WEBVTT 00:00:07.166 --> 00:00:10.034 Ánh sáng là thứ nhanh nhất mà ta biết. 00:00:10.034 --> 00:00:13.113 Nhanh đến nỗi các khoảng cách rất lớn được đo 00:00:13.113 --> 00:00:16.321 bằng cách xem ánh sáng mất lâu để đi đến đó. 00:00:16.321 --> 00:00:20.397 Trong một năm, ánh sáng đi được khoảng 6000 tỉ dặm 00:00:20.397 --> 00:00:22.915 khoảng cách đó được gọi là một năm ánh sáng. 00:00:22.915 --> 00:00:25.270 Để bạn dễ hình dung độ lớn của khoảng cách ấy, 00:00:25.270 --> 00:00:29.196 Mặt trăng, nơi các phi hành gia mất 4 ngày mới bay đến được, 00:00:29.196 --> 00:00:32.276 chỉ cách Trái đất 1 giây ánh sáng. 00:00:32.276 --> 00:00:36.698 Trong khi ngôi sao gần nhất bên ngoài mặt trời, Proxima Centauri 00:00:36.698 --> 00:00:39.731 cách chúng ta 4.2 năm ánh sáng. 00:00:39.731 --> 00:00:44.276 Ngân hà của chúng ta có đường kính 100,000 năm ánh sáng. 00:00:44.276 --> 00:00:46.882 Thiên hà gần nhất với chúng ta, Andromeda, 00:00:46.882 --> 00:00:49.857 cách ta khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng. 00:00:49.857 --> 00:00:52.616 Không gian thực sự vô cùng rộng lớn 00:00:52.616 --> 00:00:56.652 Nhưng đợi đã, làm sao ta biết các ngôi sao và thiên hà xa bao nhiêu? 00:00:56.652 --> 00:00:58.726 Rốt cục, khi chúng ta nhìn lên trời, 00:00:58.736 --> 00:01:00.973 Ta chỉ nhìn thấy một không gian hai chiều 00:01:00.973 --> 00:01:05.321 Khi chỉ tay vào một ngôi sao, bạn không thể biết nó xa cỡ nào. 00:01:05.321 --> 00:01:08.684 Vậy làm sao mà những nhà thiên văn lại biết? 00:01:08.684 --> 00:01:10.915 Với những vật thể rất gần, 00:01:10.915 --> 00:01:14.776 chúng ta có thể dùng khái niệm, được gọi là thị sai lượng giác. 00:01:14.776 --> 00:01:17.980 Ý tưởng khá đơn giản. Hãy cùng làm một thí nghiệm. 00:01:17.980 --> 00:01:21.289 Đưa ngón cái của bạn ra và nhắm mắt trái lại. 00:01:21.289 --> 00:01:24.524 Bây giờ, nhắm mắt trái và mở mắt phải. 00:01:24.524 --> 00:01:26.882 Trông như ngón cái của bạn đã di chuyển, 00:01:26.882 --> 00:01:31.069 trong khi những vật làm nền vẫn ở nguyên chỗ cũ. 00:01:31.069 --> 00:01:33.890 Áp dụng khái niệm tương tự vào quan sát sao, 00:01:33.890 --> 00:01:38.075 nhưng vì các ngôi sao xa hơn tầm với của tay nhiều, 00:01:38.075 --> 00:01:39.926 và trái đất thì không to lắm, 00:01:39.926 --> 00:01:43.079 nên dù có kính thiên văn ở hai bên xích đạo, 00:01:43.079 --> 00:01:45.902 bạn sẽ không thấy được nhiều thay đổi trong vị trí. 00:01:45.902 --> 00:01:51.230 Thay vào đó, ta xem sự thay đổi vị trí sao trong 6 tháng 00:01:51.230 --> 00:01:55.638 là một nửa thời gian trái đất đi một vòng quanh mặt trời. 00:01:55.638 --> 00:01:58.809 Đo vị trí tương đối của ngôi sao vào mùa hè, 00:01:58.809 --> 00:02:02.839 và vào mùa đông, nó giống như nhìn với con mắt còn lại. 00:02:02.839 --> 00:02:05.440 Những ngôi sao gần có vẻ đã di chuyển chút ít 00:02:05.440 --> 00:02:08.327 so với những ngôi sao xa và các thiên hà. 00:02:08.327 --> 00:02:12.740 Nhưng cách này chỉ dùng cho các vật cách ta vài nghìn năm ánh sáng. 00:02:12.740 --> 00:02:15.972 Vượt ra khỏi thiên hà của ta, khoảng cách là rất lớn 00:02:15.972 --> 00:02:20.811 không thể phân biệt thị sai kể cả với thiết bị hiện đại nhất. 00:02:20.811 --> 00:02:23.719 Khi đó, phải dựa vào một phương pháp khác: 00:02:23.719 --> 00:02:27.459 sử dụng vật chỉ thị được gọi là nến tiêu chuẩn. 