Với vài người, nó là một môn thể thao.
Với người khác, đó chỉ là trò giải trí.
Nhưng bất chấp việc ta coi
đó là môn giải trí dưới ánh mặt trời,
lướt sóng có lịch sử sâu sắc
hơn mọi người tưởng tượng.
Môn thể thao ta đang gọi là lướt sóng
bắt nguồn từ quần đảo Polinedi
ở Thái Bình Dương.
Ta biết được từ nhiều bản ghi chép
rằng lướt sóng khá phổ biến
ở vùng Polynesia thuộc Thái Bình Dương,
cũng như Tây Phi và Pê-ru.
Đặc biệt tại quần đảo Hawaii,
lướt sóng được phát triển mạnh mẽ nhất,
được ghi chép cẩn thận nhất,
và khác với bất kì đâu ở Polinedi,
môn thể thao đó vẫn tồn tại.
Và đối với người Hawaii,
lướt sóng không chỉ là
hoạt động tiêu khiển,
nó còn đóng vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần và xã hội.
Giống hầu hết xã hội Hawaii,
hầu như tất cả khía cạnh của lướt sóng
được quản lí bởi các bộ luật và lệnh cấm
được gọi là kapu.
Người Hawaii cúng biếu
lúc chọn một cây để khắc,
cầu sóng với sự trợ giúp của một kahuna,
hay một thầy tu chuyên nghiệp,
và cảm tạ sau khi sống sót
một trận lũ quét kinh khủng.
Những nơi có sóng lớn
chỉ dành cho người có địa vị cao.
Nhưng lướt sóng không chỉ là
một việc nghiêm túc
Những người lướt thi đua
và đánh cược xem ai có thể lướt xa nhất,
nhanh nhất,
hoặc lướt trên con sóng lớn nhất
với kĩ năng giỏi thượng thừa,
tạo dựng sự tôn trọng,
địa vị xã hội,
và thành công trong tình yêu.
Dù nó sau này được gọi là
môn thể thao của vua chúa,
đàn ông và phụ nữ Hawaii
ở mọi lứa tuổi và địa vị đều tham gia,
lướt trên những ván
làm bằng gỗ cây koa,
cây sa-kê,
hay cây wiliwili.
Nhiều người Hawaii dùng ván alaia,
mỏng, cỡ trung, và hơi giống
ván ngắn hiện nay.
Nhiều người dùng ván paipo,
ngắn, mũi tròn để người lướt
có thể nằm lên.
Nhưng chỉ có những tù trưởng
mới lướt ván olo lớn,
dài gấp hai lần ván dài hiện nay.
Không giống hầu hết ván trượt hiện đại,
tất cả ván đều không có rìa,
bắt người lướt phải lê tay
hoặc chân để xoay ván.
Ta không biết chính xác lướt sóng
được phát minh lúc nào,
nhưng ta biết nó đã tồn tại
ở Polynesia hàng thế kỉ
từ lúc nó được miêu tả vào năm 1777
bởi William Anderson,
bác sĩ phẫu thuật trên tàu "Resolution"
của thuyền trưởng Cook.
Dù Anderson rất thích môn thể thao này,
hầu hết những nhà truyền giáo Cơ Đốc
từ Mỹ đến Hawaii
nhiều thập kỉ sau
coi lướt sóng là sai trái,
và họ bác bỏ nó, cùng với
những khía cạnh văn hóa bản xứ khác.
Nhưng mối đe dọa lớn nhất với lướt sóng
cũng là mối đe dọa với người bản xứ.
Từ 1890, những căn bệnh mới
do người châu Âu và Mỹ mang tới
đã tàn sát người Hawaii,
chỉ còn lại ít hơn 40.000 người
từ dân số hơn 800.000
được ước tính từ trước đó.
Vào lúc đó, ảnh hưởng ngoài nước tăng lên
với việc người định cư da trắng lật đổ
nền quân chủ bản xứ vào năm 1893,
và việc Mỹ sáp nhập nơi này năm năm sau.
Sự kết thúc nền độc lập Hawaii trùng với
sự phục hưng môn lướt sóng bản xứ,
một sự phục hưng bị lợi dụng
bởi những người Mỹ xâm lược sau này.
Nhưng đầu tiên, một số người Hawaii
đã đem lướt sóng ra nước ngoài.
Năm 1907, George Freeth, người
được gọi là thần đồng Hawaii,
đến bờ biển phía tây
và thực hiện các buổi biểu diển lướt sóng
ở nam California.
Rồi vào 1914, vận động viên Olympic
Duke Kahanamoku
đến Úc và New Zealand,
lướt trên sóng Tây Thái Bình Dương
và hấp dẫn khán giả
tại bất cứ đâu anh tới.
Không lâu sau khi Freeth tới California,
một người Nam Carolina
tên Alexander Hume Ford tới Hawaii.
Sau khi học lướt sóng, anh
thành một nhà vô địch của môn này.
Nhưng Ford có thể
có những lý do "không tốt đẹp"
cho những cố gắng đầy hăng hái của anh
trong việc khuyến khích môn này.
Như nhiều người định cư, anh muốn Hawaii
thành một bang của Mỹ,
nhưng lo lắng về số đông người bản xứ
không phải da trắng và những người châu Á.
Do vậy Ford quảng bá lướt sóng
để hấp dẫn người Mỹ trắng đến Hawaii,
trước hết với tư cách khách du lịch,
rồi thành người định cư.
Anh được trợ giúp
bởi nhiều nhà văn và nhà làm phim.
Kế hoạch đổi nhân khẩu của Ford
thất bại thảm hại.
Hawaii thành một bang vào năm 1959
và vẫn là bang đa dạng
chủng tộc nhất trong nước.
Nhưng việc quảng bá lướt sóng
là một thành công lớn hơn.
Ngày nay, lướt sóng trên toàn cầu
là một ngành kinh doanh tiền tỷ,
với hàng chục triệu người hâm mộ
quanh thế giới.
Và dù khá ít những người lướt sóng này
biết những bài cầu sóng trong quá khứ,
hay những nghi thức đẽo ván,
người Hawaii vẫn tiếp tục bảo tồn
những truyền thống này,
gần như đã bị rửa trôi bởi
những làn sóng thời gian.