Đây là "Thị trường."
Whao.
Đồ ngủ, váy vóc cũ.
Ôi trời ơi!
Tất cả đồ cũ của chúng ta
sẽ dừng lại ở đâu?
Sau cùng, nó sẽ nằm im tại bãi rác.
Hãy cùng dõi theo đường đi
của chúng trên thế giới.
(âm nhạc)
Gía cao ngất ngưỡng của thời trang nhanh.
Đó là "Thị trường" của bạn.
Tôi ở đây để tìm ra
chuỗi thời trang lớn nhất thế giới,
nhưng tôi không mua quần áo mới.
Thật ra tôi đang tìm cách
giải quyết đồ cũ của mình.
(âm nhạc)
Đây là những chiếc quần không bao giờ
lỗi thời yêu thích của tôi thời sinh viên.
Đây, tôi đã giặt nó nhiều lần
và chúng hoàn toàn co lại.
Chúng vô cùng rẻ.
Đây là một chiếc áo thun cũ.
Nó đang ở thời kì đen tối nhất của đời nó.
(âm nhạc)
Một vài người bán lẻ có một nhiệm vụ.
Họ cần quần áo bạn không cần nữa,
và vài người cạnh tranh với
những tổ chức từ thiện vì chúng.
(âm nhạc)
Có một thùng rác mới ở đây
kèm theo thông điệp rõ ràng:
Đừng vứt quần áo cũ của bạn vào thùng rác,
quẳng nó vào đây.
Họ sẽ lấy những tấm rèm, quần jeans.
Thậm chí là đồ lót cũ của bạn.
(âm nhạc)
Để lại quần áo cũ và nhận phiếu giảm giá
để tiết kiệm tiền cho lần mua kế tiếp.
Nhưng trước khi chia tay với quần áo cũ,
tôi đặt ra vài câu hỏi.
Những thùng rác ấy khiến chúng ta
thấy tiện lợi hơn.
Nhưng họ có làm tốt như chúng ta nghĩ?
Hãy nhìn xem!
Hãy nhìn những chiếc túi đó!
Đa số chúng giống như của
Bretons và Palmas
ở Markham, Ontario.
Đôi lúc, chúng ta vứt quá nhiều quần áo.
Emily, đây là gì thế?
Quần áo cũ cháu không mặc vừa nữa.
Mỗi năm chúng soạn vứt quần áo nhiều lần,
thường gửi quần áo cũ vào thùng từ thiện.
Whao!
Cái này hình như thủng vài lỗ.
Đây không phải là một quần áo.
Mà nó là một đống rác thải dệt may.
Và ta cần chỉ cho những đứa trẻ
vấn đề thật sự nghiêm trọng thế nào.
(âm nhạc)
Các cháu đã sẵn sàng vào trong
để xem quần áo các cháu quyên góp
sẽ được làm gì nhé?
-Vâng ạ.
-Được rồi. Vào thôi nào.
(âm nhạc)
Hãy vào trong, nhìn xung quanh nhé.
Whao!
(âm nhạc)
-Quần áo! Quần áo!
-Kia cũng là quần áo.
-Quần áo!
-Cháu có thấy chúng không?
-Ôi Chúa ơi.
-Quần áo!
Thật là một đống hỗn độn.
Và nhìn đây, tất cả đều là đồ thừa lại,
không ai cần chúng cả.
Những thứ này cửa hàng đồ cũ không thể bán
Tất cả quần áo các cháu gom lại hôm qua,
đây là nơi chúng ở lại mãi.
Rất nhiều quần áo.
Đây không phải điều cháu muốn thấy.
Một kho,
có hơn 200,000 pao
chất thải dệt may mỗi tuần.
Và đây mới chỉ là
trong và ngoài Toronto.
Đi dọc đất nước,
ta sẽ thấy 9 địa điểm
giống như kho này.
Vào khoảng 1 2 năm trước,
khoảng 15 đến 20% tăng lên
trong tổng số lượng dệt may
sắp nhập vào kho.
Tonny Colyn là lãnh đạo của
Hội quyên góp cho Đội cứu người Canada.
