Người ta nói, nếu như bức tường nói được,
thì kiến trúc nào cũng sẽ có chuyện để nói
nhưng hẳn sẽ ít công trình nào
có thể mang lại nhiều câu chuyện thú vị
trong nhiều giọng điệu
như Hagia Sophia,
hay còn gọi là "Trí Tuệ Thần Thánh"
Tọa lạc ở nơi giao thoa
giữa các lục địa và các nền văn hóa khác nhau
kiến trúc này đã chứng kiến bao cuộc đổi thay
từ tên thành phố nơi nó tọa lạc
cho đến cấu trúc và mục đích sử dụng của nó
Và ngày nay, những câu chuyện
được góp nhặt qua từng thời đại
đã sẵn sàng để du khách thưởng thức
Trước khi bạn đặt chân đển Hagia Sophia,
những công sự cổ xưa
đã bóng gió cho ta biết
tầm chiến lược quan trọng của thành phố xung quanh
được thành lập và lấy tên là Đế quốc Đông La Mã
bởi dân di cư Hy Lạp vào năm 657 TCN
sau đó được đổi tên thành
Augusta Antonia, New Rome và Constantinople
khi nó lần lượt bị xâm lược, tái xâm lược,
tàn phá và sau đó là tái xây dựng
bởi nhiều nhà cai trị người Hy Lạp,
Ba Tư và La Mã suốt nhiều thế kỷ sau đó
Chính tại nơi đó, Megale Ekklesia,
hay "Đền thờ Lớn" đầu tiên
được xây dựng vào thế kỷ thứ tư
Tuy đã bị thiêu rụi
trong các cuộc bạo loạn
đền thờ này đã làm nền móng
cho các kiến trúc tôn giáo
suốt nhiều thế kỷ tiếp theo
Bức phù điêu cẩm thạch ở gần cổng vào
là bằng chứng cuối cùng
chứng minh sự tồn tại của đền thờ thứ hai
Được xây dựng vào năm 415 SCN,
đền thờ này bị hủy diệt
trong cuộc bạo loạn Nika năm 532
khi đám đông giận dữ tại một cuộc đua ngựa
gần như đã lật đổ Hoàng đế,
vua Justinian đệ Nhất
Trong những nỗ lực ít ỏi
nhằm củng cố lại quyền lực
nhà vua đã quyết định
xây lại đền thờ với quy mô lớn hơn
5 năm sau, lâu đài nguy nga trước mắt bạn
đã được hoàn thành
Khi bước vào trong,
những phiến đá dưới nền và trên tường
sẽ thầm thì những câu chuyện
từ quê nhà của chúng - Ai Cập và Syria
Và những cột trụ được lấy từ
đền thờ nữ thần Artemis nhắc lại
một quá khứ cổ xưa hơn
Những chữ cổ được khắc bởi các Viking
của cận vệ Hoàng đế tinh nhuệ
ẩn chứa truyền thuyết
về những vùng đất phương Bắc xa xôi
Nhưng bạn sẽ bị thu hút bởi mái vòm uy nghi
biểu tượng của thiên đường
Với độ cao hơn 50m
và đường kính lên đến hơn 30m
được viền bởi nhiều cửa sổ
mái vòm bằng vàng này trông như
được treo lủng lẳng từ thiên đường
được ánh sáng chiếu xuyên vào
Dưới biểu tượng vĩ đại đó
là những cột trụ chống đỡ vững chắc
được mua từ Lebanon
sau khi một phần mái vòm ban đầu bị phá hủy
bởi một trận động đất năm 558 SCN
lặng lẽ nhắc nhở bạn về sự mong manh của mái vòm
và kỹ thuật xây dựng đáng ngạc nhiên
Nếu một bức ảnh đáng giá ngàn lời
thì những bức tranh khảm
có mặt vào những thế kỷ tiếp sau đó
có nhiều chuyện để kể nhất
không chỉ về chủ đề Kinh Thánh của chúng
mà còn về những nhà cai trị Byzantine
đã đặt mua chúng
những người thường được miêu tả cùng với Chúa
Nhưng ẩn dưới âm thanh ồn ào và rõ ràng của chúng,
người ta nghe thấy
tiếng vọng ai oán của những bức khảm
và biểu tượng bị hư hại và thất lạc
bị báng bổ và cướp bóc trong thời kỳ
Latin chiếm đóng vào cuộc Thập tự chinh thứ 4
Trong sàn đền thờ,
chữ khắc trên mộ Enrico Danolo,
một thủ lĩnh người Venice
đã khởi xướng cuộc chiến trên
là lời nhắc nhở rõ ràng về 57 năm Hagia Sophia
được sử dụng làm nhà thờ Công giáo La Mã
trước khi trở lại với cội nguồn chính thống của nó
sau cuộc tái chinh phục của đế chế Byzantine
Nhưng nó không được sử dụng làm nhà thờ
trong một khoảng thời gian dài
Bị những cuộc Thập tự chinh làm suy yếu,
Constantinople rơi vào tay Đế quốc Ottoman
vào năm 1453
và được biết đến là Istanbul sau này
Sau khi cho phép binh lính của mình
cướp bóc ba ngày
hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ Mehmed II bước vào nhà thờ
Tuy bị hư hại nặng nề,
sự vĩ đại của nó vẫn không hề sút giảm
đối với vị hoàng đế trẻ tuổi,
người đã dâng ngay nhà thờ này cho thánh Allah
tuyên bố nó sẽ trở thành
đền thờ Hồi giáo Hoàng gia mới
Bốn ngọn tháp được xây dựng vào thế kỷ tiếp theo
là dấu hiệu rõ ràng của thời đại này
với chức năng chống đỡ
bên cạnh mục đích tôn giáo
Nhưng vẫn còn rất nhiều biểu tượng khác
Những đế đèn cầy tinh xảo kể về
cuộc xâm lăng Hungary của vua Suleiman
Còn những đĩa thư pháp khổng lồ
treo trên trần nhà thờ
gợi nhớ du khách về bốn vị lãnh tụ Hồi giáo đầu tiên
đi theo Muhammad
Tuy công trình mà bạn thấy ngày nay
trông vẫn giống một đền thờ Hồi giáo
nhưng hiện nó là một bảo tàng -
một quyết định vào năm 1935 bởi Kermal Ataturk,
Tổng thống tân thời đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ
sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman
Chính sự hoàn tục hóa này
đã cho phép gỡ bỏ tấm thảm
che giấu nền nhà trang trí bằng đá hoa cương
và tấm nhựa che các bức tranh khảm về Chúa
Những cuộc trùng tu liên tiếp đã mang trở lại
vô số giọng kể
về lịch sử lâu đời của Hagia Sophia
sau nhiều thế kỷ bị chôn vùi trong im lặng
Nhưng xung đột vẫn tiếp diễn
Những bức khảm bị ẩn giấu gào thét
từ dưới những bức thư pháp Hồi giáo
Những phần lịch sử giá trị không thể được hé lộ
trừ phi làm hư hại những phần khác
Trong lúc đó,
cả cộng đồng người Hồi giáo và Công giáo
yêu cầu đưa tòa nhà trở lại
với mục đích tôn giáo ban đầu
Câu chuyện về "Trí Tuệ Thần Thánh"
vẫn chưa kết thúc
nhưng người ta chỉ có thể hy vọng rằng
những giọng nói ở đây
có thể kể câu chuyện của mình
nhiều năm về sau nữa