Bạn sẽ thà bị rắn cắn hay chạm phải cóc có độc ở da? Khoan đã, có gì khác biệt giữa nọc độc của rắn và độc tố của cóc cơ chứ? Giả sử như bạn chẳng may bị một con rắn đuôi chuông cắn. Khi nó cắn bạn con rắn sẽ tiết ra nọc độc từ những chiếc túi dịch nhỏ phía sau mắt tiết qua những chiếc răng nanh sắc nhọn cắm vào da thịt bạn Nọc độc sẽ theo máu mà lan ra khắp cơ thể. Trong đa số các trường hợp, nọc rắn có chứa chất gây tê liệt thần kinh, và protein có thể gây ra các triệu chứng như khiến cơ bắp nóng như lửa đốt, làm vỡ tế bào máu, và khiến bạn hoàn toàn bị tê liệt. Nhưng có thể bạn vẫn gặp may! Bởi rắn không phải lúc nào cũng muốn lãng phí nọc độc của chúng vì bạn. Thực tế là 20-80% các ca rắn cắn được gọi là ''cắn chơi'' khi rắn chỉ đang cố gắng gửi một thông điệp tới bạn, chứ không phải là giết bạn. Bạn có thể thấy đó, rắn phải tiêu tốn nhiều năng lượng và nguồn lực để tạo ra nọc độc, nên chúng chẳng muốn phí phạm nọc độc của mình. Trái lại, nếu là độc tố thì mọi chuyện lại khác hẳn. Đó sẽ không còn là lời cảnh báo nữa. Nếu bạn cầm một con cóc có độc lên chỉ để ngắm nhìn màu da tuyệt đẹp của nó, thì bạn sẽ bị nhiễm thứ độc chết người qua tay của mình. Khi độc tố thấm qua da bạn và lan theo dòng máu, độc tố sẽ bắt đầu tác động tới thần kinh, rồi khiến các cơ trên cơ thể không hoạt động nổi. Nếu độc tố đó lan tới tim, thì tim bạn sẽ ngừng đập. Sự khác nhau giữa nọc độc và độc tố đơn giản nằm ở phương thức nhiễm độc. Con người nhiễm độc tố qua hô hấp, tiêu hóa, hay tiếp xúc qua da. Còn nọc độc thì phải qua vết thương. Xét về mặt hóa học, nọc độc và độc tố cả hai đều là chất độc, vậy nên vết cắn rắn có chứa nọc độc. Một con cóc cũng có độc tố. Nhện nâu ẩn dật là loài mang nọc độc. Cá mao tiên và cá nóc có độc tố. Và một số các hợp chất khác có thể là độc tố ở loài này và là nọc độc ở loài khác. Tetrodotoxin, một loại chất độc gấp 10.000 lần cyanide, trong cơ thể cá nóc khiến chúng trở thành loài cá độc. Loại chất này còn có trong loài bạch tuộc tua xanh chết người nọc độc của nó được tiết ra theo vết mổ. Một số loài thậm chí còn có thể có cả độc tố lẫn nọc độc. Ví dụ như rắn hổ mang châu Á. Chúng không chỉ có nọc độc ở răng nanh mà còn hấp thụ độc tố từ cóc nhái mà chúng ăn rồi sản sinh ra lại độc tố đó qua những tuyến đặc biệt trên cổ, biến nó thành độc tố. Các nhà khoa học không ngừng tìm ra những loài mới sử dụng chất độc của chúng theo những cách kì lạ mà thú vị. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loài giáp sát có nọc độc đầu tiên trên thế giới. Trong 70.000 loài giáp xát, chỉ có duy nhất loài remipede nhỏ bé này là có độc tố. Người ta cũng tìm ra cách tạo ra độc tố của loài speleonectes tulumensis mà chúng tiết qua những chiếc răng nanh bé tí. Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về ảnh hưởng của các loại độc tố này nhưng họ cho rằng nó sẽ khiến cho các dây thần kinh nhận thức của nạn nhân bị đốt cháy nhiều lần cho tới khi chúng bị tê liệt Sau đó, con remipede sẽ tiến lại gần, phá hủy lớp xương ngoài của con mồi và hút cạn 'máu' của nó. Tuy vậy, độc tố và nọc độc không phải lúc nào cũng có hại. Hàng nghìn năm qua, loài người đã tìm mọi cách để biến sức mạnh của những chất độc này thành có lợi cho con người. Ngày nay, có những loại thuốc được chế xuất từ các loại chất độc. Độc tố từ loài ốc nón được dùng làm thuốc giảm đau. Và nhiều loài cây có độc đã được sử dụng để chữa mọi thứ bệnh từ sốt rét cho tới nhịp tim không đều. Và nọc độc của bọ cạp có lẽ một ngày nào đó sẽ được sử dụng để chữa bệnh tim. Vậy bạn nên làm gì nếu bị một loài nào đó có độc cắn? Đừng có thử bất cứ điều gì mà bạn từng xem trên mạng hay phim ảnh! Đừng có cố tóm và giết chết con vật đã cắn bạn, và đừng dùng ga-rô hay dao để xử lý vết thương. Và quan trọng nhất là, đừng hoảng sợ! Hãy bình tĩnh, và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế. Việc điều trị phần lớn phụ thuộc vào việc loài vật mà bạn đã gặp phải là loài gì. Nhưng nếu bạn quên mất sự khác nhau giữa độc tố và nọc độc mà nói với nhân viên y tế rằng bạn bị một con rắn viper cắn, họ có thể bỏ qua cho bạn và vẫn điều trị bình thường.