10 năm trước,
tôi đã nhận được một cuộc điện thoại
làm thay đổi cuộc đời tôi.
Lúc đó, tôi là bác sĩ tim mạch
tại UCLA,
chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh tim.
Cuộc gọi đến từ một bác sĩ thú y
ở Sở Thú Los Angeles.
Một con đười ươi cái già
đã thức dậy với gương mặt ủ rũ
và các bác sĩ thú y lo rằng
nó bị đột quỵ.
Họ muốn tôi đến sở thú
và chụp hình tim của nó
để tìm ra nguyên nhân
có thể đã gây ra điều đó.
Để làm rõ, các sở thú ở Bắc Mĩ
được cung cấp
các bác sĩ thú y với bằng cấp cao
và chăm sóc các bệnh nhân thú vật
một các xuất sắc.
Nhưng đôi khi, họ cũng liên lạc với
cộng đồng bác sĩ con người,
đặc biệt là để tham khảo
kiến thức chuyên ngành,
và tôi là một trong các y sĩ may mắn
được mời đến để giúp.
Tôi đã có cơ hội
loại bỏ khả năng đột quỵ ở con đười ươi
và bảo đảm rằng con tinh tinh
không bị rách động mạch chủ,
chẩn đoán tâm thu / tâm trương
cho con vẹt,
bảo đảm rằng màng ngoài tim
của con sư tử biển không bị viêm,
và trong bức ảnh này, tôi đang nghe
nhịp tim của một con sư tử
sau một quy trình cứu mạng được hợp tác
cùng các bác sĩ thú y và y sĩ
khi chúng tôi rút 700cc chất lỏng
khỏi một bao
chứa quả tim của con sư tử đó.
Và quy trình này, mà tôi đã làm
trên nhiều bệnh nhân,
là đồng nhất, chỉ có điểm khác biệt
là bộ vuốt và cái đuôi.
Phần lớn thời gian, tôi làm việc ở
Trung Tâm Y Học UCLA với các y sĩ,
thảo luận các triệu chứng
và chẩn đoán và chữa trị
cho các bệnh nhân của tôi,
nhưng đôi khi, tôi làm việc
ở Sở Thú Los Angeles
với các bác sĩ thú y, thảo luận
các triệu chứng và chẩn đoán và chữa trị
cho các thú vật bị bệnh của họ.
Và thỉnh thoảng, trong cùng một ngày,
tôi làm việc ở cả
Trung Tâm Y Học UCLA
và ở Sở Thú Los Angeles.
Và đây là điều đã trở nên
rất rõ ràng với tôi.
Các y sĩ và bác sĩ thú y
về cơ bản chăm sóc
cùng các căn bệnh ở cả các
bệnh nhân và thú vật:
sung huyết, u não,
bệnh bạch cầu, tiểu đường, viêm khớp,
ALS, ung thư vú,
và cả những hội chứng tâm thần
như trầm cảm, lo lắng,
cưỡng bách, rối loạn ăn uống,
và tự gây thương tích.
Bây giờ, tôi phải thú nhận một việc.
Mặc dù tôi học sinh lý học đối chiếu
và sinh học tiến hóa
bậc cử nhân
Tôi thậm chí đã viết bài luận văn
tốt nghiệp về thuyết của Darwin
tìm hiểu về sự trùng lặp rõ rệt
giữa sự mất trật tự của động vật
và con người,
nó giống như một hồi chuông
thức tỉnh cho tôi vậy.
Vì thế tôi bắt đầu tự hỏi,
với những sự tương đồng kia,
tại sao chưa bao giờ tôi nghĩ
đến việc làm bác sĩ thú y
hoặc tư vấn chuyên môn thú y,
nhờ vào kiến thức về người?
Tại sao tôi, cũng như tất cả đồng nghiệp
và bạn bè trong ngành y tôi từng hỏi,
chưa bao giờ tham dự một buổi
hội thảo thú y nào?
Tại sao những thứ này lại
đáng ngạc nhiên thế?
Ý tôi là, nhìn đi, mỗi một bác sĩ
đều chấp nhận sự liên hệ về mặt sinh học
giữa động vật và con người.
Mỗi một thứ thuốc chúng tôi kê hoặc
bản thân từng dùng
hoặc tự kê cho gia đình mình
đều đã từng được thử nghiệm trên động vật.
Nhưng có thứ gì đó rất khác
trong việc chữa bệnh cho động vật
hoặc một chứng bệnh trên người
và chứng tắc nghẽn tim của động vật
hoặc là bệnh tiểu đường và ung thư vú.
