WEBVTT 00:00:06.908 --> 00:00:10.262 Hãy tưởng tượng bạn đang ngủ say 00:00:10.262 --> 00:00:12.472 rồi đột nhiên thức giấc! 00:00:12.472 --> 00:00:14.480 Không phải do đồng hồ báo thức. 00:00:14.480 --> 00:00:17.518 Mắt bạn mở và có một con quỷ đang ngồi lên ngực bạn, 00:00:17.518 --> 00:00:19.373 đè bạn xuống. 00:00:19.373 --> 00:00:22.529 Bạn cố gắng mở miệng, hét lên, nhưng không âm thanh nào phát ra. 00:00:22.529 --> 00:00:24.298 Bạn cố gắng đứng dậy và chạy, 00:00:24.298 --> 00:00:27.367 nhưng nhận ra mình đang hoàn toàn bất động. 00:00:27.367 --> 00:00:29.561 Con quỷ đang cố gắng bóp nghẹt bạn, 00:00:29.561 --> 00:00:31.400 nhưng bạn không thể chống cự. 00:00:31.400 --> 00:00:33.949 Bạn đã bị đánh thức trong giấc mơ của mình, 00:00:33.949 --> 00:00:35.830 và đó là một cơn ác mộng. 00:00:35.830 --> 00:00:38.153 Nghe như phim của Stephen King, 00:00:38.153 --> 00:00:41.507 nhưng đó lại là một tình trạng bệnh lý được gọi là bóng đè, 00:00:41.507 --> 00:00:43.077 và khoảng một nửa dân số 00:00:43.077 --> 00:00:46.676 đã trải qua hiện tượng kỳ lạ này ít nhất một lần trong đời. 00:00:46.676 --> 00:00:48.865 Giai đoạn hoảng loạn cùng cực 00:00:48.865 --> 00:00:52.255 khi phải đối mặt với các sinh vật từ những cơn ác mộng 00:00:52.255 --> 00:00:54.377 có thể kéo dài vài giây đến vài phút 00:00:54.377 --> 00:00:57.429 và có thể bao gồm cả ảo giác thị giác hoặc thính giác 00:00:57.429 --> 00:01:01.697 về một linh hồn xấu xa hoặc cảm giác lơ lửng thoát xác. 00:01:01.697 --> 00:01:05.267 Một số thậm chí còn nhầm lẫn bóng đè với gặp ma 00:01:05.267 --> 00:01:08.065 hay bị người ngoài hành tinh bắt cóc. 00:01:08.065 --> 00:01:11.791 Năm 1867, bác sĩ Silas Weir Mitchell 00:01:11.791 --> 00:01:15.754 là chuyên gia y tế đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng bóng đè. 00:01:15.754 --> 00:01:19.284 "Chủ thể tỉnh dậy, ý thức được xung quanh 00:01:19.284 --> 00:01:21.801 nhưng không thể điều khiển cơ bắp. 00:01:21.801 --> 00:01:24.620 Chỉ có thể nằm nhìn những thứ đó hiện ra, 00:01:24.620 --> 00:01:29.974 anh ta cố gắng cử động trong hoảng loạn. 00:01:29.974 --> 00:01:32.080 Khi anh ta cử động được 00:01:32.080 --> 00:01:34.407 cũng là lúc lời nguyền biến mất." 00:01:34.407 --> 00:01:38.261 Dù bác sĩ Mitchell là người đầu tiên quan sát bệnh nhân bị "bóng đè", 00:01:38.261 --> 00:01:41.241 tình trạng này phổ biến đến mức mỗi nền văn hóa, 00:01:41.241 --> 00:01:45.025 theo thời gian, hình thành khá nhiều lời giải thích siêu nhiên về nó. 00:01:45.025 --> 00:01:48.500 Vào thời trung cổ ở Châu Âu, bạn có thể nghĩ rằng Incubus, 00:01:48.500 --> 00:01:50.729 một con quỷ dâm đãng trong lốt nam nhân, 00:01:50.729 --> 00:01:52.388 ghé thăm bạn vào ban đêm. 00:01:52.388 --> 00:01:55.781 Tại Scandinavia, Mare người đàn bà bị nguyền rủa, 00:01:55.781 --> 00:02:00.282 chịu tránh nhiệm ghé thăm những kẻ say ngủ và ngồi lên lồng ngực họ. 00:02:00.282 --> 00:02:04.764 Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Quỷ Jinn đè bạn xuống và cố gắng siết cổ bạn. 00:02:04.764 --> 00:02:08.365 Tại Thái Lan, Phi Am gây ra những vết thâm tím khi bạn ngủ. 00:02:08.366 --> 00:02:11.777 Ở miền Nam Hoa Kỳ, mụ phù thủy già Hag tìm đến. 00:02:11.777 --> 00:02:16.510 Tại Mexico, bạn đổ lỗi cho người chết ngồi lên mình. 00:02:16.510 --> 00:02:18.701 Tại Hy Lạp, Mora ngồi lên ngực bạn, 00:02:18.701 --> 00:02:20.868 cố gắng làm bạn ngạt thở. 00:02:20.868 --> 00:02:25.220 Tại Nepal, con ma Khyaak nằm dưới cầu thang. 