôi thấu hiểu tất cả họ
-
0:41 - 0:44ngay cả khi họ không hiểu thấu nhau
-
0:44 - 0:45Họ là những người tôi yêu thương
-
0:46 - 0:49Dù vậy, bố tôi vẫn luôn thực sự lo lắng
-
0:49 - 0:52Ông nhiều lần nói rằng
ngay cả khi có được nền giáo dục tốt nhất -
0:52 - 0:55Tôi vẫn sẽ
không được đối xử công bằng -
0:55 - 0:59Tôi vẫn phải đối mặt
với sự phân biệt đối xử -
0:59 - 1:01Cách duy nhất
để được chấp nhận bởi cộng đồng da trắng -
1:01 - 1:04là tôi phải trở nên nổi tiếng
-
1:04 - 1:08Bố đã nói với tôi điều này khi tôi 7 tuổi
-
1:08 - 1:11Khi tôi mới 7 tuổi, ông nói
-
1:11 - 1:15"Nghe này,
Con nên chọn thể thao, hoặc âm nhạc." -
1:15 - 1:19Bố không am hiểu về thể thao (ôi chao),
vậy nên, chúng tôi đã chọn âm nhạc -
1:19 - 1:24Khi tôi 7 tuổi,
bố đã lấy tất cả đồ chơi và búp bê của tôi -
1:24 - 1:25và vứt hết chúng đi
-
1:26 - 1:30Thay vào đó, ông đưa tôi
một bàn phím Casio xấu xí -
1:30 - 1:31( Cười )
-
1:31 - 1:33và rồi những bài học hát
-
1:33 - 1:38ông bắt tôi luyện tập nhiều giờ mỗi ngày
-
1:38 - 1:42rất nhanh sau đó, ông để tôi
biểu diễn cho ngày càng nhiều người -
1:42 - 1:46Kì làm sao,
tôi gần như trở thành một ví dụ hoàn hảo -
1:46 - 1:48cho chủ nghĩa đa văn hóa tại Nauy
-
1:49 - 1:50Dĩ nhiên, tôi rất tự hào
-
1:51 - 1:54Vì tại thời điểm đó, báo chí
-
1:54 - 1:56đã bắt đầu viết những điều tốt đẹp
về cộng đồng da màu, -
1:56 - 2:00tôi có thể cảm nhận
rằng siêu năng lực đang lớn lên trong mình -
2:01 - 2:04Và khi 12 tuổi, trong lúc đang đi bộ
từ trường về nhà -
2:04 - 2:05tôi rẽ qua hướng khác
-
2:05 - 2:09để mua loại kẹo ưa thích của mình
" Chân Muối" -
2:09 - 2:11Tôi biết, tên nó nghe thật khiếp
-
2:12 - 2:13nhưng tôi vẫn thích chúng lắm.
-
2:13 - 2:18CHúng cơ bản là những viên kẹo nhỏ bé vị cam thảo
được làm giống hình bàn chân. -
2:18 - 2:23Bây giờ, đọc to cái tên đó lên
tôi mới biết nghe nó kinh khủng thế nào. -
2:24 - 2:27Nhưng kể cả thế,
tôi vẫn thích chúng lắm -
2:27 - 2:29Trên đường tới cửa hàng
-
2:29 - 2:33có một người đàn ông da trắng
đứng chắn lối tôi vào. -
2:33 - 2:39Khi tôi đang cố đi vòng qua,
ông ta chặn tôi lại -
2:39 - 2:41và nhìn tôi chằm chằm,
-
2:42 - 2:44ông ta nhổ nước bọt vào mặt tôi, nói :
-
2:44 - 2:45" Biến khỏi lối này
-
2:45 - 2:49con bé da đen khốn nạn
con bé Pakistan khốn nạn -
2:49 - 2:51biến về nơi mày ở đi"
-
2:52 - 2:55Tôi đã hết sức khiếp sợ
-
2:55 - 2:56tôi nhìn ông ta chằm chằm,
-
2:56 - 2:59Tôi quá sợ hãi để gạt nước bọt ra khỏi mặt
-
3:00 - 3:02ngay cả khi nó hòa lẫn với nước mắt.
