Return to Video

Tại sao biến đổi khi hậu là một hiện tượng phi công lí | Hot Mess

  • 0:00 - 0:03
    (nhạc nền)
  • 0:03 - 0:06
    Bạn hiểu gì về cụm từ "biến đổi khí hậu"?
  • 0:06 - 0:10
    Khả năng cao là bạn sẽ nghĩ đến
    thảm họa thiên nhiên ở phương xa nào đó,
  • 0:10 - 0:13
    nhưng biến đổi khí hậu còn
    gây ra ảnh hưởng đến con người
  • 0:13 - 0:17
    ở khắp nơi trên toàn thế giới, bao gồm
    nơi bạn đang ở và nơi tôi đang sống.
  • 0:17 - 0:20
    Nó tác động đến những người và những nơi
    mà ta thấy hằng ngày,
  • 0:20 - 0:23
    và nó sẽ tác động lên một vài cá nhân
    trong chúng ta hơn bất kì thứ gì.
  • 0:23 - 0:28
    (nhạc nền)
  • 0:28 - 0:32
    Mùa bão Đại Tây Dương năm 2017 là một
    trong những mùa bão hoạt động mạnh nhất
  • 0:32 - 0:36
    trong lịch sử, với 17 cơn bão được đặt tên
    và 10 cơn bão nhiệt đới.
  • 0:36 - 0:40
    6 cơn bão nhiệt đới trong đó có sức gió
    lên tới 110 dặm/giờ,
  • 0:40 - 0:41
    và mặc dù thật khó để xác định được
  • 0:41 - 0:44
    hiện tượng thời tiết nào là hệ quả
    của biến đổi khí hậu,
  • 0:44 - 0:47
    ta hoàn toàn biết nó sẽ khiến
    môi trường trở nên khắc nghiệt hơn.
  • 0:47 - 0:51
    Ta đang chiêm ngưỡng viễn cảnh tương lai
    của thành phố Cape, Nam Phi.
  • 0:51 - 0:54
    Ở đó, một trận hạn hán đã vắt kiệt
    những hồ chứa nước địa phương,
  • 0:54 - 0:58
    dẫn đến sự thiếu nước do thành phố chuẩn
    bị nước trong ngày khi nước từ vòi dần cạn
  • 0:58 - 1:01
    Và khi bạn kết hợp một cộng đồng đang đối
    mặt với những sự chênh lệch này
  • 1:01 - 1:04
    cùng thời tiết cực đoan do biến đổi
    khí hậu gây ra,
  • 1:04 - 1:07
    những cộng đồng đó có thể sẽ khó khăn hơn
    trong công cuộc phục hồi.
  • 1:07 - 1:09
    Không phải cộng đồng nào cũng trải qua
  • 1:09 - 1:11
    những biến đổi khí hậu này
    một cách giống nhau.
  • 1:11 - 1:14
    Một vài cộng đồng có nhiều tài nguyên,
    cơ sở hạ tầng tốt hơn
  • 1:14 - 1:17
    hoặc vốn chính trị phong phú hơn các
    cộng đồng khác.
  • 1:17 - 1:20
    Có một khái niệm có thể giải quyết
    sự bất bình đẳng trên.
  • 1:20 - 1:22
    Nó được gọi là "công lí môi trường".
  • 1:22 - 1:23
    Và ý tưởng này khá dễ hiểu.
  • 1:23 - 1:26
    Các cộng đồng không nên
    bị buộc phải chịu đựng
  • 1:26 - 1:28
    những hậu quả bất cân đối của môi trường,
  • 1:28 - 1:31
    hoặc xử lí sự ô nhiễm nhiều hơn những cộng
    đồng khác vì họ thuộc về
  • 1:31 - 1:34
    một chủng tộc cụ thể, có nguồn gốc
    quốc gia hoặc khung thu nhập.
  • 1:34 - 1:38
    Người dân sống ở cộng đồng giàu thường
    nghĩ những vấn đề này ở nơi rất xa.
  • 1:38 - 1:41
    Nhưng ngay cả ở một nơi như Mĩ,
    nơi ta thường nghĩ rằng
  • 1:41 - 1:44
    ta đang dẫn đầu trong việc
    bảo vệ người dân,
  • 1:44 - 1:45
    việc thực thi vẫn tồn tại khiếm khuyết.
  • 1:45 - 1:48
    Ta vẫn có thể tìm thấy rất nhiều sự
    chênh lệch môi trường
