< Return to Video

Sự ô nhiễm đang thay đổi tính chất hoá học của đại dương như thế nào | Triona McGrath | TEDxFulbrightDublin

  • 0:23 - 0:25
    Bạn có bao giờ nghĩ đại dương
    quan trọng ra sao
  • 0:25 - 0:29
    trong đời sống hàng ngày
    của chúng ta?
  • 0:29 - 0:32
    Các đại dương bao phủ hai phần ba
    hành tinh của chúng ta
  • 0:32 - 0:35
    Chúng cung cấp phân nửa
    lượng oxy chúng ta hít thở.
  • 0:35 - 0:37
    Chúng điều tiết khí hậu.
  • 0:37 - 0:41
    Và chúng cung cấp việc làm và
    dược liệu và thực phẩm
  • 0:41 - 0:46
    bao gồm 20 phần trăm lượng protein
    để nuôi sống toàn bộ dân số thế giới.
  • 0:47 - 0:50
    Người ta đã từng nghĩ rằng
    các đại dương quá rộng lớn
  • 0:50 - 0:53
    đến mức chúng sẽ không bị tác động
    bởi hoạt động của con người.
  • 0:54 - 0:57
    Thế mà hôm nay, tôi sẽ nói bạn nghe
    về sự một thật nghiêm trọng
  • 0:57 - 1:02
    đó là quá trình biến đổi các đại dương
    gọi là a-xít hoá đại dương,
  • 1:02 - 1:04
    hay người anh em song sinh
    xấu xa của biến đổi khí hậu.
  • 1:06 - 1:12
    Bạn có biết rằng các đại dương hấp thụ
    25 phần trăm lượng khí các-bon đi-ô-xít
  • 1:12 - 1:14
    mà chúng ta thải vào khí quyển?
  • 1:14 - 1:18
    Bây giờ, đây chỉ là một dịch vụ tuyệt vời
    khác được cung cấp bởi các đại dương
  • 1:18 - 1:21
    vì các-bon đi-ô-xít là
    một trong những khí nhà kính
  • 1:21 - 1:23
    đang gây ra biến đổi khí hậu.
  • 1:24 - 1:28
    Nhưng khi chúng ta tiếp tục
    bơm ngày càng nhiều
  • 1:28 - 1:30
    các-bon đi-ô-xít vào bầu khí quyển
  • 1:30 - 1:33
    loại khí này càng hoà tan
    vào đại dương nhiều hơn.
  • 1:33 - 1:36
    Và đây là thứ đang làm thay đổi
    đặc tính hoá học các đại dương.
  • 1:38 - 1:40
    Khi các-bon đi-ô-xít tan vào nước biển,
  • 1:40 - 1:42
    nó trải qua một số phản ứng hoá học.
  • 1:43 - 1:44
    May mắn cho bạn là,
  • 1:44 - 1:47
    Tôi không có thời gian để nói chi tiết
    về đặc tính hoá học này hôm nay.
  • 1:47 - 1:51
    Nhưng tôi sẽ nói với các bạn là khi càng
    nhiều các-bon đi-ô-xít tan vào đại dương,
  • 1:51 - 1:53
    độ pH của nước biển sẽ giảm.
  • 1:54 - 1:58
    Và điều này cơ bản nghĩa là sẽ có một
    sự gia tăng tính a-xít của đại dương.
  • 1:59 - 2:03
    Và toàn bộ quá trình này gọi là
    a-xít hoá đại dương.
  • 2:03 - 2:06
    Và nó đang xảy ra song song
    với biến đổi khí hậu.
  • 2:08 - 2:12
    Các nhà khoa học đã theo dõi a-xít hoá
    đại dương qua hơn hai thập kỉ.
  • 2:12 - 2:15
    Và biểu đồ này là một chuỗi thời gian
    quan trọng ở Hawaii,
  • 2:15 - 2:20
    Và đường trên cùng cho thấy sự gia tăng
    liên tục của nồng độ các-bon đi-ô-xít,
  • 2:20 - 2:23
    hay khí CO2, trong khí quyển.
  • 2:23 - 2:26
    Và đây là hậu quả trực tiếp
    từ các hoạt động của con người.