00:02:25.220 --> 00:02:28.289 Thật dễ dàng để đổ lỗi cho ma quỷ về "bóng đè" 00:02:28.289 --> 00:02:32.210 vì những gì thực sự xảy ra trong não thì khó để giải thích hơn. 00:02:32.210 --> 00:02:34.332 Các nhà khoa học hiện đại tin rằng 00:02:34.332 --> 00:02:36.657 "bóng đè" là do sự chồng chéo bất thường 00:02:36.657 --> 00:02:40.513 của REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh) và giai đoạn thức của giấc ngủ. 00:02:40.513 --> 00:02:43.013 Trong một chu kỳ REM bình thường, 00:02:43.013 --> 00:02:46.760 bạn sẽ gặp một số kích thích giác quan dưới dạng giấc mơ, 00:02:46.760 --> 00:02:49.913 và bộ não của bạn ở trạng thái vô thức và ngủ hoàn toàn. 00:02:49.913 --> 00:02:53.505 Khi mơ, chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt được tiết ra 00:02:53.505 --> 00:02:56.127 làm tê liệt gần như mọi cơ bắp, 00:02:56.127 --> 00:02:58.164 được gọi là REM atonia. 00:02:58.164 --> 00:03:02.270 Nó giữ cho bạn không chạy khỏi giường khi bị đuổi trong mơ. 00:03:02.270 --> 00:03:07.502 Khi bị "bóng đè", bạn sẽ trải nghiệm các thành phần bình thường của REM. 00:03:07.502 --> 00:03:09.991 Bạn mơ và các cơ của bạn bị bất động, 00:03:09.991 --> 00:03:12.504 chỉ có não tỉnh giấc và trở nên có ý thức. 00:03:12.504 --> 00:03:15.294 Đó là lí do bạn tưởng tượng mình trạm chán 00:03:15.294 --> 00:03:17.090 với một mối đe dọa khủng khiếp. 00:03:17.090 --> 00:03:19.849 Điều này giải thích cho hiện tượng ảo giác, 00:03:19.849 --> 00:03:21.671 nhưng còn cảm giác sợ hãi, 00:03:21.671 --> 00:03:22.586 bị bóp cổ, 00:03:22.586 --> 00:03:23.294 khó thở, 00:03:23.294 --> 00:03:24.162 nặng lồng ngực 00:03:24.162 --> 00:03:26.952 mà rất nhiều người miêu tả thì sao? 00:03:26.952 --> 00:03:31.772 Trong quá trình REM, chức năng giữ bạn không bị mộng du,"REM atonia", 00:03:31.772 --> 00:03:34.962 cũng đồng thời loại bỏ sự tự kiểm soát hơi thở của bạn. 00:03:34.971 --> 00:03:37.775 Bạn sẽ thở nông và nhanh hơn. 00:03:37.775 --> 00:03:39.356 Bạn sẽ nhận nhiều khí cacbonic 00:03:39.356 --> 00:03:42.219 và gặp phải sự tắc nghẽn nhỏ trong đường hô hấp. 00:03:42.219 --> 00:03:46.742 Khi bị "bóng đè", sự kết hợp giữa phản ứng sợ hãi của cơ thể 00:03:46.742 --> 00:03:48.931 trước sự tấn công của một sinh vật xấu xa 00:03:48.931 --> 00:03:50.740 và việc não bị đánh thức 00:03:50.740 --> 00:03:53.213 khi cơ thể ở trạng thái REM 00:03:53.213 --> 00:03:56.228 sẽ kích hoạt một phản ứng đòi hỏi nhiều oxy hơn. 00:03:56.228 --> 00:03:59.728 Điều đó làm bạn thở gấp để lấy không khí, nhưng không thể 00:03:59.728 --> 00:04:03.474 vì REM atonia khiến bạn không thể điều khiển hô hấp. 00:04:03.474 --> 00:04:07.008 Đấu tranh để thở khi cơ thể đang ngủ tạo cảm giác 00:04:07.008 --> 00:04:10.761 nặng lồng ngực hay bị nghẹt thở. 00:04:10.761 --> 00:04:15.500 Một vài người bị "bóng đè" thường xuyên có thể bị rối loạn giấc ngủ 00:04:15.500 --> 00:04:17.087 chẳng hạn như chứng ngủ rũ, 00:04:17.087 --> 00:04:20.772 nhiều người lại bị "bóng đè" cực kì ít 00:04:20.772 --> 00:04:23.254 có khi chỉ duy nhất một lần trong đời. 00:04:23.254 --> 00:04:24.884 Giờ thì bạn có thể thở phào 00:04:24.884 --> 00:04:27.378 khi biết rằng chẳng có ma quỷ nào cố gắng 00:04:27.378 --> 00:04:30.487 ám ảnh, quấy rối, bóp cổ hay đè ngạt bạn cả. 00:04:30.487 --> 00:04:32.998 Hãy để dành chúng cho những bộ phim kinh dị!