Chào, mình là Tony và đây là Every frame a Painting. Clip này mình dự định sẽ xong vào ngày của mẹ nhưng lại không kịp. Con xin lỗi mẹ nha. Dù sao đi nữa, phim mà hôm nay mình sẽ nói đến là Wolf Children, đạo diễn: Mamoru Hosoda. Đây là một bộ phim nhẹ nhàng và đáng yêu. Nó thắng giải thưởng hàn lâm cùa Nhật - phim hoạt hình hay Nhất 2 năm trước. Nếu các bạn chưa xem thì nhớ xem đi nhé. Nhưng clip này mình sẽ không spoil gì đâu. Nên dù các bạn chưa xem phim vẫn có thể xem clip này thoải mái. Chủ đề mình định nói đến hôm nay là một cảnh đặc biệt trong bộ phim, ngay khúc này đây. Nó là một cảnh máy đi ngang theo nhân vật (lateral tracking shot) dài 57 giây. Và nó đi theo 2 đứa trẻ này: Ame và Yuki. Từ lớp 1 đến lớp 4, và không hề có một lần cắt. Ame là đứa trẻ khá cô độc từ lớp 1, trong khi chị của Ame - Yuki, lại rất hòa nhập ở trường học. Ta thấy đứa em trai bị bắt nạt, ta thấy chị gái phản ứng lại. Ta thấy chị gái học hành đàng hoàng, còn đứa em trai lại hay cúp cua. Chỉ thế thôi đấy, nhưng tại sao cảnh này lại tài đến vậy? Có vẻ hơi kì, nhưng mình không thể hiểu được cách dùng của cảnh máy lateral tracking shot Mình thấy các đạo diễn khác cũng dùng kỹ thuật này, đôi khi nhìn rất nghệ. Nhưng mình không thể nghĩ ra cách dùng nó cho đúng. Bởi khi phân tích kĩ, lateral tracking shot có vẻ rất kì. Nó là cảnh máy mang ít tính chủ quan nhất trong điện ảnh. Thậm chí còn là cảnh máy khách quan nhất. Nó không hề cho người xem góc nhìn của nhân vật. Và bạn cảm thấy mình như một đấng tối cao nhìn từ trên xuống ấy. Nó biểu đạt rất trực tiếp. Không hề có chút ẩn ý, vậy người ta dùng nó cho việc gì? Hầu hết các nhà làm phim sử dụng nó như một cảnh giới thiệu nhanh. Nếu bạn muốn bắt đầu một cảnh và kết thúc theo ý muốn thì dùng cách này khá dễ. _Ê, nếu giờ mà lỡ cắt mất ti thì có được đền tiền bảo hộ lao động không nhỉ? Đáng buồn là 5 năm vừa qua, những cảnh máy như thế này đã bị vùi dập bởi máy dslr hoặc slider. Những cảnh quay tốt trên máy dslr thì lại dùng rất nhiều đến slider Nên… Ừ, cách này thấy không ổn rồi. Hm, để xem... Một trường hợp khác người ta dùng kỹ thuật quay này là trong phim chiến tranh. Nếu muốn cho khán giả thấy lực lượng quân đội khủng đến mức nào, lateral tracking shot sẽ rất hữu dụng. Khi quay cảnh quân đội dựng trại thì kỹ thuật quay này còn hiệu quả hơn nhiều. _ Cái cuộc chiến chết tiệt, cứ như mò kim đáy bể ấy. Kỹ thuật quay này cũng okay cho những cảnh quay nhân vật chạy. Nhân vật có thể chạy đến định mệnh, Chạy đến bên người mình yêu, Hoặc đơn giản là chỉ chạy bộ. Trời, còn slow motion nữa chứ? Hoặc là Tom Cruise? Nó cũng hay dùng cho cảnh siêu thị mặc dù mình chả biết tại sao? Có thể do nó chán muốn chết như cái Safeway gần nhà mình. Đạo diễn Godard đã làm cái cảnh “Tao ghét siêu thị” này rất thành công trong giới điện ảnh. Và còn rất nhiều nhà làm phim dùng kỹ thuật này theo kiểu "dùng 1 lần". Peter Greenaway dùng nó như một cách để khung hình trông như một bức tranh chuyển động. Park Chan dùng cho cảnh hành động tuyệt vời. Buster Keaton dùng cho cảnh hài hình thể. Scorsese dùng nó cho cảnh xử bắn tập thể. Với mình cũng khá thích cái trò đùa nhỏ này trong Toy Story. Đối với một số nhà làm phim thì kỹ thuật quay này đã thành chất riêng luôn. Stanley Kubrick yêu cách quay này. Bời nó cho người xem thấy trực tiếp những gì xảy ra, chứ không phải theo cách mà mình tưởng tượng. Trong “Path of Glory” nó cho thấy cuộc chiến kéo dài đăng đẳng bên trong chiến hào. Còn trong “The Shining" thì đi đâu cũng có. Nó như là một cách