Mọi thứ chúng ta sáng chế, như các hình tượng trong nhà thờ, các nghi lễ, mọi thứ ở đó đều do tư tưởng bày ra. Tư tưởng đã sáng chế các thứ này, sáng chế ra đấng cứu rỗi, sáng chế ra đền thờ tại Ấn Độ và mọi thứ trong các đền thờ đó. Tư tưởng đã sáng chế ra các thứ được gọi là linh thiêng. Điều này quá rõ. Tư tưởng tự bản chất không có gì linh thiêng. Khi tư tưởng sáng chế ra Thượng đế, Thượng đế cũng chẳng linh thiêng gì. Vậy thì – điều gì là linh thiêng? Điều đó chỉ có thể... hiểu được hay hiển lộ ra... khi có tự do toàn triệt... thoát khỏi nỗi sợ hãi, thoát khỏi nỗi sầu đau, và khi có cảm thức tình yêu... lòng trắc ẩn cùng với sự sáng suốt hàm chứa trong đó. Lúc đó, khi mà tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, điều linh thiêng có thể hiển lộ. Hôm đó là một buổi chiều mùa hè. Một nhóm trẻ con đang chơi đùa gần bãi biển. Một trong những bé trai, dù rách rưới và suy dinh dưỡng, vẫn nổi bật hơn các đứa trẻ khác. Đứa bé được mô tả là tỏa sáng đặc biệt. Một không gian tinh khiết và sáng ngời bao quanh nó. Vì những phẩm chất này, đứa bé được tuyển chọn... và được giáo dưỡng để làm nhục thể của đấng “Thế Sư” tương lai. Sự khám phá này không phải là sự thiên khải mới mẻ... vì người ta tin rằng loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới... một kỷ nguyên đem lại một đấng Cứu thế mới. Trong các thập kỷ đầu của thế kỷ 19… khoa học bắt đầu thay thế tôn giáo với vai trò cứu tinh của loài người Khi giáo hội độc tôn phân rã, các tổ chức mới xuất hiện... tạo thế cân bằng giữa khoa học và tôn giáo. Một trong các nhóm mới xuất hiện là Hội Thông Thiên Học, truyền bá nhanh chóng khắp thế giới. Sáng lập bởi một người Nga Helena Petrovna Blavatsky... và một người Mỹ là Henry Steel Olcott, mục tiêu của Hội là tìm kiếm chân lý... trong các tôn giáo phương Đông lâu đời, để tìm hiểu các qui luật bất khả thuyết của tự nhiên và thúc đẩy tình huynh đệ toàn cầu. Các lý tưởng này thu hút đến nỗi vào năm 1881… Hội đã trở thành một tổ chức tầm cỡ thế giới với hơn 100.000 hội viên nhiệt tình. Helena Blavatsky nghiên cứu tri thức siêu hình chuyên sâu... và được tôn sùng... bởi những người tin bà nhằm luyện được các năng lực tinh thần. Tuy có người chế nhạo bà là lừa bịp, bà là một tác giả nghiêm túc... vào năm 1888 tác phẩm quan trọng nhất của bà được xuất bản: hai bộ sách tâm huyết có tựa đề: “Học Thuyết Mật” Một nhà báo trẻ là Annie Besant được yêu cầu phân tích tác phẩm này cho báo London’s Review of Reviews. Khi lật sách xem, cô bị “choáng bởi các điều viết trong sách” Giờ đây cô thấy rõ các sự kiện rời rạc như là bộ phận trong guồng máy lớn lao... và các rối rắm, bí ẩn, các vấn đề nan giải trong đời cô dường như biến mất. Vài tuần sau... Annie Besant thệ nguyện cống hiến suốt đời cho Hội Thông Thiên. Giai đoạn bước ngoặt này không có gì lạ lùng đối với tính khí hăng hái của bà Besant. Bà đã nổi tiếng tại Anh thời Nữ hoàng Victoria với vai trò là nhà hùng biện, nhà giáo dục, nhà hoạt động cho nữ quyền đầy nhiệt huyết. và là nhà hoạt động tiên phong trong lực lượng lao động đang nổi lên. Bà đã tổ chức một cuộc đình công cho các nữ công nhân làm diêm tại hãng Bryant and Mays. Ý thức về công bằng xã hội của bà... đã khiến bà trở thành người theo Chủ nghĩa Xã hội Fa-biên. cùng với Sidney Webb, George Bernard Shaw... và Ramsey McDonald. Sau khi Blavatsky qua đời, Annie Besant trở thành người lãnh đạo Hội... và là người tạo ảnh hưởng mạnh nhất cho lý tưởng của Hội Thông