(Thức chuông) (Chuông) (Tiếng Pháp) Thưa Thầy, thưa Tăng thân Con muốn hỏi như sau: Làm thế nào để giúp người thân chăm sóc khổ đau của họ khi người đó không nhận biết được những khổ đau ấy. Con xin dẫn bối cảnh cho câu hỏi này. Người thân đó là chồng con. Là cha ba con gái con. Anh ấy mắc chứng trầm cảm nặng từ cuối tháng ba khi con gái thứ hai của chúng con bị một tai nạn nghiêm trọng. Anh ấy rất yêu con bé. Con gái thứ hai của chúng con, năm nay 14 tuổi bị ô tô đâm và chấn thương nghiêm trọng ở đầu. Con bé đã hôn mê trong hai tháng. Kì diệu là con bé vẫn sống, và từ từ bình phục. Làng Mai đã cầu nguyện cho con bé trong suốt khóa tu tiếng Pháp và chúng con rất biết ơn về điều đó. Chồng con vô cùng đau đớn và giận dữ. Anh ấy không thể chấp nhận tình huống mà anh ấy cho là bất công. Đó là hoàn cảnh rất khó khăn với tất cả mọi người. Vài năm trước con đã cảm thấy trong anh có những khổ đau. Anh ấy biểu hiện ra dưới hình thức những cơn giận, đổ lỗi và thiếu kiên nhẫn. Nhưng tự anh ấy không nhận ra điều đó. Con cũng có những khổ đau của riêng mình nhưng ít nhất con nhận biết được chúng. Con cũng có những khúc mắc riêng. Hiện tại con thấy thật khó khăn để chấp nhận được nỗi khổ này, thử thách này. Con thực sự hi vọng con gái chúng con có thể bình phục trở lại. Và cùng với lũ trẻ chúng con có thể vượt qua khó khăn này, thử thách này để quay về bên nhau cùng xây dựng gia đình bình an hơn, vui vẻ và an lạc hơn. Con xin nhắc lại câu hỏi của mình: Làm thế nào để giúp người thân chuyển hóa khổ đau khi người đó không nhận thức được khổ đau ấy? (TIẾNG ANH) Thưa Thầy, Đây là bối cảnh cho câu hỏi. Cô ấy nói rằng: "Chồng con, cha ba con gái của con bị trầm cảm nằng từ cuối tháng ba năm nay Đó là khi con gái thứ hai, mười bốn tuổi của chúng con gặp một tai nạn nghiêm trọng. Anh ấy và con bé rất thân thiết. Con bé bị ô tô đâm và chấn thương nặng ở đầu. Bé đã hôn mê suốt hai tháng. Kì diệu là bé vẫn sống, và đang dần hồi phục. Làng Mai đã cầu nguyện cho bé hồi tháng 5 và chúng con rất biết ơn về điều đó. Chồng con đã rất đau khổ và giận dữ anh ấy không chấp nhận được sự cố, cho rằng điều đó thật bất công. Con đã cảm thấy anh ấy chất chứa nhiều đau khổ từ trước khi điều này xảy ra. Điều đó biểu hiện ra qua sự giận dữ, hay đổ lỗi và thiếu kiên nhẫn, nhưng anh ấy không nhận ra và con rất đau khổ. Nếu con gái con có thể bình phục trở lại Con mong rằng điều này sẽ tạo ra khởi đầu mới cho cả gia đình chúng con để mọi người có thể sống thanh thản và hạnh phúc hơn bên nhau." Câu hỏi của con là: "Làm thế nào để giúp người thân của chúng ta chuyển hóa khổ đau của họ khi họ không nhận biết được chúng không thấy chúng có trong họ." Có thể ai đó nhận ra được những yếu đuối, khổ đau của chính mình nhưng họ không nói ra. Và ta nghĩ rằng họ không biết... ta nghĩ họ không muốn... nhận ra rằng họ đang khổ đau. Nhưng có thể... họ vẫn chấp nhận nó, vẫn nhận thức được nó. Vì thế ta không cần họ phải nói thành lời rằng: "Tôi nhận thấy mình có khổ đau... ... và hờn giận trong tôi." Ta không cần họ thực tập nói ra điều đó. Có thể họ đã tự làm điều đó rồi. Việc họ nói ra hay không có lẽ là nhu cầu của chính ta, hơn là của họ. Đôi khi ta phải sử dụng những phương tiện thiện xảo để giúp ai đó. Nếu không thể giúp một cách trực tiếp... thì ta có thể giúp một cách gián tiếp. Có những điều ta