Vậy, bạn nghĩ thời trang nhanh đã
ảnh hưởng thế nào...như vậy?
Tất cả mọi thứ ở đây.
Nó có ảnh hưởng vô cùng lớn.
Và tất cả chúng phải đi đến đâu đó.
Nhưng người cha của hai gia đình,
Micheal Palma và Norman Breton,
không thể nào tin nổi.
Áo khoác và giày ống thì vẫn còn mới,
nhưng họ muốn mua gì đó mới hơi.
Nếu họ cần hay họ muốn,
đó lại là câu hỏi lớn.
Nhiều lúc họ muốn món đồ đó
lại thật sự không cần thiết.
(âm nhạc)
Tuy, chúng ta không thấy rõ mình
góp phần thế nào vào thời trang nhanh.
Quần áo rẻ, hợp thời, dùng 1 lần.
Và thậm chí ta còn khoe khoang nó.
Và tôi đã mua được cả túi đầy.
Chúng ta đều mua sắm vô độ,
hơn 400%, kể từ những năm 1980.
Chất lượng không quá tốt,
nhưng giá cả thì vô cùng tuyệt vời.
Nhưng không phải tất cả quần áo cũ của ta
đều đến được thùng quyên góp.
Đa phần, 85%, bị vứt lại ở bãi rác.
Ở Bắc Mỹ, ước tính khoảng có
ít nhất 25 tỉ pao mỗi năm.
Chỉ riêng Canada, cả núi quần áo
lớn gấp 3 lần
sân vận động trung tâm Rogers ở Toronto
Nơi chúng không thể
phân huỷ sinh học dễ dàng
vì đa phần được làm từ vải bố
không thể tiêu huỷ,
chúng còn thải vào sông, đất
hoá chất và phẩm nhuộm.
(âm nhạc)
Đó cũng là một phần lí do tại sao
thời trang là nguồn ô nhiễm số 1 thế giới.
(nhạc rock)
Nên trong vài năm trở lại đây,
những tên tuổi lớn trong ngành thời trang,
Levi's, Nike, Adidas, Zara,
đã bắt đầu chương trình tái chế.
Tất cả cửa hàng bán lẻ
có thùng quyên góp
đều thu lại quần áo cũ của bạn.
Nhưng không nơi nào làm tốt như H&M.
Họ sẽ nhận bất kì thứ gì: quần jeans,
rèm, thậm chí là đồ lót.
Thử xem họ quảng bá thế nào.
Thứ mà bạn không bao giờ mặc.
Đây, đây và cả đây.
Thứ mà màu sắc bạn không thích.
Giải quyết chúng thôi.
Đây là một trong những
chiến dịch quảng cáo gần đây của H&M.
Cắt vụn quần jeans của bạn
để biến chúng thành đồ mới.
"Cắt vụn quần jeans của bạn
để biến chúng thành đồ mới."
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi sẽ
biến đồ cũ của bạn thành bộ cánh mới.
"Chúng tôi sẽ biến đồ cũ của bạn
thành những bộ cánh mới."
Quần áo trong tình trạng tệ nhất
được biến đổi
thành vật liệu cách nhiệt
hay sợi dệt dệt thành vải,
tái sinh ra những quần áo thời trang mới
mà có thể tưởng tượng được.
Bạn nghĩ sao về tái chế quần áo?
Tôi nghĩ nó thật tuyệt vời.
Đó là một kế hoạch rất hay.
Chúng ta cùng bàn về tái chế quần áo.
Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với chúng?
Tôi nghĩ là, giống như,
tân trang lại quần áo
và làm chúng trông như mới.
Bạn nghĩ quần áo của mình sẽ ra sao?
Phải chúng được thu lại
tái chế thành đồ mới không?
Cùng xé nhỏ chúng và
khâu thành thứ gì mới nào.
Điều duy nhất chúng ta sẽ làm
là không lãng phí chúng.
Những tuyên bố tái chế đầy táo bạo.
Nghe có vẻ hay, nhưng có thật là như vậy?