-
3:02 - 3:06Tôi nhớ đã nhìn quanh,
hi vọng rằng phút nào đó -
3:06 - 3:09người lớn sẽ đến
và ngăn ông ta lại -
3:09 - 3:14Nhưng, người ta cứ vội vã lướt qua,
vờ như không thấy tôi -
3:14 - 3:18Trong phút bấn loạn
tôi đã nghĩ : -
3:19 - 3:22" Làm ơn đi mà, những người da trắng
Họ ở đâu vậy? Chuyện gì thế này ? -
3:22 - 3:24Sao họ lại không đến và cứu tôi chứ ?
-
3:25 - 3:27Không cần nói cũng biết
tôi đã không mua kẹo -
3:27 - 3:29Tôi chỉ chạy thật nhanh về nhà
-
3:30 - 3:32tự nhủ rằng: " Ổn thôi mà".
-
3:33 - 3:36Thời gian trôi qua,
tôi ngày một thành công hơn, -
3:36 - 3:40và bắt đầu bị quấy rầy bởi người da màu
-
3:42 - 3:45Một vài trong số họ cho rằng
thật không thể chấp nhận -
3:45 - 3:50và đáng hổ thẹn khi phụ nữ lại dính líu
tới âm nhạc -
3:50 - 3:52và xuất hiện trên truyền thông
-
3:53 - 3:59Rất nhanh sau đó, tôi bắt đầu bị tấn công
tại các buổi hòa nhạc. -
3:59 - 4:04Tôi nhớ một lần trên sân khấu,
lúc nghiêng về phía khán giả -
4:04 - 4:07điều cuối cùng tôi nhìn thấy
là một khuôn mặt của một người da màu -
4:07 - 4:11sau đó, là một thứ hóa chất gì đó
được ném thẳng vào mắt mình -
4:11 - 4:14Tôi không nhìn thấy gì,
chỉ biết mắt mình đầy nước -
4:15 - 4:16nhưng, tôi vẫn tiếp tục hát
-
4:17 - 4:22Tôi đã bị nhổ bọt vào mặt trên phố Oslo
bởi những người đàn ông da màu -
4:22 - 4:26Họ thậm chí đã định bắt cóc tôi
-
4:26 - 4:28Lời dọa giết luôn rình rập.
-
4:28 - 4:31Tôi vẫn nhớ một người đàn ông để râu
đã chặn tôi lại trên phố -
4:31 - 4:33và nói: " Tao căm ghét mày
-
4:33 - 4:35vì mày gieo rắc vào đầu con gái tao
-
4:35 - 4:37rằng cứ tự do làm theo ý mình "
-
4:39 - 4:41Một người khác nữa cảnh báo tôi
rằng hãy coi chừng -
4:41 - 4:44Hắn nói " âm nhạc là tối kị với đạo Hồi
và là nghề của đĩ điếm, -
4:44 - 4:47và nếu mày cứ tiếp tục,
mày sẽ bị cưỡng dâm -
4:47 - 4:52bụng mày sẽ bị cắt để khỏi sinh ra
con điếm nào khác nữa" -
4:54 - 4:55Một lần nữa, tôi bấn loạn
-
4:55 - 4:57Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa
-
4:57 - 5:01Những người da màu, giờ đây,
lại đối xử với tôi như vậy- tại sao ? -
5:02 - 5:05Thay vì kết nối hai thế giới,
-
5:05 - 5:08Tôi nhận thấy mình đang ngã và rũ xuống
giữa hai thế giới đó -
5:08 - 5:11Tôi cho rằng bị khạc nhổ là một điều
gây tổn thương -
5:13 - 5:15Thế nên, trước lúc tôi 17 tuổi
-
5:15 - 5:18khi lời dọa giết
và sự quấy rối luôn rình rập -
5:18 - 5:20tôi suy sụp rất nhiều.