  • 1:48 - 1:49
    ngay ở sân sau nhà chúng ta.
  • 1:49 - 1:52
    Khi thành phố Miami dọn dẹp sau
    trận bão Maria,
  • 1:52 - 1:54
    chính quyền đã xả đống đổ nát
    ở gần một khu dân sinh có
  • 1:54 - 1:56
    nhiều người dân nghèo và người da màu.
  • 1:56 - 1:59
    Chắc chắn gần đến nỗi có thể
    thấy và ngửi được nó.
  • 1:59 - 2:03
    Và ở Houston, những người dân mà không có
    điều kiện hoặc không sơ tán được
  • 2:03 - 2:06
    trước khi có bão Harvey đã
    không còn cách nào khác
  • 2:06 - 2:07
    ngoài việc ở lại lúc thành phố đang lụt.
  • 2:07 - 2:09
    Puerto Rico từng đối mặt với việc
    hao hụt ngân sách
  • 2:09 - 2:12
    và cơ sở hạ tầng thiếu thốn hàng thập kỉ.
  • 2:12 - 2:13
    Và sau nhiều cơn bão,
  • 2:13 - 2:16
    những người dân ở đó gặp khó khăn
    trong việc kiếm nước uống sạch,
  • 2:16 - 2:20
    và phần lớn các nơi trên đảo không có điện
    trong nhiều tháng.
  • 2:20 - 2:22
    Nó không chỉ là vấn đề gây khó khăn
    cho vùng riêng lẻ nữa.
  • 2:22 - 2:26
    Ở nhiều nơi, ngày trước đã nóng
    nay còn nóng hơn,
  • 2:26 - 2:27
    và có rất nhiều ngày như thế.
  • 2:27 - 2:31
    Nhiệt độ này có thể gây chết người với
    những nhà không có máy lạnh.
  • 2:31 - 2:35
    Ví dụ, chỉ số nóng bức trong
    nhà công vụ ở Harlem
  • 2:35 - 2:39
    luôn ở mức nguy hiểm suốt đêm,
    ngay cả khi nhiệt độ đã hạ ở bên ngoài.
  • 2:39 - 2:42
    Và bởi biến đổi khí hậu làm
    nhiệt độ tăng lên,
  • 2:43 - 2:46
    Những điểm bất thường trong hệ thống
    như vậy sẽ trở nên rõ rệt hơn.
  • 2:46 - 2:50
    Không phải là do Mĩ chưa từng cố gắng để
    xử lí những vấn đề này trước đây.
  • 2:51 - 2:55
    Cuộc đấu tranh giành công lí môi trường
    ở Mĩ nổi lên từ năm 1982
  • 2:55 - 2:57
    ở quận Warren, Bắc Carolina,
  • 2:57 - 3:00
    khi người dân tụ tập biểu tình quy mô lớn
    chống lại kế hoạch
  • 3:00 - 3:03
    để đưa đất bị ô nhiễm về bãi thải gần đó.
  • 3:04 - 3:07
    Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, hay EPA,
  • 3:07 - 3:09
    đã tìm ra các bãi thải tương tự ở
    miền Nam nước Mĩ
  • 3:09 - 3:12
    đều tập trung ở khu dân cư da đen và
    có thu nhập thấp.
  • 3:13 - 3:17
    Vài năm sau, một báo cáo đã chỉ ra
    đây là tình trạng chung trên cả nước.
  • 3:17 - 3:21
    Các cơ sở chất thải độc hại thường nằm ở
    những khu dân cư thiểu số.
  • 3:22 - 3:23
    Bằng chứng rõ ràng là không thể phủ nhận,
  • 3:23 - 3:30
    vì vậy, đến năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush
    đã thành lập Văn phòng công lí môi trường trong EPA.
  • 3:30 - 3:33
    2 năm sau, Bill Clinton đã kí một
    sắc lệnh hành pháp
  • 3:33 - 3:38
    yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét công
    lí môi trường trong tất cả các chính sách,
  • 3:38 - 3:41
    và thành công đưa sự bảo vệ môi trường vào
    bằng bộ luật về quyền công dân.
  • 3:41 - 3:44
    Nghe có vẻ mọi thứ đang tiến triển