(Giọng tiếp viên hàng không
qua liên lạc nội bộ)
Để tìm ra sự thật,
chúng tôi bay đến New York,
một trong những kinh đô
thời trang thế giới.
(âm nhạc)
Với áo khoác, bạn luôn phải
kiểm tra đường may.
...Cùng nhau gặp Elizabeth Cline,
một người phản đối thời trang nhanh.
Bởi vì những gì cô ấy biết.
cô chỉ mặc những quần áo đã qua sử dụng.
Điều đó khiến cô trở thành chuyên gia
thẩm định thay đổi.
Trên áo dạ, thứ đầu tiên ta nên để ý
chính là khoá kéo vẫn hoạt động.
Đặc biệt là thời trang nhanh,
nhiều tín đồ thời trang này thường
thay đổi quần áo rất nhanh.
Chúng tôi đưa cho cô ấy xem
cách H&M quảng bá.
và xem cô ấy nghĩ thế nào về
biến quần áo cũ thành mới.
Hãy xé nó thành sợi và
may chúng thành thứ gì mới.
Sự thật là hiện nay, chỉ khoảng 1%
quần áo chắn chắn được tái chế
theo nghĩa đen của thế giới.
-1%?
-1%.
Chỉ 1%...được tái chế thôi sao?
Nếu bàn về tái chế
ta thường nói về chất sợi
được tháo ra
và biến chúng thành mới, chỉ có 1%
Tại sao rất khó để lấy áo
biến thành áo mới?
Sao không thể làm đơn giản vậy?
Đa phần quần áo của chúng ta
được làm từ sợi tổng hợp,
nên có lẽ đây được tổng hợp từ
sợi acrylic và len và cotton,
có lẽ quần bó của tôi
làm từ cotton và elastane.
Chúng rất khó tái chế.
Tái chế cotton và len thì
lại là thử thách khác,
việc này sẽ làm giảm chất lượng của chúng,
sợi cotton và sợi len sẽ yếu đi
và cho ra ít sản phẩm hơn.
Cuối cùng, công nghệ ấy vẫn chưa tồn tại.
Quá đắt đỏ và phí thời gian
để làm ra quần áo mới từ đồ cũ.
Tôi vẫn còn hoài nghi rằng
chẳng lẽ lí do H&M
chú trọng vào tái chế hàng dệt may
vì nó đơn giản lâu dài
giúp họ chiếm lĩnh thị trường.
Điều này chẳng liên quan đến việc
họ luôn thay đổi mẫu mã sản phẩm
để thu lại quần áo và
tái sinh chúng.
Nó cũng chẳng khiến
thời trang nhanh trở nên bền vững.
(âm nhạc)
Chuyên gia đồng tình với
việc thời trang nhanh cần thay đổi
nếu họ muốn bứt phá.
Hãy nhớ rằng thời trang từng có bốn mùa,
đông, xuân, hè và thu?
Bây giờ, xu hướng lại thay đổi
gần như mỗi ngày.
Đây là cách CEO giải thích
lượng quần áo khổng lồ ở Thuỵ Điển.
Chúng tôi nhập quần áo mới
về của hàng gần như hàng ngày.
Nếu bạn đến cửa hàng H&M hôm nay
và quay lại vào hai ngày sau,
bạn sẽ luôn tìm được thứ gì đó mới mẻ.
Người bán hàng ở H&M
bảo chúng tôi rằng hàng mới sẽ về
mỗi thứ Hai, thứ Tư,
thứ Sáu, và Chủ Nhật.
Đó là cách vận hành của
nửa tỉ quần áo mỗi năm.
Và đó là lí do tại sao
chiến dịch tái chế của H&M
khiến Claudia Marsales phát điên.
Đây thật sự là một dạng của tẩy xanh.
Cô là lãnh đạo của Markham,
chương trình chất thải Ontario.
Một trong số ít thành phố ở Canada
có luật cấm rõ ràng về rác thải dệt may.
Để các cửa hàng thời trang nhanh
tái chế những gì họ làm,
thường mất đến 12 năm để tái chế
những gì họ bán trong 48 giờ.