không nên nói trực tiếp với họ, nhưng người khác có thể nói giúp. Có thể người khác làm điều đó tốt hơn chúng ta. Thỉnh thoảng có những đệ tử cần được giúp đỡ, nhưng Thầy không cố giúp họ một cách trực tiếp . Thầy biết đệ tử đó có Sư anh, Sư chị có thể giúp làm điều đó tốt hơn Thầy. Bởi vì các con cùng độ tuổi, nói chuyện với nhau sẽ dễ hơn. Vì thế Thầy nhờ một đệ tử khác đến và giúp người đó. Thầy không phải trực tiếp làm điều đó. Có những người bạn, những người có cùng phương thức tư duy, có thể kể một câu chuyện, có thể nói điều gì đó, để truyền tải ý định ấy, truyền tải đề nghị ấy tốt hơn chúng ta. Ta đã thử vài lần, nhưng thất bại. Thì lúc nào ta cũng có thể nhờ người khác làm điều đó giúp ta. Ta không cần ghi điểm. Và đôi khi... ta có thể kể chuyện của một người khác cũng ở trong tình huống tương tự. Như vậy sẽ dễ hơn. Khi nghe câu chuyện của người khác người đó sẽ tự soi chiếu nơi chính mình, vì nghe chuyện của một người khác thì dễ hơn là nghe chuyện của chính mình. Như thế là có nhiều phương tiện thiện xảo để giúp đỡ một ai đó. Ta cần có đủ tình thương. Cần hiểu thật nhiều. Ta cũng phải hiểu chính mình. Và hiểu người khác, theo cách của họ, để có thể đưa ra sự giúp đỡ chính xác, phù hợp. Ta phải kiên nhẫn phải mát lành và đầy tình thương. Cần nhẫn nại rất nhiều. Mọi việc ta làm hàng ngày, dù là nấu ăn, lau chùi hay giặt giũ đó đều có thể là tạo tác của tình thương, tạo tác của sự giúp đỡ. Cách ta nhìn, cách ta cười, ta nói đều đóng một vai trò nào đó trong nỗ lực giúp đỡ ấy. Cách chúng ta là chính ta, cách ta sống cuộc đời ta, là nền tảng chứ không phải điều ta muốn nói, muốn làm để giúp. Thầy cũng đã học được rất nhiều khi là một người thầy. Thầy phải nhìn con người từng đệ tử, để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và đau khổ để có cái nhìn đủ rõ về điều nên nói, điều không nên nói, điều nên làm, điều không nên làm để giúp được người đệ tử đó để biết khi nào nên nói, khi nào nên làm. Con phải tìm thời điểm thích hợp, nơi chốn thích hợp để làm hay để nói để có thể giúp được người khác. Có khi Thầy phải chờ tới ba tháng. Con phải cho anh ấy, cô ấy đủ không gian. Đừng giục, vì chúng ta hiểu, chúng ta thấy được khổ đau. Thương yêu là sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn là biểu hiện của thương yêu. Ta phải tự thương chính mình, trước khi ta có thể thương được người khác Ta phải có đủ bình tĩnh, đủ an và lạc trong ta. Còn lại sự thực tập sẽ giúp. Thầy có một học trò, một sư cô. Cô ấy bị bắt và tống giam các hoạt động vì hòa bình. Trong tù rất khó để thực tập. Nhưng cô ấy vẫn cố thực tập. Giám ngục không thích thấy cô ấy tập ngồi thiền. Họ nghĩ... Họ coi đó là sự thách thức... ...thách thức chống lại họ. Với họ điều đó có nghĩa là: "Ở trong tù tôi chẳng phải khổ." Vì thế khi con ngồi thiền trong phòng giam họ cho rằng con đang chống lại họ. Vì thế cô ấy phải đợi đến khi tắt đèn mới ngồi. Cô ấy cũng đi thiền hành trong phòng giam để nuôi dưỡng thân tâm. Đó là một tình huống khó khăn, nhưng cô ấy biết thực tập. Không những có thể bảo toàn chính mình trong tù, mà cô ấy còn giúp được những người tù khác bớt khổ. Nghĩa là trong những tình huống khó khăn như vậy, ta vẫn có thể thực tập, để gìn giữ hi vọng, sự tươi mát, tình thương và sự kiên nhẫn của chúng ta, để có thể giúp đỡ được người khác. (Thức chuông) (Chuông)