Mẹ đã nói với tôi rằng: -
5:20 - 5:24"Bố mẹ không che chở cho con được nữa rồi
-
5:24 - 5:26thế nên, con phải đi thôi"
-
5:26 - 5:31Và, tôi đã mua vé một chiều đến Luân Đôn,
đóng gói hành lí và rời đi -
5:32 - 5:36Điều tôi đau đớn nhất lúc đó,
là không ai nói gì -
5:36 - 5:38Tôi có một lối thoát rộng mở để rời Nauy.
-
5:39 - 5:43Những người da màu, da trắng,
không ai nói gì cả -
5:43 - 5:45Không ai nói " Chờ đã, sai rồi
-
5:46 - 5:50chúng ta phải hỗ trợ, phải bảo vệ cô bé"
-
5:50 - 5:51Không ai nói vậy
-
5:51 - 5:54Tôi cảm nhận giống như
khi ở sân bay -
5:55 - 5:58trên băng chuyền hành lí
có rất nhiều va li -
5:58 - 5:59đang hiện ra trước mắt
-
5:59 - 6:02và luôn luôn có một chiếc vali bị bỏ lại
-
6:02 - 6:05không ai muốn nó
không ai đến nhận nó -
6:05 - 6:06Tôi cảm nhận vậy đấy
-
6:07 - 6:10Tôi đã chưa bao giờ thấy mình cô đơn, lạc lõng đến thế
-
6:12 - 6:16Và, sau khi đến Luân Đôn
Tôi đã bắt đầu lại sự nghiệp âm nhạc -
6:17 - 6:20Nơi ở mới, nhưng không may là vẫn câu chuyện cũ
-
6:21 - 6:24Tôi nhớ có một tin nhắn gửi đến,
nói rằng tôi sẽ bị giết -
6:24 - 6:28và máu sẽ chảy thành sông
-
6:28 - 6:31và tôi sẽ bị cường hiếp
nhiều lần trước khi chết -
6:31 - 6:33Đến lúc này, tôi phải nói
-
6:33 - 6:35Tôi đã quen với những tin nhắn như thế
-
6:35 - 6:39nhưng, điều khác biệt là chúng lại bắt đầu
đe dọa gia đình tôi -
6:41 - 6:46Lại một lần nữa, tôi đóng gói hành lí,
từ bỏ âm nhạc, và đến Mĩ -
6:47 - 6:48Quá đủ với tôi rồi
-
6:48 - 6:50Tôi không muốn can hệ vào điều đó nữa
-
6:50 - 6:53và tôi dĩ nhiên không muốn bỏ mạng
vì điều gì đó -
6:53 - 6:56thậm chí không phải giấc mơ của mình.
Đó là lựa chọn của bố tôi. -
6:58 - 7:01Đại loại, tôi lạc lõng
-
7:01 - 7:03và thấy suy sụp
-
7:03 - 7:05Nhưng rồi,
tôi quyết định những gì tôi muốn làm -
7:05 - 7:09là dành nhiều năm tiếp theo của cuộc đời
-
7:09 - 7:10hỗ trợ những con người trẻ tuổi
-
7:10 - 7:13và cố gắng ở đó theo những cách nhỏ bé,
-
7:13 - 7:15bất cứ cách nào có thể.