Thể như là....
nó đại loại như để tôi biết nhiều hơn về
lượng người truy cập, cách tiếp thị,
tẩy xanh, hơn là về cách thực sự
giải quyết được mô hình kinh hoanh hỏng
của thời trang nhanh.
Chúng tôi đã mời H&M đến ghi hình
và nói về chương trình tái chế của họ.
Họ đã từ chối, cam đoan rằng
họ không muốn cổ suý
cho hành vi vứt bỏ.
Quần áo của họ chất lượng rất tốt
và vô cùng bền.
Và họ đang hướng tới
mô hình kinh doanh mà ở đó,
cuối cùng, tất cả quần áo của họ
đều được tái chế.
Ít nhất là họ đang cố gắng?
Đúng, nhưng họ là nguồn cơn của vấn đề.
Nên, người bán lẻ thời trang nhanh,
mô hình kinh doanh của họ là cả vấn đề.
Họ sản xuất quá nhiều,
giá thành sản phẩm qúa thấp.
Chúng là quần áo mặc một lần.
Tái chế một chút và thương mại một chút
không hề giải quyết được vấn đề.
(âm nhạc)
Và thử hỏi vài khách hàng một trong những
điều họ thích nhất ở chương trình là gì?
Đó là giảm giá.
Nó đã thôi thúc họ mua sắm.
Tôi bỏ đồ vào thùng và
tôi sẽ nhận được giảm giá.
Tôi thấy vậy như là, ồ, búng tay.
Bạn biết đấy, nó là cách, như,
bạn biết đấy, cùng lúc giúp tôi
và giúp cả họ.
Ý bạn là gì khi nói là giúp bạn
và giúp cả người khác?
Giúp tôi là, bạn biết đó, tiết kiệm tiền
và giúp họ bằng cách cung cấp
quần áo miễn phí cho họ.
Chúng tôi chỉ nhét chúng vào thùng
và đổi lại như giảm giá 5 đô la.
H&M có lẽ thu quần áo cũ của họ.
Hơn 55 nghìn tấn,
nhưng nếu họ hầu như không
làm ra đồ mới từ sự đóng góp của bạn,
chúng sẽ đi về đâu?
Những người mua sắm có lí thuyết.
(âm nhạc)
Bạn nghĩ quần áo bạn gửi lại
ở H&M sẽ đi về đâu?
Chúng chắc sẽ đến tay người cần chúng,
chẳng hạn như nơi trú ẩn
hay những nơi cần quần áo.
Dĩ nhiên là cho miễn phí, hoặc,
trao tặng những người cần chúng.
Bạn nghĩ đồ đạc sẽ đi về đâu?
-Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với chúng?
-Hy vọng là nó đến đúng chỗ.
Người vẫn muốn hợp thời trang.
Ta thường nghĩ quần áo cũ của mình
chỉ gửi cho những số phận kém may mắn.
Sai.
Và có lẽ bạn cũng tự nhủ rằng
ta mua sắm nhiều là việc tốt.
À, Cline đã đặt ra thuật ngữ cho điều này.
(âm nhạc)
Huyền thoại thâm hụt quần áo là gì?
(cười) À, huyền thoaị thâm hụt
quần áo là một ý tưởng
mà khi ta gửi quần áo đến tổ chức từ thiện
chúng sẽ đến tay người nào
cần trong khu vực của chúng ta.
Nhưng trong kỉ nguyên thời trang nhanh,
lượng quần áo không cần nữa lại
nhiều hơn hẳn lượng người cần.
(âm nhạc)
Đội ngũ chuyên cứu người biết rõ điều này.
Nhớ rằng, đây là tất cả những gì
họ không thể bán ra.
Vậy họ gì với những thứ dư thừa này?
Họ bán lại cho một người trung gian.
Và người bán lẻ sẽ làm điều tương tự với
với tất cả đồ quyên góp của bạn.
Ở Canada, H&M trả tiền để bù cho
phần quyên góp của bạn cho UNICEF.
Đây là vấn đề.
Tất cả hàng dệt may đều đáng tiền.
Đồ đạc dù ở dạng thô
thì vẫn được xé nhỏ thành vải của hoạ sĩ
hay đồ cách nhiệt, ví dụ, và đem bán.
Nhưng mục đích chính của quần áo quyên góp
là vận chuyển sang những
quốc gia đang phát triển
và chúng cũng được bán lại ở đó.
Không phải quyên góp
cũng chẳng phải gửi cho người cần.
Và nếu bạn nghĩ việc này không đồng nghĩa
với việc chúng bị vứt lại ở bãi rác,
hãy nghĩ lại nhé.
Chúng ta hãy theo dõi đường đi
của chiếc áo thun cũ vòng quanh thế giới.
Sọc đen này chính là ở Canada.
Bạn không nên bỏ lỡ chuyến đi này.
Đây là "Thị trường".
(âm nhạc)
Đó là giao dịch thật trên "Thị trường".
(âm nhạc)
Chúng tôi yêu quần áo của mình.
Giờ thì vô cùng dễ dàng, bạn có thể
đưa ra tuyên bố khác mỗi ngày.
Đây chỉ có 3 đô la thôi sao?
5 đô la lận.
Nhưng nó đi kèm một chi phí khổng lồ.
Một phần lí do tại sao
chuỗi thời trang nhanh,
như H&M, họ có những
chương trình tái chế như thế.
Trái đất đơn giản là không thể
chịu đựng nhiều quần áo
bị biến thành rác thải.
H&M có câu trả lời tốt nhất.
Nhưng chúng ta biết rằng
ít hơn 1% quần áo đã qua sử dụng
được tái chế trên toàn thế giới.
Phần lớn đồ quyên góp
đến từ nhà bán lẻ hay thùng từ thiện
thường được bảo lãnh và bán ra nước ngoài.
(âm nhạc)
(âm nhạc)
Đây là Nairobi, ở Kenya.
Quốc gia đứng đầu danh sách
muốn mua đồ cũ của bạn.
Kenya là một trong những
khách hàng thân thiết của Canada.
Vào một năm nhất định,
họ chi hơn 20 triệu đô la
cho quần áo cũ của chúng ta.
Số sọc đen còn lại này cũng đến từ Canada.
Đây là rất nhiều loại quần áo trẻ em.
Còn đây là một chiếc áo khoác.
Áo thun nữ.
Maina Andrew là người
nhập khẩu quần áo đã qua sử dụng.
Người đến từ Canada và Mỹ,
họ tương đối to con.
Cảnh tượng này không phải là cô lập.
Bạn sẽ thấy chúng trên khắp châu Phi,
Nam và Trung tâm nước Mỹ.
Rất nhiều món ở đây là
đồ từ thiện miễn phí ở Canada,
và chỉ được bán ở đây
để kiếm lợi nhuận cho nhà cung cấp
như Alice Nyansarora Anunda,
người mang nó về chợ địa phương.
Chúng gọi là quần áo, "Mitumba."
(cười lớn)
Không, đây là, chỉ là biệt danh
chúng tôi đặt,
"Mitumba" nghĩa là, "Cũ"
trong văn hoá của chúng tôi.
Cách đây khoảng 13 nghìn kilomet.
Nhưng hãy nhìn gần hơn và chúng ở đây.
Những cái tên mà bạn biết.
AEO, Zara, Adidas, H&M.
Cách chúng tôi mở bảo lãnh,
chúng tôi biết kế hoạch của họ
là nơi những quần áo mới,
đặc biệt là đồ đạc đến từ Canada.
Nhưng Andrew đề cập đến
nhiều quần áo kém chất lượng, rất khó bán.
Chúng tôi ném nó đi.
Nếu không ai mua nó,
chúng tôi chỉ việc ném đi.
(âm nhạc)
(âm nhạc)
Chúng đi vào đống rác,
rất rất nhiều.
(âm nhạc)
Anh ấy nói điều này diễn ra
thường xuyên ngay sau phiên chợ,
Bỏ quần áo hay đốt chúng
là điều người Canada không muốn làm
và người Kenya cũng vậy.