  • 2:27 - 2:31
    đường bên dưới đó cho thấy
    sự gia tăng nồng độ các-bon đi-ô-xít
  • 2:31 - 2:34
    được hoà tan trên bề mặt của đại dương
  • 2:34 - 2:37
    thứ mà bạn có thể thấy rằng
    đang tăng với cùng tốc độ
  • 2:37 - 2:40
    với lượng các-bon đi-ô-xít trong khí quyển
    kể từ khi việc đo đạt bắt đầu.
  • 2:42 - 2:45
    Đường dưới cùng cho ta thấy
    sự thay đổi về mặt hoá học.
  • 2:45 - 2:48
    Khi càng nhiều các-bon đi-ô-xít
    tan vào đại dương,
  • 2:48 - 2:50
    độ pH của nước biển giảm,
  • 2:51 - 2:55
    điều cơ bản nghĩa là đã có
    sự gia tăng tính a-xít của đại dương
  • 2:57 - 3:01
    Hiện nay ở Ireland, các nhà khoa học cũng
    đang theo dõi sự a-xít hoá đại dương -
  • 3:01 - 3:04
    các nhà khoa học tại Viện Hải Dương
    và NUI Galway.
  • 3:04 - 3:08
    Và chúng tôi cũng đang thấy sự a-xít hoá
    xảy ra với cùng một tốc độ
  • 3:08 - 3:11
    như các biểu đồ đại dương theo thời gian
    tại các vùng khác trên thế giới.
  • 3:11 - 3:14
    Vì vậy, điều này đang diễn ra
    ngay trước thềm cửa của chúng ta.
  • 3:16 - 3:19
    Giờ tôi muốn cho bạn một ví dụ về
    cách mà chúng tôi thu thập dữ liệu
  • 3:19 - 3:21
    để theo dõi một đại dương đang thay đổi.
  • 3:22 - 3:25
    Đầu tiên, chúng tôi thu thập
    nhiều mẫu thử vào giữa mùa đông.
  • 3:25 - 3:27
    Như bạn có thể tưởng tượng,
    ở Bắc Đại Tây Dương
  • 3:27 - 3:30
    chúng tôi bị tấn công bởi các
    điều kiện giông bão khắc nghiệt
  • 3:30 - 3:33
    vì vậy không dành cho bất kì
    bạn nào bị một chút say sóng
  • 3:33 - 3:36
    nhưng chúng tôi đang thu thập
    một vài các dữ liệu rất quý giá.
  • 3:37 - 3:40
    Chúng tôi hạ thiết bị này bên mạn tàu,
  • 3:40 - 3:42
    và có các cảm biến được đính ở đáy
  • 3:42 - 3:45
    thứ có thể gửi thông tin cho chúng tôi
    về vùng nước xung quanh
  • 3:45 - 3:47
    chẳng hạn như nhiệt độ,
    hoặc lượng oxy hoà tan.
  • 3:48 - 3:52
    Và rồi chúng tôi thu thập
    các mẫu nước biển trong các chai lớn.
  • 3:52 - 3:55
    chúng tôi bắt đầu từ phần đáy
    có thể sâu hơn bốn ki-lô-mét
  • 3:55 - 3:57
    chỉ ngoài rìa thềm lục địa một chút,
  • 3:57 - 4:01
    và chúng tôi lấy mẫu đều đặn
    ở các khoảng nước thẳng lên bề mặt.
  • 4:02 - 4:04
    Chúng tôi mang số nước biển đó
    trở lên boong tàu,
  • 4:04 - 4:06
    và rồi chúng tôi hoặc có thể
    phân tích chúng trên tàu
  • 4:06 - 4:10
    hoặc mang về phòng thí nghiệm
    cho những thông số hoá học khác
  • 4:11 - 4:13
    Nhưng vì sao ta nên quan tâm?
  • 4:14 - 4:18
    Sự a-xít hoá đại dương sẽ tác động
    đến tất cả chúng ta như thế nào?
  • 4:20 - 4:23
    Đây là các thực tế đáng lo ngại.
  • 4:24 - 4:29
    Đã có sự gia tăng 26 phần trăm
    tính a-xít của đại dương
  • 4:30 - 4:34
    từ thời kì tiền công nghiệp, thứ liên hệ
    trực tiếp đến hoạt động của con người.
  • 4:35 - 4:39
    Nếu chúng ta không làm chậm
    việc thải khí các-bon đi-ô-xít,
  • 4:40 - 4:46
    chúng tôi dự đoán một sự gia tăng 170 phần
    trăm tính a-xít của đại dương
  • 4:46 - 4:48
    trước cuối thế kỉ này.