00:02:27.459 --> 00:02:34.007 Nến tiêu chuẩn là những vật phát sáng mà ta biết rõ. 00:02:34.007 --> 00:02:37.434 Ví dụ nếu bạn biết bóng đèn của bạn sáng bao nhiêu 00:02:37.434 --> 00:02:40.809 và bạn nhờ một người cầm ngọn đèn và đi xa bạn ra 00:02:40.809 --> 00:02:43.736 bạn biết lượng ánh sáng mình nhận được từ bạn mình 00:02:43.736 --> 00:02:47.153 sẽ giảm di một lượng bằng khoảng cách bình phương. 00:02:47.153 --> 00:02:49.588 Nên nếu so sánh lượng ánh sáng bạn nhận được 00:02:49.588 --> 00:02:51.932 với ánh sáng ban đầu của đèn, 00:02:51.932 --> 00:02:55.034 bạn có thể biết bạn mình cách xa bao nhiêu 00:02:55.034 --> 00:02:58.284 Trong thiên văn, bóng đèn là một loại sao đặc biệt 00:02:58.284 --> 00:03:00.531 gọi là sao có chu kỳ chiếu sáng đặc biệt. 00:03:00.531 --> 00:03:03.028 Những ngôi sao này có bên trong không ổn định 00:03:03.028 --> 00:03:06.787 giống như những quả bóng bay phồng xẹp liên tục. 00:03:06.787 --> 00:03:10.689 Vì sự phồng xẹp ấy làm ánh sáng thay đổi, 00:03:10.689 --> 00:03:15.214 ta có thể đo độ sáng bằng cách đo chu kỳ tuần hoàn 00:03:15.214 --> 00:03:19.159 với nhiều ngôi sao thay đổi độ sáng chậm hơn. 00:03:19.159 --> 00:03:21.534 So sánh ánh sáng nhận được từ sao 00:03:21.534 --> 00:03:24.450 với ánh sáng gốc đo được, 00:03:24.450 --> 00:03:26.936 ta có thể biết chúng xa cỡ nào. 00:03:26.936 --> 00:03:30.245 Không may là câu chuyện chưa kết thúc ở đó. 00:03:30.245 --> 00:03:34.796 Ta chỉ thấy các ngôi sao riêng lẻ xa nhất là 40 triệu năm ánh sáng 00:03:34.796 --> 00:03:38.912 xa hơn thì chúng trở nên quá mờ. 00:03:38.912 --> 00:03:41.085 May mắn là ta có một loại nến nữa 00:03:41.085 --> 00:03:44.465 loại siêu tân tinh 1a nổi tiếng 00:03:44.465 --> 00:03:49.747 Siêu tân tinh là vụ nổ kinh khủng khi một ngôi sao chết. 00:03:49.747 --> 00:03:51.580 Chúng sáng đến mức 00:03:51.580 --> 00:03:54.512 làm cả thiên hà nơi đó rực lên. 00:03:54.512 --> 00:03:57.701 Vậy nên, dù không thấy từng ngôi sao riêng lẻ trong thiên hà, 00:03:57.701 --> 00:04:00.843 ta vẫn thấy siêu tân tinh khi chúng xảy ra. 00:04:00.843 --> 00:04:05.011 Và loại 1a hóa ra lại có thể dùng như nến tiêu chuẩn 00:04:05.011 --> 00:04:08.638 vì ánh sáng rực rỡ tắt lâu hơn ánh sáng yếu. 00:04:08.638 --> 00:04:10.925 Tìm hiểu mối quan hệ giữa 00:04:10.925 --> 00:04:13.143 độ sáng và tốc độ tắt sáng 00:04:13.143 --> 00:04:15.562 ta có thể dùng siêu tân tinh để đo đạc 00:04:15.562 --> 00:04:18.739 cách đến vài tỉ năm ánh sáng 00:04:18.739 --> 00:04:23.548 Nhưng tại sao việc nhìn thấy vật thể ở xa lại quan trọng thế? 00:04:23.548 --> 00:04:26.662 Hãy nhớ lại ánh sáng có tốc độ nhanh như thế nào. 00:04:26.662 --> 00:04:30.621 Ví dụ, ánh sáng từ mặt trời mất 8 phút để tới trái đất 00:04:30.621 --> 00:04:36.248 nghĩa là mặt trời ta thấy là mặt trời 8 phút trước. 00:04:36.248 --> 00:04:38.198 Khi nhìn chòm Gấu lớn, 00:04:38.198 --> 00:04:41.376 bạn đang nhìn hình ảnh nó 80 năm về trước. 00:04:41.376 --> 00:04:45.744 Còn những thiên hà xa xôi mờ mịt ấy? Chúng cách hàng triệu năm về trước. 00:04:45.744 --> 00:04:49.388 Mất hàng triệu năm để ánh sáng từ đó chạm được đến ta. 00:04:49.388 --> 00:04:54.676 Vậy nên vũ trụ tự nó như một cái máy thời gian. 00:04:54.676 --> 00:04:59.248 Càng nhìn xa được về quá khứ, ta càng tiếp cận vũ trụ xưa 00:04:59.248 --> 00:05:02.297 Các nhà thiên văn học cố gắng đọc lịch sử của vũ trụ 00:05:02.297 --> 00:05:05.865 và tìm xem ta đến từ đâu và như thế nào. 00:05:05.865 --> 00:05:10.870 Vũ trụ gửi cho ta thông tin dưới dạng tia sáng. 00:05:10.870 --> 00:05:13.745 Nhiệm vụ còn lại cho ta là giải mã chúng.