Thiên. Chính bà là người tinh chế triết lý nhiêu khê của Blavatsky thành một phong trào phổ thông. Nhiều tôn giáo trên thế giới nói về một vị anh hùng hay đấng cứu rỗi sẽ xuất hiện trong thời mạt pháp để cứu giúp loài người. Trong cuốn “Học Thuyết Mật” Blavatsky mô tả… vị thế sư này định nghĩa chân lý... theo cách phù hợp với một nền văn minh mới. Đề tài này đã triển nở trong tâm trí Besant qua nhiều năm. Vào năm 1900 bà quả quyết là đã đến thời điểm... vị lãnh đạo tâm linh vĩ đại tái xuất hiện. Thậm chí bà còn thuyết giảng tại Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ... về sự xuất hiện của vị Thế Sư, Sự mong đợi lan truyền khắp Hội và hàng ngàn người tụ tập nghe bà thuyết giảng. Charles Webster Leadbeater... là một thành viên lãnh đạo khác của Hội. ông và Besant làm việc kề cận nhau... và thường ca ngợi nhau... như Olcott và Blavatsky đã làm trong những năm đầu tiên. Năm đó là năm 1909. C. W. Leadbeater đã dọn về Ấn Độ. và lúc đó sống tại Adyar, là trụ sở của Hội Thông Thiên gần Madras. Mỗi ngày ông thường cùng với một nhóm bạn... đi dạo bãi biển ở vịnh Bengal. Chính là nơi đó cậu bé Jiddu Krishnamurti được phát hiện. Dù vẻ ngoài của cậu bé ốm yếu, thiếu chăm sóc, Leadbeater nhìn thấy một phẩm chất vượt trội... đến nổi ông tuyên bố rằng cậu bé Bà la môn này... sẽ đáp ứng sự tiên tri đã mong chờ từ lâu. Krishnamurti... sẽ được chuẩn bị làm nhục thể của đấng thế sư. Mẹ cậu bé là Sanjeevamma đã chết vài năm trước... và cậu bé 14 tuổi này sống... với cha và ba anh em... ngay bên ngoài khuôn viên của Hội. Cậu bé mơ màng này bị bệnh sốt rét, và bệnh tật khiến cậu phải bỏ học. Cậu rất rụt rè và thường chìu theo ý người khác. Dường như cậu sống trong một thế giới khác. Thường không để ý các thứ diễn ra quanh mình. Có một sự trống vắng kỳ lạ. Krishnamurti và người em trai là Nityananda thân thiết với nhau đặc biệt. Và khi được thông báo cậu có cơ hội cho những việc to tác, cậu từ chối, trừ phi có Nitya đi cùng cậu. Vào ngày 27 tháng 11, 1909, Annie Besant trở lại Ấn Độ… gặp gỡ hai anh em lần đầu tiên. Một quan hệ tình cảm nảy sinh, và bà trở thành một người mẹ, người thầy, người bạn của cậu Krishnamurti nhút nhát. Đối với Annie Besant, trách nhiệm hướng dẫn tương lai cậu bé... trở thành một nhiệm vụ thiêng liêng. Người ta quyết định rằng... thời điểm giới thiệu Krishnamurti với thế giới đã đến. Vì mục đích này, Hội Ngôi Sao Phương Đông được thành lập. Trên danh nghĩa Krishnamurti giữ vai trò lãnh đạo Hội này dưới sự hướng dẫn của Annie Besant, Hội mong muốn chuẩn bị cho các thành viên công nhận vị thế sư và các thông điệp của ngài. Vào cuộc họp của Hội Thông Thiên được tổ chức vào năm đó... gần 400 thành viên mới gia nhập Hội Ngôi Sao Một tương lai sáng sủa đã thấy trước.... khi các thành viên nói về sự “Giáng thế lần Thứ hai”. Trong cảm xúc dạt dào, các thành viên mới phủ phục dưới chân cậu bé Và bà Besant công bố rằng Krishnamurti... thực sự trở thành nhục thể của vị Thế sư. Vào cuối năm 1911 mọi thứ đã chín muồi... và vận mệnh cậu bé dường như đã xác định. Rất khó thuyết phục cha cậu bé là Narianiah. Sự tôn sùng này có thể khiến ông trở thành trò cười tại Ấn... và ông đe dọa sẽ tước quyền bảo trợ của bà Besant. Bà nhanh chóng can thiệp... bằng cách giải thích các ích lợi của giáo dục nước Anh... vả nhấn mạnh ích lợi đặc biệt.., của việc con ông được học đại học Oxford Vào ngày 19 tháng 1, 1912, Narianiah ký một văn bản... cho phép Krishnamurti và Nitya được đưa qua nước Anh. Ông không biết rằng phải mất 10 năm... và dính líu đến một vụ kiện tụng lâu dài thì con ông mới trở về. Tại Anh, tin tức các cậu bé đến lan truyền nhanh chóng... và rất đông người đứng đợi sẵn đón chào đoàn tại ga Charing Cross Một thành viên Hội Thông Thiên mô tả lúc Krishnamurti đến... “là một người có dáng vẻ kỳ lạ tóc dài gần phủ vai, có đôi mắt to đen nhìn xa xăm.” Khi tôi đến châu Âu lần đầu... tôi sống giữa những người giàu có và học thức có chức quyền trong xã hội. Tôi đi lang thang trên đường phố, ngắm nhìn những nét mặt người qua lại. Tôi đến các hý viện. Tôi nhìn cách thiên hạ giải sầu để lãng quên sự bất hạnh của họ. Tôi nhìn những người đầy quyền lực chính trị, xã hội, hay tôn giáo. Tôi quan sát cách giải trí của thanh niên. Tôi nhìn thấy những người thích làm từ thiện... đi vào các khu người nghèo hèn Họ thích giúp đỡ người khác... nhưng không tự giúp mình được. Làm sao bạn chữa lành bệnh tật của người khác được khi chính bạn là nạn nhân... của căn bệnh đó? Tôi tra hỏi mọi thứ... vì tôi muốn tự mình tìm ra. Annie Besant đã diễn thuyết ba buổi rất thu hút tại Queen’s Hall ở Luân Đôn. Phong trào càng mạnh mẽ. Khi bà quay lại Ấn Độ... cậu bé bắt đầu học hành với nhiều giáo viên. Cậu thường xuyên có nhiều giáo viên và các tín đồ nhiệt thành vây quanh. Vì không được ở một mình, cậu mong có một cuộc sống bình thường hơn. Cậu trở nên bất mãn... và hết thích thú vai trò cậu được người ta chuẩn bị. Vào mùa hè năm 1914, nước Anh lao vào Thế Chiến. Các liên lạc bị cắt đứt và các cậu bé càng bị cô lập hơn. Krishnamurti trở nên càng lúc càng bất an. Annie Besant viết thư và thường xuyên nhắc cậu Annie Besant viết thư và thường xuyên nhắc cậu Dù cậu có một tình yêu và lòng trung thành sâu xa với bà Besant, tận thâm tâm cậu, có một cuộc cách mạng lặng lẽ đang diễn ra. Đã từ lâu, tôi phản kháng chống lại mọi thứ. Chống thẩm quyền người khác. Chống sự dạy dỗ của người khác. Chống kiến thức của người khác. Tôi không chấp nhận điều gì là chân lý... cho đến khi tự tôi tìm ra chân lý. Tôi chẳng bao giờ chống báng ý tưởng của người khác... nhưng tôi sẽ không chấp nhận thẩm quyền của họ... hay lý thuyết của họ về cuộc đời. Trừ khi tôi có tâm trạng phản kháng trừ khi tôi trở nên bất mãn mọi thứ, mọi tín điều, mọi giáo điều và niềm tin, tôi không thể tìm ra chân lý. Các cậu bé học hành chăm chỉ để thi đầu vào đại học. Các cậu bé học hành chăm chỉ để thi đầu vào đại học. nhưng Krishnamurti là một học trò chậm chạp và lơ đãng. Mọi người đều thất vọng khi biết rõ... rằng cậu không được chấp nhận vào học Oxford hay Cambridge. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1918, các thành viên Hội Thông Thiên hoạt động sôi nổi hơn. Tại Ấn Độ, bà Besant mê mải... trong vấn đề giáo dục và hoạt động chính trị. Bà đi tiên phong trong nỗ lực giành độc lập cho Ấn Độ... cùng với Gandhi và những người khác. Nhưng trong các bài diễn thuyết bà vẫn tuyên bố... tầm quan trọng của đấng thế sư... và thông điệp của ngài cho nhân loại. Krishnamurti trưởng thành dần dần... và sau mười năm vắng mặt tại nước mình, công việc của ông được quyết định sẽ bắt đầu tại Adyar. Vào cuối tháng 12 hai anh em về đến Bombay. Đối với bà Besant, ngày mong đợi từ lâu cuối cùng đã đến... khi hai anh em, “lúc ra đi là những cậu bé, khi trở về là những chàng trai.” Khi tôi về đến Ấn Độ tôi thấy con người ở đó... cũng vẫn tự lừa dối mình, vẫn thực hành truyền thống như cũ, vẫn đối xử tàn nhẫn với phụ nữ.