    khá tốt, phải không?
  • 3:45 - 3:48
    Chính sách công lí môi trường đã bị
    đình trệ khi George W. Bush
  • 3:48 - 3:51
    thay đổi sự tập trung của Văn phòng
    công lí môi trường
  • 3:51 - 3:54
    từ bảo vệ những cộng đồng dân có
    thu nhập thấp và thiểu số
  • 3:54 - 3:56
    sang bảo vệ tất cả mọi người.
  • 3:56 - 3:58
    Nó là một ý tưởng hay, nhưng thực tế,
  • 3:58 - 4:02
    nó cho thấy những nỗ lực đã không còn tập
    trung vào những người cần được bảo vệ nhất
  • 4:02 - 4:05
    Cùng lúc này, nhiều yêu sách đòi
    dân quyền về môi trường
  • 4:05 - 4:08
    bị trì hoãn trong nhiều năm
    hoặc bị loại bỏ thẳng thừng.
  • 4:08 - 4:10
    Sau cuộc tuyển cử của Barack Obama,
  • 4:10 - 4:13
    Chính quyền mà ông quản lí đã
    cam kết lại công lí môi trường.
  • 4:13 - 4:15
    Những người thuộc Đảng Dân chủ
    điều hành Hạ viện, Thượng viện,
  • 4:15 - 4:17
    và nhà Trắng trong 2 năm,
  • 4:17 - 4:19
    nhưng hãy đoán xem họ lưu lại được
    bao nhiêu hóa đơn
  • 4:19 - 4:21
    để củng cố việc bảo vệ công lí môi trường?
  • 4:21 - 4:22
    Không cái nào.
  • 4:22 - 4:25
    Ngày nay, quỹ EPA đang bị đe dọa,
  • 4:25 - 4:28
    vì thế những cộng đồng dễ bị tổn hại
    vẫn tiềm ẩn mối nguy hiểm.
  • 4:28 - 4:31
    Dễ thấy để cho rằng rằng biến đổi
    khí hậu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta,
  • 4:31 - 4:34
    nhưng sự thật là những cộng đồng
    xung quanh ta,
  • 4:34 - 4:37
    bao gồm cả nơi bạn đang sống,
    có thể sẽ phải chịu
  • 4:37 - 4:40
    những vấn đề bất bình đẳng
    từ thế giới luôn thay đổi của chúng ta.
  • 4:40 - 4:42
    Nếu ta muốn thay đổi điều này,
  • 4:42 - 4:46
    ta phải nhận ra những sự chênh lệch
    và kết nối với những cộng đồng ấy.
  • 4:46 - 4:48
    Bằng cách đó, khi ta tìm ra được các
    giải pháp,
  • 4:48 - 4:51
    tất cả mọi người sẽ được
    hưởng sự bình đẳng.
  • 4:51 - 4:53
    Cảm ơn bạn vì đã xem Hot Mess.
  • 4:53 - 4:56
    Nếu bạn thích nội dung bạn vừa xem, hãy
    truy cập vào trang Patreon của chúng tôi.
  • 4:56 - 4:59
    Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp chúng tôi
    làm thêm nhiều video hơn
  • 4:59 - 5:01
    và bù đắp ảnh hưởng của khí hậu
    trong các video.
  • 5:01 - 5:04
    Và bạn sẽ nhận được một số độc quyền
    khi bạn tham gia.
  • 5:04 - 5:06
    Nhấn nút Patreon để tìm hiểu thêm.
  • 5:06 - 5:10
    (nhạc nền)
Title:
Tại sao biến đổi khi hậu là một hiện tượng phi công lí | Hot Mess
Description:

Thanks to the funders of Peril & Promise for supporting PBS Digital Studios.
Peril & Promise is a national public media initiative from WNET telling human stories of climate change and its solutions. Learn more at:
http://www.pbs.org/wnet/peril-and-promise/

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Environment and Climate Change
Duration:
05:11

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions