1 00:00:07,058 --> 00:00:11,074 Bạch tuộc có gì giống với chúng ta? 2 00:00:11,074 --> 00:00:14,004 Suy cho cùng thì chúng không có phổi, không có xương sống, 3 00:00:14,004 --> 00:00:17,004 hay một danh từ chung nào mà chúng ta có thể đồng tình. 4 00:00:17,134 --> 00:00:19,874 Nhưng, chúng có được khả năng giải các câu đố khó, 5 00:00:20,162 --> 00:00:21,998 học hỏi thông qua quan sát, 6 00:00:21,998 --> 00:00:23,634 và thậm chí sử dụng các công cụ 7 00:00:23,634 --> 00:00:26,112 giống như một số động vật khác. 8 00:00:26,112 --> 00:00:29,131 Điều đáng kinh ngạc về trí thông minh của bạch tuộc 9 00:00:29,131 --> 00:00:31,509 lại xuất phát từ cấu trúc sinh học 10 00:00:31,509 --> 00:00:34,430 hoàn toàn khác biệt với chúng ta. 11 00:00:34,430 --> 00:00:37,074 Khoảng 200 loài bạch tuộc 12 00:00:37,074 --> 00:00:40,731 là động vật thân mềm, thuộc lớp động vật chân đầu (cephalopoda), 13 00:00:40,731 --> 00:00:42,722 tiếng Hy Lạp để chỉ đầu và chân. 14 00:00:42,722 --> 00:00:45,707 Phần đầu chứa bộ não rất lớn 15 00:00:45,707 --> 00:00:50,458 với tỷ lệ não - thân tương đương với các động vật thông minh khác 16 00:00:50,458 --> 00:00:55,850 và một hệ thống thần kinh phức tạp với số lượng nơ-ron xấp xỉ loài chó. 17 00:00:55,850 --> 00:00:58,136 Nhưng thay vì phân bố tập trung trong não, 18 00:00:58,136 --> 00:01:04,171 500 triệu nơ-ron này phân bố đều khắp trong một mạng lưới gồm các hạch liên kết 19 00:01:04,171 --> 00:01:07,580 được phân chia thành ba cấu trúc cơ bản. 20 00:01:07,580 --> 00:01:11,888 Phần não trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơ-ron, 21 00:01:11,888 --> 00:01:16,670 còn hai thuỳ mắt lớn chứa khoảng 30%. 22 00:01:16,670 --> 00:01:19,398 60% còn lại nằm ở các xúc tu, 23 00:01:19,398 --> 00:01:24,366 nếu liên hệ với con người thì giống như có hai cánh tay có khả năng tự suy nghĩ. 24 00:01:24,366 --> 00:01:26,999 Điều thú vị chính là ở đây. 25 00:01:26,999 --> 00:01:30,869 Động vật có xương sống như chúng ta có bộ xương cứng để chống đỡ cơ thể, 26 00:01:30,869 --> 00:01:32,841 có các khớp giúp chúng ta di chuyển. 27 00:01:32,841 --> 00:01:35,413 Nhưng không phải chúng ta di chuyển kiểu gì cũng được. 28 00:01:35,413 --> 00:01:37,245 Ta không thể bẻ ngược đầu gối 29 00:01:37,245 --> 00:01:40,136 hoặc không thể bẻ cong chỗ giữa cẳng tay. 30 00:01:40,136 --> 00:01:43,665 Ngược lại, động vật chân đầu hoàn toàn không có xương. 31 00:01:43,665 --> 00:01:48,339 nên có thể bẻ cong "chân tay" tại bất kỳ điểm nào, bất kỳ hướng nào. 32 00:01:48,339 --> 00:01:50,198 Cho nên, việc tạo hình các xúc tu 33 00:01:50,198 --> 00:01:53,785 thành một số lượng vô hạn các hình dạng 34 00:01:53,785 --> 00:01:56,739 không phải việc chúng ta quen làm. 35 00:01:56,739 --> 00:02:00,694 Lấy ví dụ một việc đơn giản, như cầm lấy một quả táo để ăn . 36 00:02:00,694 --> 00:02:04,348 Não người có một bản đồ nơ-ron cơ thể. 37 00:02:04,348 --> 00:02:05,693 Khi ta nhìn thấy quả táo, 38 00:02:05,693 --> 00:02:09,226 Não ta kích hoạt các cơ cần thiết, 39 00:02:09,226 --> 00:02:11,310 giúp ta dùng cánh tay với tới quả táo,, 40 00:02:11,310 --> 00:02:12,852 dùng bàn tay cầm lấy táo , 41 00:02:12,852 --> 00:02:14,265 uốn cong khớp khuỷu tay, 42 00:02:14,265 --> 00:02:15,870 và đưa quả táo vào miệng. 43 00:02:15,870 --> 00:02:18,666 Đối với bạch tuộc, quá trình này thì khác. 44 00:02:18,666 --> 00:02:20,465 Thay vì bản đồ nơ-ron cơ thể, 45 00:02:20,465 --> 00:02:23,898 não của động vật chân đầu có cả một thư viện tổng hợp các hành vi. 46 00:02:23,898 --> 00:02:26,013 Khi con bạch tuộc nhìn thấy mồi, 47 00:02:26,013 --> 00:02:28,905 não của nó không kích hoạt một bộ phận cụ thể nào, 48 00:02:28,905 --> 00:02:32,473 mà kích hoạt hành vi nắm lấy thức ăn. 49 00:02:32,473 --> 00:02:34,556 Tín hiệu này truyền qua mạng lưới nơ-ron, 50 00:02:34,556 --> 00:02:36,990 các nơ-ron ở cánh tay bắt được thông điệp, 51 00:02:36,990 --> 00:02:39,724 rồi bắt đầu hành động nhằm ra lệnh cho cánh tay cử động. 52 00:02:39,724 --> 00:02:41,877 Ngay khi cánh tay chạm vào con mồi, 53 00:02:41,877 --> 00:02:46,535 một tín hiệu sóng làm kích hoạt cơ di chuyển qua cánh tay trở về trung tâm 54 00:02:46,535 --> 00:02:50,709 trong khi đó, cánh tay gửi tín hiệu khác đi từ trung tâm đến đầu cánh tay. 55 00:02:50,709 --> 00:02:54,400 Hai tín hiệu gặp nhau giữa đường giữa miếng mồi và trung tâm điều phối, 56 00:02:54,400 --> 00:02:57,343 cho biết nó phải uốn lại tại vị trí đó. 57 00:02:57,343 --> 00:03:01,591 Điều này có nghĩa là, mỗi một chi trong tám "cánh tay" của bạch tuộc 58 00:03:01,591 --> 00:03:04,092 về cơ bản có thể tự suy nghĩ. 59 00:03:04,092 --> 00:03:07,415 Điều này giúp bạch tuộc có khả năng linh hoạt và sáng tạo tuyệt vời, 60 00:03:07,415 --> 00:03:09,644 khi đối diện với một tình huống mới, 61 00:03:09,644 --> 00:03:11,702 có thể là mở chai để lấy thức ăn, 62 00:03:11,702 --> 00:03:13,436 thoát ra khỏi một mê cung, 63 00:03:13,436 --> 00:03:15,359 di chuyển trong môi trường mới lạ, 64 00:03:15,359 --> 00:03:19,601 thay đổi kết cấu và màu sắc da để hoà vào cảnh vật, 65 00:03:19,601 --> 00:03:23,648 hay bắt chước các loài sinh vật khác để doạ kẻ thù bỏ đi. 66 00:03:23,648 --> 00:03:26,477 Động vật chân đầu có thể đã phát triển bộ não phức tạp 67 00:03:26,477 --> 00:03:29,350 từ rất lâu trước cả họ hàng động vật xương sống chúng ta. 68 00:03:29,350 --> 00:03:32,959 Trí thông minh không chỉ có ích cho mỗi loài bạch tuộc thôi. 69 00:03:32,959 --> 00:03:34,774 Hệ thần kinh và tám chi phần có khả năng tự suy nghĩ 70 00:03:34,774 --> 00:03:37,774 rất khác biệt ở loài này 71 00:03:37,774 --> 00:03:39,812 đã tạo cảm hứng cho các nghiên cứu mới 72 00:03:39,812 --> 00:03:43,944 trong việc tạo ra các robot linh hoạt được làm từ vật liệu mềm. 73 00:03:43,944 --> 00:03:48,882 Đồng thời, việc nghiên cứu trí thông minh phát triển từ một nhánh tiến hóa khác 74 00:03:48,882 --> 00:03:53,706 có thể giúp chúng ta hiểu thêm về trí thông minh và ý thức nói chung. 75 00:03:53,706 --> 00:03:57,473 Biết đâu có thể tồn tại các dạng đời sống thông minh khác, 76 00:03:57,473 --> 00:04:00,791 hay cách mà các sinh vật này xử lý thông tin từ thế giới xung quanh.