Đôi khi họ đóng gói đồ rất cũ.
Bạn thậm chí có thể những món
không còn tốt,
và chúng sẽ được quẳng sang
châu Phi hay Kenya.
(âm nhạc)
Vâng, chúng tôi đốt chúng và đó là
(âm nhạc)
Tất cả thương hiệu nổi tiếng
ở thị trường đông đúc này,
Elizabeth Cline đã chứng kiến chuyện này.
Cô ấy từng ở Kenya.
Rất nhiều công ty khác nhau trên thế giới
làm về mảng tái chế hàng dệt may
theo nghĩa chân thật nhất,
nhưng nó thật sự đang ở giai đoạn sơ khai.
Dù nó ở lại Hoa Kỳ hay
chuyển sang châu Phi,
cuối cùng, nó cũng sẽ ở lại bãi rác.
Chúng tôi nói với H&M về thị trường Kenya
và mọi thứ rất sôi nổi.
Họ nói về người trung gian I:CO,
nơi phụ trách tuyển chọn
và phân phát thùng rác của họ,
có tiêu chuẩn cực kì cao.
Nhưng họ vẫn đang xây dựng một
hệ thống theo dõi tốt hơn
nên chuyện này sẽ không tiếp tục xảy ra.
Đồ vứt bỏ thì luôn rẻ hơn.
Nó luôn là sự lựa chọn rẻ hơn.
Chỉ có một giải pháp duy nhất.
Người sản xuất quần áo phải
chịu trách nhiệm từ đầu tới cuối.
Nên họ làm ra chiếc áo thun,
họ bán nó,
chiếc áo quay lại,
và họ phải tái chế nó.
Họ không thể để nó lại
một quốc gia thế giới thứ ba.
Như Nam Phi đã cân nhắc,
chúng tôi cấm quần áo cũ.
Khi một quốc gia tồn tại
dựa trên đồ cũ,
quần áo cũ,
nó có nghĩa là hệ thống đang vận hành sai.
Đe doạ đến sự sống còn của
nền công nghiệp dệt may nước nhà.
Và giờ, nhiều quốc gia đang chống chọi lại
Nhiều quốc gia Đông Phi
đã gửi lời nhắn cho thế giới.
Họ không cần quần áo may sẵn rẻ tiền
và đã cố cấm chúng.
Chính phủ của họ cũng cho rằng
nó đang phá hoại thị trường dệt may.
Quần áo cũ thì rất rẻ
và không có nhà máy dệt may nào
có thể cạnh tranh với chúng.
Và dù cho mọi thứ bạn đã xem,
Cline nói tập đoàn H&M là công ti
tiên phong trong nỗ lực bền vững.
So với những thương hiệu khác,
họ chính là người dẫn dắt.
Tôi không biết nói gì về
phần còn lại của công nghiệp thời trang,
chuỗi thời trang nhanh
đứng đầu vị trí của danh sách.
Hãy biết rằng chất thải dệt may của bạn
là một vấn đề môi trường.
Chất thải dệt may ở bãi rác là
một trong những chất thải tăng nhanh nhất
và có lẽ dễ để làm gì đó.
Ta nên làm gì với số quần áo cũ?
Câu trả lời sẽ có ngay đây.
Bạn có câu chuyện gì cần điều tra không?
Hãy gửi cho chúng tôi: marketplace@cbc.ca
Chi phí thời trang vô cùng cao
ở "Thị trường" của bạn.
- Bạn đã từng mua điên cuồng chưa?
- Rồi.
Thứ cuối cùng bạn mua và giờ nhìn lại
bạn sẽ kiểu:
- "Mình nghĩ gì lúc đó vậy?"
- Luôn là quần áo.
Trung bình, chúng ta mua gần
70 món quần áo mỗi năm.
Điều này có nghĩa chúng ta mua
quần áo mỗi tuần.
(âm nhạc)
- Bạn đã mua gì thế?
- Rất nhiều đồ.
- Bạn có cần gì không?