Có lẽ một vài sự bất ngờ
đến từ việc thế giới ngày càng bị chia cắt
giữa thành thị và nông thôn.
Bạn biết đấy, chúng ta nghe về
những đứa trẻ thành thị;
chúng nghĩ rằng len mọc trên cây
hoặc phô mai thì được trồng.
Bệnh viện cho người bây giờ,
ngày càng được biến tấu
thành thánh đường hào nhoáng của kĩ thuật.
Và việc này tạo ra một khoảng cách tâm lí
giữa các bệnh nhân con người,
những người được chữa trị ở đó
và bệnh nhân động vật mắc bệnh đang sống
ở các đại dương
và nông trại hoặc rừng.
Nhưng tôi nghĩ có một lý do
tiềm ẩn hơn.
Bác sĩ và các nhà khoa học, chúng ta
chấp nhận rằng giống nòi chúng ta,
Homo sapiens, chỉ là một loài,
chẳng khác biệt gì hơn
những loài khác.
Nhưng từ tận đáy lòng, chúng ta
lại không tin vào điều đó.
Tôi cảm nhận được điều này khi nghe
nhạc Mozart
hoặc ngắm nhìn các bức ảnh của người máy
thăm dò sao Hỏa trên MacBook.
Tôi cảm nhận được một chút
sự lỗi lạc của nhân loại,
mặc dù tôi nhận thấy sự tách biệt
mang tính khoa học như cái giá
cho việc tự cho bản thân mình
là giống loài kiệt xuất.
À, dạo này tôi đang cố gắng.
Dạo này, khi tôi thấy một bệnh nhân
tôi luôn hỏi
các bác sĩ thú y biết cái gì về vấn đề này
mà tôi không biết?
Và, có chăng tôi sẽ chăm sóc bệnh nhân
của tôi tốt hơn
nếu tôi coi họ như động vật bị ốm?
Sau đây là một vài ví dụ
cho thứ liên hệ hay ho
mà kiểu tư duy này đã dẫn dắt tôi đến.
Sự trụy tim do sợ hãi.
Vào khoảng năm 2000,
các bác sĩ tim mạch "phát hiện" ra
sự trụy tim do kích động.
Nó được mô tả trong trường hợp của một
ông bố đánh bài thua sạch tiền túi
chỉ với một lần đổ xúc xắc,
trong trường hợp của một cô dâu
bị bỏ rơi ở thánh đường.
Nhưng thì ra là, sự chẩn đoán
cho người kiểu "mới" này
không mới cũng chẳng hoàn toàn "người".
Các bác sĩ thú y đã chẩn đoán,
chữa trị và thậm chí phòng ngừa
triệu chứng do kích động trên động vật,
từ khỉ đến hồng hạc, từ nai đến thỏ,
từ những năm 1970 rồi.
Có bao nhiêu mạng sống con người
có thể được cứu sống
nếu kiến thức thú y này được
vận dụng bởi
các bác sĩ cấp cứu và tim mạch?
Chấn thương tự gây ra.
Một vài bệnh nhân tự làm mình bị thương.
Một vài người nhổ cả mảng tóc,
số khác lại tự cứa vào người.
Vài động vật cũng tự làm tổn thương mình.
Có những con chim tự nhổ lông mình.
Có cả những con ngựa liên tục cắn vào
lườn của mình đến khi chảy máu mới thôi.
Nhưng các bác sĩ thú y có những cách
rất cụ thể và hữu hiệu
để điều trị và thậm chí phòng ngừa
chấn thương tự gây ra
cho các động vật.
Chẳng phải những kiến thức về thú y này
nên được áp dụng
bởi các nhà trị liệu tâm thần
và phụ huynh hoặc bệnh nhân
đang chiến đấu với chứng
tự làm hại bản thân hay sao?
Chứng trầm cảm và rối loạn tâm lý sau sinh
Đôi khi, ngay sau khi sinh con,
một số chị em phụ nữ bị trầm cảm,
và đôi khi họ trở nên cực kì trầm cảm
và thậm chí là rối loạn tâm thần.
Họ có thể sao nhãng đứa bé mới sinh,
và trong một vài trường hợp nghiêm trọng,
thậm chí còn làm hại đứa trẻ.
Các mã y còn biết rằng thỉnh thoảng,
một con ngựa cái, sau khi sinh,
sẽ lờ ngựa con, từ chối chăm sóc nó
và trong một số trường hợp,
đá con ngựa con tới chết.