để tạo cảm giác sợ hãi. Cảnh vật chung quanh như rất bức bối, ngột ngạt khi bạn nhìn nó theo cách này Một người khác cũng dùng tới nó nhiều là Wes Anderson. Có thể do nó giống như mấy cái nhà búp bê hay các cuốn sách kể chuyện mà ông ấy thích. Nhìn không bao giờ thấy hết vui khi mà cảnh toàn là những màu sắc tươi sáng và các nhân vật lại đi theo kiểu thế này.... Chả biết nữa, vui vui sao ấy. Nhưng phải nói hiếm khi thấy lateral tracking shot dùng cho những cảnh mang tính tình người. Nhìn nó không có tí gì thân mật cả! Kiểu... dù bạn có cố đến cách mấy, kỹ thuật này chỉ càng xa lánh nhân vật thêm. Ngay cả những nhà làm phim vĩ đại cũng biết đến việc này. Vậy, làm sao để cái cách quay kém cảm tình này… tình cảm hơn? _Em nhận được hoa của anh chứ? Đây là cách mà Martin Scorsese đã làm. _Không thấy à? Anh gửi rồi mà… Không bám theo mà lại ra xa chủ thể. _Lát anh gọi lại được không? Nó rất kì bời nó hoàn toàn trái lại những gì mà một người đạo diễn được dạy. Nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả! Nhìn rất là trống trải, buồn bã và cô đơn. Và chắc hẳn các bạn cảm thấy tội nghiệp cho anh Travis Bickle này bằng cách đưa anh ta ra khỏi góc nhìn của bạn. _Sau đó tôi đã cố gọi điện nhiều lần, nhưng sau cuộc gọi đầu tiên, cô ấy còn chẳng chịu nghe máy. Một cảnh khác nữa nhé. Đây là cảnh mà đã được công nhận rộng rãi là một cảnh hay nhất trong nền lịch sử điện ảnh. Cái hay của cảnh này là nó dài khiếp. Tới tận 9 phút! Về cảnh nhân vật chính này cố mang một ngọn nến đang cháy từ đầu này sang đầu kia. Chính vì cảnh này chỉ tập trung thị giác vào một nhân vật duy nhất và một nhiệm vụ duy nhất. Đạo diễn Tarkovsky chỉ cần để khoành khắc nó tự phơi bày. Ta thấy được từng bước đi của nhân vật, từng lần thất bại, từng lần cố gắng. Coi cảnh này các bạn sẽ thấy như đang trong trạng thái ngồi thiền tĩnh tâm vì cái độ dài của nó. Bởi vì nó khá đơn giản, bạn có thể xem nó như phép ẩn dụ cho bất cứ khó khăn trong cuộc sóng. Một ví dụ cho sự đơn giản và thuần khiết. Và rồi... Mình thực sự nghĩ rằng đây là cách quay chứa nhiều cảm tình nhất trong vòng 5-10 năm vừa qua. Để mình chứng minh, hãy xem chuyện gì xảy ra nếu cùng cảnh này nhưng mình vứt cái tracker đi. Và chỉ cắt cảnh một cách trực tiếp, Hoặc cho nó dissolve, Hoặc cho push in, Đây là một cái ví dụ mà lateral tracking shot là một thứ quý giá không thể thay thế. Đưa góc máy ra khỏi nhân vật khiến chúng ta cảm thấy buồn hơn vì chúng ta không thể với tay giúp họ. Đi từ trái sang phài để nói: thời gian một khi qua đi không thể trở lại.. Ok, giờ thì trở lại với Wolf Children. So với mấy cảnh trước, nó vẫn là một cảnh nhỏ mang nhiều tình người. Nó cho thấy Ame và Yuki lớn lên trước mắt bạn. Cái riêng của nó là cảnh quay này là một điểu không thể xảy ra. Nó không phải trực tiếp mà nó có ẩn ý hẳn hoi Nó chỉ có thể khi có sự can thiệp bời phép màu của điện ảnh và trong trường hợp này - nó là animation. Máy quay đi tới, rồi lại thụt lùi theo cả chiều không gian và thời gian. Và tất cả chỉ để kể cho bạn câu chuyện 2 đứa trẻ này lớn lên. Và nếu bạn như mình không thể hiểu được cách dùng lateral tracking shot, Thật tuyệt khi biết là cũng có người khác thực sự hiểu được nó Và nó thực sự rất đẩy mạnh ngôn ngữ thị giác. Cơ mà, đoạn sau của bộ phim Wolf’s Children này rất dễ thương và tuyệt vời... Và thậm chí bạn có thể rơi lệ ở đoạn cuối… Và nhấc điện thoại lên để gọi cho người mẹ yêu. Nên nhớ xem đi nhé. Mừng ngày của mẹ. Người dịch: Nguyễn Lữ Minh Huy Phụ đề được thực hiện bởi cộng đồng Amara.org