- Không.
Chỉ nhìn xung quanh và
bạn mua một vài thứ.
Vâng, tôi đã mua rất nhiều thứ:
quần ôm, áo, tất, đồ lót.
Đa phần đồ này sẽ thành rác ở bãi rác.
Thời trang nhanh thường là
nguyên nhân chính của vấn đề,
nhưng chúng tôi không mua vào.
Đây là 50% polyester, 50% cotton.
Rất khó để tách những sợi đó ra
và làm thành đồ mới.
Bạn có biết cần bao nhiêu lít nước
để làm ra một chiếc quần jeans không?
Gần 4 nghìn lít.
- Wow.
- Whoo.
Thật điên rồ.
(âm nhạc)
Và đôi khi,
nhìn thấy sự phí phạm làm ta nghĩ khác đi.
Nhiều gia đình thề
họ sẽ thay đổi.
Họ muốn nhìn nhiều thứ dễ thương,
những thứ đẹp mắt,
nhưng chất lượng không thật sự tốt.
Chúng ta cần... chúng tôi cố dạy chúng
mặc đồ cho đến khi bị sờn rách.
Nói về chất thải và tiêu thụ,
tôi có cả túi quần áo cần bỏ đi.
Tôi không biết đâu mới thật là
nơi quần áo của mình đến.
Và tôi đoán rằng ai
ở nhà xem đến đây,
cũng đặt ra cho mình câu hỏi tương tự.
Một vài người thích trao đổi quần áo,
và đây là hàng phòng vệ đầu tiên.
Nếu đồ ở tình trạng thật sự tốt,
bạn có thể mang nó tới cửa hàng kí gửi.
Bạn cũng có thể gửi tại
những tổ chức từ thiện uy tín.
Hãy nghiên cứu xem
người nào nhận đồ quyên góp của bạn.
Đừng mua quá nhiều.
Và lời cuối, khi chuyện này
xảy đến với đồ cũ của bạn.
đừng vứt nó đi.
Hãy cố trao nó cho người thật sự cần.
Này, các cô gái, có ai cần áo thun không?
Không, bạn chắc chứ?
Váy quần đen? Bạn hiếm khi mặc chúng.
Cái này tuyệt đúng không? Dây kéo phía sau
Tôi nghĩ nó ổn.
Bạn có nghĩ mình sẽ
trả cái của mình đổi cái này không?
Không, cảm ơn.
Chúng là size nhỏ.
Tôi đã mặc chúng, 2 lần.
- Không, cảm ơn.
- Không? Không
Bạn có cần quần ngủ
hay biết ai cần chúng không?
- Tôi sẽ lấy chúng.
- Áo này á?
Bạn có muốn lấy quần Levi's luôn không?
Chắc rồi, size 6, tôi.
- Tuyệt vời!
- Tuyệt vời.
Thế đó và chúng sẽ không bị vứt ở bãi rác.
Không.
Có lẽ không có giải pháp hoàn hảo
cho vấn đề phức tạp này.
Nhưng nếu có vài thứ tôi
học được qua quá trình này,
sẽ có vài điều tôi có thể làm được.
Và, với tôi, nó nghĩa là mua sắm ít hơn.
Đặc biệt, nghiên cứu Thị trường
nhiều năm dài.
Chúng tôi bí mật vào các viện dưỡng lão.
Tôi đã hét vào đầu mình
và chúng cũng không đến.
Nhiều gia đình đấu tranh vì
sự chăm lo tốt hơn.
Chết đi, chết đi mụ già. Bà chết ngay đi.
Bà mẹ tội nghiệp.
Chăm sóc dài hạn đã khủng hoảng chưa?
Ồ, chúng tôi đã vượt qua nó.
Tôi nghĩ chúng tôi đã
khủng hoảng trong nhiều năm.
Nếu chuyện này diễn ra ở chăm sóc ban ngày
nó sẽ tạm ngừng 5 phút.
Chiến đấu thế nào cho chăm sóc tốt hơn,
đón xem ở Thị trường tiếp theo.
(âm nhạc)