Nhưng các bác sĩ thú y đã thiết lập
một sự phòng ngừa để xử lí
hội chứng chối bỏ con này,
bằng việc tăng oxytocin của ngựa cái.
Oxytocin chính là thứ hormone kết nối,
và điều này khơi gợi lại niềm hứng thú
đối với con ngựa cái, đối với ngựa non.
Chẳng phải thứ thông tin này
nên được cung cấp cho các bác sĩ sản phụ
bác sĩ gia đình và bệnh nhân,
những người đang chống chọi với
chứng trầm cảm và rối loạn tâm lí sau sinh?
À, mặc cho tất cả những lời hứa hẹn này,
không may là khoảng cách giữa
các lĩnh vực này vẫn còn lớn.
Nói rõ hơn, tôi e là tôi sẽ phải hong khô
mấy bộ đồ dơ.
Một vài bác sĩ có thể là những kẻ hợm mình
đối với các bác sĩ không phải là thạc sĩ y
Tôi đang nói về nhà sĩ, bác sĩ nhãn khoa
và bác sĩ tâm lý,
nhưng có lẽ đặc biệt là bác sĩ thú y.
Dĩ nhiên, hầu hết người hành nghề y
không nhận thấy rằng sẽ khó
đầu vào trường thú y hơn là
trường y bây giờ,
và khi chúng ta đi hoc trường y,
ta học mọi thứ
về 1 loài duy nhất, Homo sapiens,
nhưng các bác sĩ thú y cần phải học
về sức khỏe và bệnh lí
của cả động vật có vú, lưỡng cư,
bò sát, cá và chim.
Vì vậy tôi không bắt lỗi các bác sĩ thú y
khi họ bực bội
về sự hợm hĩnh và hời hợt
từ chuyên môn của tôi.
Nhưng cái này là của các bác sĩ thú y:
Bạn gọi một bác sĩ thú y
chỉ biết chữa trị cho một loài thôi là gì?
Một bác sĩ. (Tiếng cười)
Xóa bỏ khoảng cách giờ trở thành
niềm đam mê của tôi,
và tôi đang thực hiện nó
thông qua các chương trình
như Darwin on Rounds ở UCLA,
nơi chúng tôi mang những chuyên gia thú y
và các nhà sinh học tiến hóa
và cho họ theo đội y khoa của chúng tôi
với những thực tập sinh và bác sĩ nội trú.
và thông qua hội thảo Zoobiquity,
nơi chúng tôi mang các trường y
và trường thú y đến với nhau
cho các thảo luận mang tính hợp tác
của các căn bệnh và rối loạn chung
của cả người và thú bị bệnh.
Ở các hội thảo của Zoobiquity,
người tham gia học làm thế nào
chữa ung thư vú trên loài hổ
có thể giúp chúng ta chữa ung thư vú
hiệu quả hơn
trên người giáo viên mầm non;
làm thế nào hiểu rõ chứng
buồng trứng đa nang ở giống bò Holstein
có thể giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn
một giáo viên múa thường xuyên
bị hành kinh trong đau đớn,
và làm thế nào việc hiểu rõ hơn cách trị
chứng sợ cách li
của một con chó Sheltie căng thẳng
có thể giúp một đứa trẻ hay lo sợ
chống chọi trong ngày đầu đến trường.
Ở Mỹ, và giờ là toàn cầu, ở các hội thảo
của Zoobiquity
bác sĩ và bác sĩ thú y kiểm tra thái độ
và định kiến của họ
ngay từ đầu và đến với nhau như
đồng nghiệp,
bạn cùng lứa, và như những bác sĩ.
Dù sao thì con người chúng ta cũng
là động vật thôi,
và đã đến lúc những bác sĩ như chúng tôi
chăm sóc các bệnh nhân của mình và
bản năng động vật của chúng ta
và cùng với các bác sĩ thú y
trong một sự tiếp cận đa loài
đến sức khỏe.
Vì thật ra,
một số phương thuốc tốt đẹp
và nhân đạo nhất
là được chữa trị bởi các bác sĩ
mà bệnh nhân không phải là con người.
Và một trong những cách tốt nhất
chúng ta có thể chăm sóc
cho bệnh nhân là bằng việc
chú ý thật kĩ
đến việc làm thế nào tất cả bệnh nhân khác
trên hành tinh này
sống, phát triển, ốm đau và khỏi bệnh.
Xin cám ơn.
(Vỗ tay)