-
7:15 - 7:18Tôi đã làm tình nguyện viên
cho nhiều tổ chức -
7:18 - 7:23làm việc với những thanh thiếu niên
người Hồi giáo ở châu Âu -
7:24 - 7:27Bất ngờ thay, những gì tôi khám phá
-
7:27 - 7:32là rất nhiều người trẻ
đang chịu đựng và tranh đấu -
7:32 - 7:36Họ đối mặt với nhiều vấn đề về gia đình
và cộng đồng -
7:36 - 7:40những người dường như quan tâm
đến danh tiếng bản thân -
7:40 - 7:42hơn là niềm hạnh phúc và cuộc sống
của con cái họ -
7:44 - 7:48Tôi chớm nhận ra rằng,
tôi không đơn độc, không lập dị -
7:48 - 7:51có rất nhiều người chung hoàn cảnh với tôi đang ở ngoài kia
-
7:51 - 7:53Hầu hết mọi người không hiểu
-
7:54 - 7:58rằng có rất nhiều đứa trẻ như tôi
đang lớn lên ở châu Âu -
7:58 - 8:00những người không thể tự do là chính mình
-
8:00 - 8:02Chúng tôi không được phép là chính mình
-
8:03 - 8:07Chúng tôi không được tự do để kết hôn
-
8:07 - 8:10hoặc hẹn hò với người mình yêu thương
-
8:10 - 8:12Không được tự chọn sự nghiệp
-
8:12 - 8:16Đó là điều bình thường trong xã hội Hồi giáo
ở châu Âu -
8:16 - 8:19Ngay cả khi sống trong xã hội tự do nhất,
chúng tôi nào có tự do -
8:20 - 8:24Cuộc sống, giấc mơ, tương lai
đâu có dành cho chúng tôi -
8:24 - 8:27mà thuộc về bố mẹ và cộng đồng
-
8:27 - 8:30Tôi biết vô số trường hợp những người trẻ
-
8:31 - 8:34đang lạc lõng
-
8:34 - 8:36tưởng chừng như vô hình trong xã hội
-
8:36 - 8:38Nhưng thực ra, lại đang gồng lên
chịu đựng một mình. -
8:40 - 8:44Những cuộc hôn nhân sắp đặt
bạo lực và ngược đãi -
8:45 - 8:49Cuối cùng, sau nhiều năm làm việc với họ,
tôi nhận ra -
8:49 - 8:51rằng mình không thể cứ trốn chạy mãi
-
8:51 - 8:56không thể dành phần còn lại của cuộc đời
để sợ hãi và lẩn trốn -
8:56 - 8:58tôi thực sự phải làm gì đó
-
9:00 - 9:03và tôi cùng nhận ra
sự im lặng của bản thân, của cộng đồng -
9:03 - 9:05đã cho phép sự ngược đãi được tiếp diễn
-
9:06 - 9:10Tôi muốn
dùng siêu năng lực hồi nhỏ của mình -
9:11 - 9:15khiến mọi người với quan điểm khác nhau
về vấn đề này hiểu rõ -
9:15 - 9:20cảm giác của một người trẻ bị mắc kẹt
giữa gia đình và đất nước -
9:21 - 9:24Vì vậy, tôi bắt đầu làm phim
và kể những câu chuyện -
9:25 - 9:29và tôi cũng muốn mọi người nhận thức vể
hậu quả chết người khi chúng ta -
9:29 - 9:31không coi trọng vấn đề này
-
9:32 - 9:34Bộ phim đầu tiên tôi làm về Banaz
-
9:35 - 9:39Một cô gái người Kurd 17 tuổi ở Luân Đôn
-
9:40 - 9:42Một cô gái ngoan ngoãn,
nghe lời bố mẹ -
9:43 - 9:45Cô ấy cố gắng làm đúng mọi thứ
-
9:45 - 9:48Cô kết hôn với người đàn ông
do bố mẹ mình chọn -
9:48 - 9:51cho dù
hắn ta đánh và hãm hiếp cô liên tục -
9:52 - 9:55và, khi cô ấy về nhà cầu cứu bố mẹ, họ nói
-
9:55 - 9:57" Thôi, quay về và
làm một người vợ tốt hơn đi" -
9:57 - 10:00Vì họ không muốn có
một đứa con gái li dị -
10:00 - 10:03vì điều đó, dĩ nhiên
mang đến nỗi nhục cho gia đình -
10:04 - 10:06Banaz bị đánh thậm tệ
đến nỗi chảy máu tai -
10:07 - 10:12và khi cô ấy bỏ đi,
rồi tìm được một người đàn ông -
10:12 - 10:14mà cô ấy yêu thương
-
10:14 - 10:16cộng đồng và gia đình phát hiện
-
10:16 - 10:18và cô ấy biến mất
-
10:18 - 10:20Người ta tìm thấy cô ấy 3 tháng sau đó
-
10:21 - 10:25trong một cái vali
được chôn dưới căn nhà -
10:28 - 10:32Cô ấy đã bị bóp cổ,
đã bị đánh tới chết -
10:33 - 10:37bởi 3 người đàn ông, 3 người anh em họ, theo lệnh của bố và chú cô ấy
-
10:38 - 10:40thêm vào chuỗi thảm kịch của Banaz
-
10:40 - 10:46là cô ấy đã báo cảnh sát Anh 5 lần
để yêu cầu giúp đỡ -
10:46 - 10:49trình báo với họ rằng mình sẽ bị giết
bởi chính gia đình -
10:49 - 10:52Cảnh sát không tin cô,
nên họ đã không làm gì cả. -
10:53 - 10:54Vấn đề ở đây
-
10:54 - 10:59là rất nhiều trong số chúng tôi
đối mặt với điều này -
10:59 - 11:02không chỉ với bố mẹ và cộng đồng
-
11:02 - 11:06mà còn đối mặt với sự hiểu nhầm
-
11:07 - 11:10và sự thờ ơ của đất nước
nơi họ lớn lên -
11:12 - 11:16Khi bị gia đình phản bội,
họ nhìn về phía chúng ta -
11:16 - 11:18và khi chúng ta không hiểu họ
-
11:18 - 11:20chúng ta mất họ mãi mãi
-
11:21 - 11:24Trong lúc thực hiện bộ phim này,
nhiều người nói với tôi rằng -
11:24 - 11:27" Deeyah, cô biết đấy,
đó là văn hóa của họ -
11:27 - 11:29đó là những gì họ làm với con cái họ
-
11:29 - 11:31và chúng ta đâu thể can thiệp"
-
11:32 - 11:35Tôi đảm bảo với bạn rằng
tàn sát không phải văn hóa của chúng tôi -
11:36 - 11:37Bạn biết chứ ?
-
11:38 - 11:39và chắc chắn những người nhìn giống tôi
-
11:39 - 11:42những người phụ nữ trẻ
cùng hoàn cảnh xuất thân giống tôi, -
11:42 - 11:46nên được hưởng quyền lợi
và sự bảo vệ công bằng -
11:46 - 11:49như bất cứ người dân nào, tại sao không ?
-
11:50 - 11:55Trong bộ phim tiếp theo,
tôi muốn hiểu -
11:55 - 11:58tại sao
những thiếu niên Hồi giáo ở châu Âu -
11:58 - 12:00lại bị lôi kéo vào cực đoan và bạo lực
-
12:01 - 12:02nhưng, với chủ đề đó
-
12:02 - 12:05tôi nhận ra mình sắp phải đối mặt
với nỗi sợ hãi lớn nhất : -
12:07 - 12:09những người đàn ông da màu để râu
-
12:11 - 12:14hoặc những người tương tự
-
12:14 - 12:17họ gần như ám ảnh suốt cuộc đời tôi
-
12:18 - 12:20khiến tôi luôn trong sợ hãi
-
12:20 - 12:23và căm ghét sâu cay
-
12:23 - 12:25trong nhiều năm trời
-
12:25 - 12:29Tôi đã dành 2 năm sau đó,
phỏng vấn những tên khủng bố bị kết án -
12:29 - 12:32jihadis và những người cực đoan
-
12:32 - 12:35Những gì tôi được biết, là
những gì đã khá rõ ràng -
12:35 - 12:40rằng : tôn giáo, chính trị,
ảnh hưởng niềm tin về thực dân châu Âu -
12:40 - 12:44và sự thất bại những năm gần đây
trong chính sách ngoại giao phương Tây -
12:45 - 12:46là một phần của bối cảnh đó
-
12:47 - 12:50Nhưng, điều tôi quan tâm hơn cả
là con người -
12:50 - 12:51lí do của từng cá nhân là gì
-
12:51 - 12:56tại sao một vài thanh thiếu niên
lại tham gia vào những nhóm khủng bố -
12:57 - 13:01và điều khiến tôi ngạc nhiên, là
tôi thấy những con người bị tổn thương -
13:04 - 13:06thay vì những con quỷ
mà tôi đang tìm kiếm -
13:06 - 13:08và hi vọng tìm thấy
-
13:08 - 13:11thẳng thắn mà nói
-
13:11 - 13:12Tôi tìm thấy những người bị tổn thương
-
13:14 - 13:15y như Banaz
-
13:15 - 13:18Tôi thấy những thanh niên này bị giày vò và giằng xé
-
13:18 - 13:21trong khi cố thu hẹp sự khác biệt
-
13:21 - 13:24giữa gia đình và đất nước nơi mình sinh ra
-
13:26 - 13:29Tôi cũng biết được rằng
các nhóm khủng bố cực đoan -
13:29 - 13:33đang lợi dụng
cảm xúc của những thanh thiếu niên này -
13:33 - 13:36rồi lôi kéo chúng vào bạo lực
-
13:36 - 13:38" Đến với chúng tôi", chúng nói
-
13:38 - 13:41" từ bỏ tất cả đi,
gia đình và đất nước -
13:41 - 13:43vì họ đã từ bỏ cậu
-
13:43 - 13:46Với gia đình cậu,
danh dự của họ quan trọng hơn cậu -
13:46 - 13:47và với đất nước cậu
-
13:47 - 13:53người Nauy, Anh hay Pháp thực thụ luôn luôn
là người da trắng, không có chỗ cho cậu đâu -
13:54 - 13:57Chúng cũng hứa cho bọn trẻ
những gì họ khao khát -
13:58 - 14:02sự chú ý, chủ nghĩa anh hùng,
cảm giác được thuộc về và mục đích, -
14:02 - 14:04một cộng đồng yêu thương và chấp nhận họ
-
14:05 - 14:08Chúng khiến những con người bất lực
cảm thấy mạnh mẽ -
14:08 - 14:13Những người tưởng như vô hình và câm lặng
giờ đây đã được nhìn nhận và lắng nghe -
14:15 - 14:18Đó là những gì chúng đang làm cho họ
-
14:18 - 14:22Vậy tại sao những nhóm người này đối xử với người trẻ
như vậy mà chúng ta lại không ? -
14:23 - 14:24Có điều là
-
14:24 - 14:28Tôi không cố gắng bào chữa
-
14:28 - 14:31hay tha thứ cho bạo lực
-
14:31 - 14:35Tôi muốn nói rằng,
chúng ta phải hiểu -
14:35 - 14:38Tại sao những thanh thiếu niên này
lại bị lôi kéo -
14:40 - 14:42Tôi muốn chỉ cho các bạn
-
14:42 - 14:45Đây là những bức ảnh hồi thơ bé
của một vài nhân vật trong phim -
14:47 - 14:50Điều khiến tôi thực sự chú ý,
là nhiều người trong số họ-- -
14:51 - 14:53Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này---
-
14:53 - 14:56nhưng nhiều người không có bố hoặc có người bố gia trưởng
-
14:57 - 14:59rồi những thanh thiếu niên đó
-
14:59 - 15:03tìm được những hình tượng người cha quan tâm
và trắc ẩn -
15:03 - 15:05trong những nhóm cực đoan đó
-
15:06 - 15:09Tôi cũng biết những người,
trở nên hung ác vì bạo lực phân biệt sắc tộc -
15:10 - 15:12họ thấy một lối thoát :
để không còn là nạn nhân -
15:12 - 15:14thì chính họ phải trở nên bạo lực
-
15:14 - 15:19Thực ra, tôi thấy một điều
quá đỗi kinh sợ, tôi nhận ra -
15:19 - 15:25một cảm giác quen thuộc lúc tôi 17
khi rời Nauy -
15:26 - 15:30Cũng sự bối rối bấn loạn và nỗi buồn ấy
-
15:30 - 15:33cũng cảm giác bị phản bội
-
15:35 - 15:36và không thuộc về bất cứ ai
-
15:39 - 15:42Cảm giác lạc lõng và
bị giằng co giữa hai nền văn hóa -
15:43 - 15:45Phải nói rằng
Tôi đã không chọn sự phá hoại -
15:45 - 15:48Tôi đã cầm máy quay phim thay vì súng
-
15:48 - 15:51Lí do tôi làm vậy là
vì siêu năng lực của mình -
15:51 - 15:56Tôi có thể nhận ra sự thấu hiểu mới là câu trả lời,
không phải bạo lực -
15:56 - 15:58Hãy nhìn nhận con người ta
-
15:58 - 16:02với đầy đủ mọi đức hạnh và khiếm khuyết của họ
-
16:02 - 16:04thay vì cứ tiếp tục biếm họa
-
16:04 - 16:06chúng ta và chúng nó,
kẻ côn đồ và nạn nhân -
16:06 - 16:08Tôi cuối cùng cũng chịu chấp nhận rằng
-
16:09 - 16:122 nền văn hóa không nhất thiết
phải hòa nhập -
16:12 - 16:15mà thay vào đó, trở thành một không gian nơi tôi tìm được tiếng nói của riêng mình
-
16:16 - 16:19Tôi ngừng cảm thấy
rằng mình phải chọn một phía -
16:19 - 16:21sau rất nhiều năm tôi mới
nhận thức được. -
16:22 - 16:24Có rất nhiều bạn trẻ
trong xã hội ngày nay -
16:24 - 16:26đang tranh đấu với vấn đề này
-
16:26 - 16:28và họ vẫn đơn độc
-
16:29 - 16:32và điều này lại khiến họ như
những vết thương há miệng -
16:33 - 16:36với một vài người,
quan điểm về Hồi giáo cực đoan -
16:36 - 16:39làm mưng mủ những vết thương há miệng đó
-
16:41 - 16:44Có câu tục ngữ của người châu Phi :
-
16:46 - 16:49" Nếu không chào đón bọn trẻ vào làng
-
16:49 - 16:52chúng sẽ thiêu rụi ngôi làng
chỉ để cảm nhận hơi ấm" -
16:53 - 16:55Tôi muốn hỏi
-
16:56 - 16:58những cha mẹ
và cộng đồng Hồi giáo, -
16:58 - 17:01liệu sẽ vẫn yêu thương chăm sóc con cái
-
17:01 - 17:03mà không ép buộc các con
đạt đến sự kì vọng của mình? -
17:03 - 17:06Liệu có thể
chọn con cái thay vì danh dự cá nhân -
17:06 - 17:09Liệu có hiểu
tại sao con cái lại giận dữ và xa lánh -
17:09 - 17:12khi bố mẹ coi trọng thanh danh
hơn hạnh phúc của con? -
17:13 - 17:15Liệu có thể cố gắng làm bạn với con
-
17:15 - 17:17để chúng có thể tin tưởng bố mẹ
-
17:17 - 17:19và muốn chia sẻ với bố mẹ
những trải nghiệm -
17:19 - 17:21hơn là kiếm tìm nơi nào khác
-
17:22 - 17:25Và những thanh thiếu niên bị xúi giục
bởi những phần tử cực đoan -
17:27 - 17:30các em có thể thú nhận rằng sự cuồng bạo của mình bắt nguồn từ nỗi đau ?
-
17:32 - 17:35Liệu các em có tìm được sức mạnh
để kháng cự lại những người đàn ông đó, -
17:35 - 17:38những người muốn dùng máu của các em
cho lợi ích riêng -
17:39 - 17:41các em có tìm được con đường để sống ?
-
17:42 - 17:44Các em có hiểu ra rằng sự trả thù tốt nhất
-
17:44 - 17:48là khi em sống cuộc sống hạnh phúc,
đủ đầy, tự do -
17:48 - 17:50Cuộc sống do các em làm chủ
mà không phải ai khác -
17:51 - 17:54Tại sao các em lại muốn trở thành một đứa trẻ Hồi giáo hồn rỗng?
-
17:55 - 17:59Còn chúng ta,
khi nào chúng ta mới lắng nghe các em ? -
18:01 - 18:02Liệu có thể hỗ trợ các em
-
18:02 - 18:06biến nỗi đau
thành điều gì đó tốt hơn không ? -
18:07 - 18:08Chúng nghĩ mình không được yêu
-
18:08 - 18:11rằng người lớn không quan tâm
việc xảy ra với chúng -
18:11 - 18:13rằng người lớn không chấp nhận chúng
-
18:13 - 18:16Liệu chúng ta có cách để
thay đổi suy nghĩ của các em ? -
18:17 - 18:20Chúng ta phải làm gì để thấu hiểu và chú ý tới các em
-
18:20 - 18:25trước khi chúng trở thành nạn nhân
hoặc kẻ gây ra bạo lực? -
18:25 - 18:29Liệu chúng ta có thể quan tâm các em
như chính bản thân mình ? -
18:29 - 18:34chứ không chỉ sốc và giận dữ
khi nạn nhân của bạo lực trông giống chúng ta? -
18:34 - 18:39Liệu có thể tìm được cách nào để loại bỏ
lòng căm thù và hàn gắn sự chia cắt? -
18:39 - 18:43Có điều rằng,
chúng ta không thể từ bỏ nhau hoặc con cái -
18:43 - 18:45ngay cả khi con cái từ bỏ chúng ta.
-
18:45 - 18:47Tất cả chúng ta luôn sát cánh
-
18:47 - 18:53về lâu dài, mối thù hằn và bạo lực
sẽ không chống lại những kẻ cực đoan nữa -
18:53 - 18:57Những tên khủng bố muốn chúng ta
thu mình trong nỗi sợ hãi -
18:57 - 18:59đóng cửa và khép chặt trái tim.
-
18:59 - 19:03Chúng muốn chính chúng ta
gây thêm nhiều vết thương trong xã hội -
19:03 - 19:07để chúng lan rộng sự nhiễm trùng
-
19:07 - 19:10Chúng muốn chúng ta như chúng
-
19:10 - 19:12không khoan dung, đầy căm hờn và độc ác.
-
19:14 - 19:17Ngày sau vụ tấn công khủng bố tại Paris
-
19:17 - 19:20Một người bạn đã gửi tôi bức ảnh này
-
19:21 - 19:23Đó là một cô bé da trắng
và một cô bé Ả- rập -
19:23 - 19:24Hai người bạn thân thiết
-
19:25 - 19:29Bức ảnh gây nhức nhối những kẻ khủng bố.
-
19:31 - 19:34Hai bé con ấy, với siêu năng lực của minh
-
19:34 - 19:36đang chỉ ra cách để tiến đến
-
19:36 - 19:39một xã hội mà chúng ta cần phải
cùng nhau xây dựng -
19:40 - 19:43một xã hội hợp tác và tương trợ
-
19:44 - 19:47hơn là ruồng bỏ con cái.
-
19:48 - 19:49Cảm ơn vì đã lắng nghe.
-
19:49 - 19:58( Vỗ tay )
- Title:
- Những góc khuất về trẻ em Hồi giáo tại Châu Âu
- Speaker:
- Deeyah Khan
- Description:
-
Là đứa trẻ được sinh ra tại Nauy bởi người mẹ Afghan và người cha Pakistan, Deeyah Khan thấu hiểu cảm giác của một thiếu niên bị mắc kẹt giữa cộng đồng và đất nước. Trong bài diễn thuyết mạnh mẽ và đầy cảm xúc này, nhà làm phim khai mở cảm giác bị cô lập và ruồng bỏ của những đứa trẻ Hồi giáo trưởng thành nơi phương Tây-- và hậu quả xé lòng khi không trân trọng thế hệ trẻ trước khi những tên khủng bố cướp mất chúng.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 20:11
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
Retired user accepted Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
Retired user edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
giang phi edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
giang phi edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
giang phi edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
giang phi edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids | ||
giang phi edited Vietnamese subtitles for What we don't know about Europe's Muslim kids |