Tôi tên là Sean Marihugh hiện là kĩ sư ở Microsoft thuộc một bộ phận gọi là Bàn Hồi đáp Khuyết tật một dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dành cho khách hàng khuyết tật Tôi là Jean Hodgson làm việc ở PROVAIL một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ cho người khuyết tật. Chúng tôi giúp họ tiếp cận thị trường việc làm, và tìm việc trong nền kinh tế Mỹ trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau Tôi là Sam Sepah một nhân viên quản lý nguồn nhân lực, tôi đã làm việc cho nhiều công ty kỹ thuật khác nhau trong một thập kỷ qua. Và hiện tại tôi đang tập trung vào việc tuyển dụng kỹ sư phần mềm. Tôi là Susann Sears, làm việc ở Đại học Illinois văn phòng Tài nguyên Khuyết tật và Dịch vụ Giáo dục. Tôi là Mike Forehand, làm việc trong mảng tuyển dụng tập trung vào việc nâng cao tính đa dạng chủ yếu nhằm vào cộng đồng khuyết tật. Tôi tên là Tony Baylis làm việc ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore trụ sở ở Livermore, California. Đây là một trong 17 Cơ quan thí nghiệm năng lượng Chúng tôi chuyên môn về quốc phòng. [nhạc] Người khuyết tật nhìn chung bị đánh giá không đúng trong rất nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ máy tính. Tôi nghĩ một điều rất quan trọng là các sinh viên cần được khuyến khích và hỗ trợ trên con đường theo đuổi ngành này vì tôi nghĩ chúng có thể giúp tất cả mọi người có cảm nhận tốt hơn về công nghệ. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết các vấn đề xã hội nếu chúng ta không nhận diện đầy đủ toàn bộ xã hội này? Và trong đó, bạn cần phải bao hàm mọi cá nhân mà bạn đang phục vụ, nghĩa là tất cả mọi người. Nếu có tới 2 tỷ người khuyết tật thì bạn có thể bỏ mặc họ? Bạn có thể lờ họ trong mọi việc hằng ngày? Các nhân viên khuyết tật sở hữu khả năng đặc biệt để cống hiến cho công ty. Đất nước chúng ta rất đa đạng nên thị trường cũng cần thu hút nhiều loại khách hàng có thể sẽ mua các sản phẩm hoặc dùng các dịch vụ của công ty. Trong một đất nước đa dạng, nhân viên công ty cũng cần đa dạng để công ty có thể theo kịp nhu cầu của thị trường. Là nhân viên họ cũng mong muốn được cống hiến cho tập thể như tất cả mọi người khác, điểm khác biệt chính là cách họ cảm nhận thế giới cách họ giải quyết vấn đề và thích nghi với mọi tình huống khiến họ có những lựa chọn khác biệt. Tôi không nghĩ rằng một người khuyết tật có thể hiểu mọi thứ về tất cả mọi người khuyết tật khác, nhưng tôi nghĩ họ mang đến cho công ty tính cảm thông làm họ có thể thấu hiểu tình huống khác nhau của mỗi người khi tiếp nhận thực tập sinh và nhân viên khuyết tật họ sẽ cống hiến cho công ty được điều đó. Tôi nghĩ có người khuyết tật ở xung quanh có thể giúp người ta thấu hiểu hơn về sự khác biệt trong văn hóa và nhận thức về sự khác biệt của mỗi người. Chúng ta cần nhạy cảm hơn khi bàn đến vấn đề phỏng vấn các nhân viên này. Bạn trước tiên phải nghĩ đến những sự ủng hộ mà họ có thể cần đến trong cuộc phỏng vấn. Và đảm bảo quy trình thống nhất hơn để các ứng viên cảm thấy được chào đón ngay từ khi bắt đầu cuộc phỏng vấn từ đó cảm thấy được chào đón vào đội ngũ nhân viên. Họ biết chính xác sẽ có những gì trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ yên tâm hơn và quy trình phỏng vấn thật sự được hiệu quả. Chúng tôi đang hợp tác với Microsoft trong chương trình tuyển nhân viên bị tự kỷ. Chúng tôi giúp họ thu hút đa dạng nhiều dạng nhân viên có thể được tuyển dụng. Chúng tôi tư vấn cho những người tiến hành quy trình phỏng vấn, tư vấn cho những người được phỏng vấn nhất là giúp họ vượt qua một số vấn đề khó khăn như phỏng vấn qua điện thoại, các phần kỹ năng mềm trong quá trình phỏng vấn từ đó bạn có thể tiếp cận kỹ năng thật sự của người được phỏng vấn và quyết định liệu họ có thích hợp với vị trí cần tuyển hay không. Một nghiên cứu mà tôi rất ấn tượng nói về phản ứng của khách hàng khi họ biết một công ty có nhân viên khuyết tật. Kết quả là khi khách hàng biết về một công ty như thế thì họ sẽ sẵn lòng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ công ty đó hơn sự thật là khách hàng đánh giá cao những công ty này hơn không chỉ vì đó là điều đúng đắn mà vì công ty này cho thấy họ có tính trách nhiệm cao. Công ty này đã ủng hộ và tuyển dụng lực lượng nhân viên đa dạng hơn bao gồm cả người khuyết tật. Miễn mục tiêu là sự hòa nhập, tất cả mọi người đều có lợi. Và khi công nghệ được ứng dụng cho mục tiêu này ví dụ như video có phụ đề hoặc trang web có khả năng tiếp cận cao đối với người khuyết tật từ đó đa dạng hóa lượng khán giả, và lợi nhuận có khả năng tăng cao. Tôi cho rằng đầu tư vào tương lai của tất cả mọi người có liên quan đến việc xây dựng và thiết kế sao cho phải có tính tiếp cận ngay từ khởi đầu. Đây là đầu tư tương lai của tất cả chúng ta không phải chỉ với những cá nhân khuyết tật. Không ai biết tương lai mình sẽ gặp phải những gì. Chỉ trong vài giây, cuộc đời bạn có thể thay đổi và chính bạn có thể sẽ tham gia vào cộng đồng khuyết tật và sẽ cần tới những công cụ này, nên bạn thấy đấy, cả công việc thu hút và ủng hộ này là đầu tư cho tương lai của tất cả chúng ta. Tôi nghĩ với thử thách này, để người khuyết tật được hòa nhập, ta phải bắt đầu từ việc phá vỡ thành kiến, mọi thành kiến vô ý hay cố ý đang hiện hữu và chúng có ở chính những người khuyết tật nữa. Không may là, chúng ta còn một chặng đường rất dài. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể cùng nhau đi hết nó. Tôi nghĩ cần có nhiều tổ chức và công ty chung tay hợp lực với nhau. Trong một môi trường mà mọi việc đều dựa trên nền tảng hợp tác nhiều nền văn hóa và mọi thứ đều mang tính hoạt động nhóm thì việc có một quan điểm mới là cực kỳ hệ trọng. Khi chúng ta cân nhắc đến vấn đề quan điểm ít nhất là cân nhắc quan điểm của nhiều người khác nhau ta sẽ tạo ra sản phẩm có tính tiếp nhận cao hơn. làm cho văn hóa và môi trường làm việc quanh ta mang tính tiếp cận cho mọi người, làm nó tốt đẹp hơn. Thật sự thì, thái độ tiếp nhận là phần quan trọng nhất trong quá trình hòa nhập. Không phải chỉ tiếp nhận về thể xác, mà còn về tinh thần. Nên ta phải thay đổi văn hóa, tôi biết sẽ cần nhiều thời gian và sẽ rất khó khăn nhưng ta phải bắt đầu từ việc nhỏ và một thành công nho nhỏ cũng là một khởi đầu tốt đẹp, từ đó cho ta tiến xa hơn. Để tìm hiểu các phương pháp tuyển dụng, chuẩn bị và giữ lại nhân viên khuyết tật thông qua chương trình AccessComputing. Hãy tìm hiểu về AccessComputing tại: AccessComputing là sản phẩm hợp tác giữa DO-IT, trường Khoa học máy tính và Kỹ thuật, và trường Thông tin thuộc Đại học Washington. Video này và dự án AccessComputing được Hiệp hội Khoa học Quốc gia tài trợ như là một phần Mở rộng trong chương trình Máy tính của Ban Giám đốc Máy tính và Khoa học Thông tin và Kỹ thuật (CISE) mã số CNS-1539179. Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định có trong video này thuộc về cá nhân chứ không đại diện cho quan điểm của Hiệp hội Khoa học Quốc gia. Bản quyền thiết lập năm 2016 thuộc về Đại học Washington. Nội dung trong video được phép sao chép vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận với điều kiện ghi rõ nguồn.