  • 4:49 - 4:52
    Ý tôi là nó nằm trong thời các
    thế hệ con cháu chúng ta.
  • 4:53 - 4:59
    Tốc độ a-xít hoá này là 10 lần nhanh hơn
  • 4:59 - 5:05
    bất kì sự a-xít hoá nào khác ở các
    đại dương của ta trong hơn 55 triệu năm.
  • 5:06 - 5:11
    Vì vậy, sự sống dưới đại dương
    chưa bao giờ trải qua
  • 5:11 - 5:14
    một tốc độ biến đổi
    nhanh như vậy trước đây.
  • 5:14 - 5:18
    Nên thật sự chúng tôi không biết làm sao
    chúng có thể xoay sở với điều này.
  • 5:19 - 5:24
    Đã có các sự kiện a-xít hoá tự nhiên
    hàng triệu năm trước,
  • 5:24 - 5:28
    các sự kiện với tốc độ chậm hơn nhiều
    so với những gì ta thấy ngày nay.
  • 5:28 - 5:33
    Và điều này trùng khớp với sự tuyệt chủng
    hàng loạt của nhiều loài sinh vật biển.
  • 5:34 - 5:36
    Vậy đó có phải là thứ ta đang tiến đến?
  • 5:37 - 5:38
    Có thể lắm.
  • 5:39 - 5:42
    Các nghiên cứu chỉ ra rằng một vài loài
    đang thực sự phát triển tốt
  • 5:42 - 5:45
    nhưng nhiều loài khác
    đang cho thấy phản ứng tiêu cực.
  • 5:48 - 5:52
    Một trong các lo ngại lớn nhất là
    khi tính a-xít của đại dương tăng,
  • 5:52 - 5:56
    nồng độ ion các-bô-nát
    trong nước biển giảm.
  • 5:57 - 6:00
    Các ion này cơ bản là
    các thành phần cấu tạo
  • 6:00 - 6:03
    cho nhiều loài dưới biển
    để tạo ra vỏ của chúng,
  • 6:04 - 6:08
    ví dụ như các loài cua,
    hay các loài trai, hào.
  • 6:09 - 6:11
    một ví dụ khác là các loài san hô.
  • 6:11 - 6:14
    Chúng cũng cần các ion các-bô-nát
    trong nước biển
  • 6:14 - 6:18
    để tạo nên các cấu trúc san hô của chúng
    và từ đó xây dựng nên các rạn san hô.
  • 6:20 - 6:22
    Khi tính a-xít của đại dương tăng
  • 6:22 - 6:25
    và nồng độ của các ion các-bô-nát giảm,
  • 6:26 - 6:30
    những loài này trước tiên sẽ gặp khó khăn
    trong việc tạo vỏ.
  • 6:31 - 6:34
    và thậm chí ở các nồng độ thấp hơn,
    chúng thật sự sẽ bắt đầu tan rã.
  • 6:36 - 6:39
    Ở đây là một loài pteropod,
    nó được gọi là bướm biển.
  • 6:39 - 6:43
    Và nó là nguồn thực phẩm quan trọng
    ở đại dương cho nhiều loài vật khác,
  • 6:43 - 6:46
    từ loài nhuyễn thể cho đến cá hồi,
    lên thẳng đến cá voi.
  • 6:48 - 6:51
    Vỏ của loài pteropod
    đã được đặt vào nước biển
  • 6:51 - 6:55
    có độ pH mà chúng tôi dự đoán
    nó sẽ có trước cuối thế kỉ này.
  • 6:57 - 7:02
    Chỉ sau 45 ngày ở độ pH rất thực tế này,
  • 7:02 - 7:06
    bạn có thể thấy chiếc vỏ
    đã hoàn toàn tan rã.
  • 7:08 - 7:12
    Vì vậy, sự a-xít hoá đại dương có thể
    tác động xuyên khắp chuỗi thức ăn -
  • 7:13 - 7:15
    và ngay trên đĩa cơm tối của chúng ta.
  • 7:15 - 7:19
    Ý tôi là những ai ở đây yêu thích
    động vật có vỏ? hay cá hồi?
  • 7:19 - 7:21
    hay nhiều loài cá khác
  • 7:21 - 7:24
    những loài mà nguồn thức ăn
    của chúng có thể bị tác động?
  • 7:27 - 7:29
    Đây là các loài san hô nước lạnh.
  • 7:29 - 7:32
    Và bạn có biết chúng ta có cả san hô
    nước lạnh ở các vùng nước Ai-len,
  • 7:32 - 7:34
    chỉ ngoài thềm lục địa một chút?
  • 7:35 - 7:39
    Và chúng hỗ trợ sự dồi dào đa dạng sinh
    học bao gồm các ngư trường rất quan trọng.
  • 7:40 - 7:43
    Nó được dự tính rằng
    trước cuối thế kỉ này,
  • 7:44 - 7:49
    70 phần trăm tất cả các loài san hô đã
    biết nước lạnh trên toàn bộ các đại dương
  • 7:50 - 7:55
    sẽ được bao bọc bởi nước biển có khả năng
    gây tan rã các cấu trúc san hô của chúng.
  • 7:58 - 8:02
    Ví dụ cuối cùng tôi có là những cây
    san hô nhiệt đới khoẻ mạnh này.
  • 8:03 - 8:07
    Chúng được đặt vào nước biển với độ pH
    chúng tôi sự tính sẽ có trước năm 2100.
  • 8:09 - 8:14
    Sau sáu tháng, các cây san hô
    này gần như hoàn toàn tan rã.
  • 8:16 - 8:18
    Bây giờ, các rạn san hô hỗ trợ
  • 8:18 - 8:25
    25 phần trăm tất cả các dạng sống
    hải dương trên toàn bộ đại dương.
  • 8:25 - 8:27
    Tất cả các dạng sống hải dương
  • 8:28 - 8:32
    Giờ bạn có thể thấy: sự a-xít hoá
    đại dương là mối đe doạ toàn cầu.
  • 8:33 - 8:35
    Tôi có một cậu con trai tám tháng tuổi.
  • 8:36 - 8:40
    Nếu chúng ta không bắt đầu
    làm chậm quá trình này lại,
  • 8:40 - 8:44
    Tôi thấy kinh hãi khi nghĩ các đại dương
    của ta sẽ trông ra sao khi nó khôn lớn.
  • 8:46 - 8:48
    Chúng ta sẽ thấy sự a-xít hoá.
  • 8:48 - 8:52
    Chúng ta đã thải quá nhiều
    các-bon đi-ô-xít vào khí quyển rồi.
  • 8:53 - 8:56
    Nhưng chúng ta có thể làm chậm
    quá trình này lại.
  • 8:56 - 9:01
    Chúng ta có thể ngăn chặn
    viễn cảnh tồi tệ nhất.
  • 9:01 - 9:03
    Và cách duy nhất để làm điều đó
  • 9:03 - 9:06
    là giảm việc thải khí các-bon đi-ô-xít.
  • 9:07 - 9:12
    Điều này rất quan trọng cho cả tôi và bạn,
    cho nền công nghiệp, cho các chính phủ.
  • 9:12 - 9:16
    Chúng tôi cần làm việc với nhau,
    làm chậm sự a-xít hoá đại dương
  • 9:16 - 9:19
    và sau đó chúng ta có thể
    làm chậm sự ấm lên toàn cầu
  • 9:19 - 9:22
    làm chậm sự a-xít hoá đại dương,
  • 9:22 - 9:26
    và giúp duy trì một đại dương
    khoẻ mạnh và một hành tinh khoẻ mạnh
  • 9:26 - 9:30
    cho thế hệ của chúng ta và
    cho những thế hệ kế tiếp.
  • 9:32 - 9:36
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Sự ô nhiễm đang thay đổi tính chất hoá học của đại dương như thế nào | Triona McGrath | TEDxFulbrightDublin
Description:

Như chúng ta đang thải khí các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) vào bầu khí quyển, ngày càng nhiều lượng khí này hoà tan vào các đại dương, dẫn đến các biến đổi mạnh về tính chất hoá học của nước. Triona McGrath nghiên cứu về quá trình này, được biết đến như a-xít hoá đại dương, và trong bài diễn thuyết này cô đưa chúng ta lặn sâu vào thế giới của một nhà hải dương học. Tìm hiểu thêm về việc làm thế nào mà "người anh em song sinh xấu xa của biến đổi khí hậu" đang tác động đến đại dương - và sự sống phụ thuộc vào nó.

Bài diễn thuyết này được thực hiện tại một sự kiện TEDx và sử dụng cấu trúc của hội thảo TED nhưng được tổ chức một cách độc lập bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
09:45

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions