Cảm ơn.
Rất hân hạnh được đến đây.
Lần cuối cùng tôi phát biểu ở TED
tôi nghỉ là khoảng 7 năm trước.
Tôi đã nói về nước sốt mì Ý.
Và tôi đoán là đã có nhiều người xem những cái video đó.
Từ đó có nhiều người khi gặp tôi
thì hay hỏi về nước sốt mì Ý,
đó là một điều tuyệt vời trong thời gian ngắn --
(Cười)
nhưng thật ra không tuyệt vời lắm
nếu kéo dài suốt 7 năm.
Vì thế tôi nghĩ là tôi đến đây
và cố gắng đưa nước sốt mì vào quá khứ.
(Cười)
Chủ đề của phiên sáng nay là Những Thứ Mà Chúng Ta Tạo Ra.
Cho nên tôi nghĩ là tôi sẽ kể một câu chuyện
về một người
đã tạo ra một trong những vật quý giá nhất
trong thế hệ của anh ta.
Tên của anh ta là Carl Norden.
Carl Norden sinh năm 1880.
Và anh là người Thụy Sĩ.
Và tất nhiên, người Thụy Sĩ có thể được chia ra
thành hai nhóm, nói chung:
những người làm ra các vật nhỏ, tinh tế
mắc tiền,
và những người quản lý tiền bạc
của những người mua các vật nhỏ, tinh tế
đắt tiền đó.
Và Carl Nordon hoàn toàn nằm trong nhóm thứ nhất.
Anh là một kỹ sư.
Anh học ở Đại học kỹ thuật quốc gia ở Zurich.
Trên thực tế, một trong những bạn học của anh là một chàng trai tên Lenin
một người sau này
phá vỡ những vật nhỏ, đắt tiền và tinh tế.
Carl là một kỹ sư Thụy Sĩ.
Và ý tôi là một kỹ sư Thụy Sĩ chính gốc.
Anh mặc com-lê;
anh có một bộ râu mép rất rất nhỏ và quan trọng
anh ta độc đoán
anh ta đề cao bản thân
có động lực
và anh ta có một cái tôi khác thường;
và anh ta làm việc 16 giờ một ngày;
anh ta có một cảm giác mạnh mẽ về dòng điện hai chiều;
anh ta cảm thấy rằng tắm nắng là dấu hiệu của đạo đức kém;
anh uống rất nhiều ca phê;
và anh làm việc hiệu quả nhất
khi ngồi hàng giờ trong nhà bếp của nhà mẹ anh ở Zurich
trong im lặng hoàn toàn
với không gì hơn là một cây thước kẻ.
Dù sao đi nữa,
Carl Norden di dân sang Hoa Kỳ
ngay trước Chiến tranh thế giới thứ nhất
và mở một cửa tiệm trên đường Lafayette
ở trung tâm Manhattan.
Và anh ta bị ám ảnh bởi câu hỏi
là làm sao có thể thả bom từ máy bay.
Các bạn thử nghĩ xem,
trong thời đại trước thiết bị định vị toàn cầu và máy ra đa,
đó hiển nhiên là một câu hỏi rất khó.
Đó là một vấn đề vật lý rất phức tạp.
Ta có một máy bay ở vài ngàn bộ trên không trung,
đang bay với tốc độ hàng trăm dặm một giờ,
và bạn cố gắng thả một vật, một quả bom,
trúng một mục tiêu
trong ảnh hưởng của các loại gió và mây,
và bao nhiêu trở ngại khác.
Có rất nhiều người,
trước chiến tranh thế giới thứ nhất và giữa hai cuộc chiến,
đã cố gắng giải quyết vấn đề đó,
và hầu như tất cả mọi người đều không thành công.
Những thiết bị ngắm bom thời đó
đều cực kỳ thô sơ.
Nhưng Carl Norden chính là người hoàn toàn giải được vấn đề đó.
Và anh đã tạo ra một thiết bị cực kỳ phức tạp.
Nó nặng khoảng 23kg.
Nó được gọi là thiết bị ngắm bom Norden Mark 15.
Nó có không biết bao nhiêu là đòn bẩy và vòng bi
và phụ tùng và giác kế.
Anh ta tạo ra một cái thiết bị phức tạp này.
Và điều mà anh ta giúp mọi người làm là
anh ta cho phép người ném bom mang thiết bị này lên máy bay,
ngắm mục tiêu bằng mắt thường,
bởi vì những người này ở trong lồng kính của máy bay ném bom,
và họ nhập vào độ cao của máy bay,
tốc độ của máy bay, tốc độ của gió
và tọa độ
của mục tiêu.
Và thiết bị ngắm bom sẽ cho anh ta biết khi nào ném bom.
Và như Norden đã nói một cách nổi tiếng,
"Trước khi có thiết bị ngắm bom đó,
những quả bom thường xuyêt trật mục tiêu
ít nhất là một dặm."
Nhưng anh ta nói, với thiết bị ngắm bom Mark 15 Norden,
anh ta có thể ném bom trúng một thùng dưa muối
từ độ cao 20,000 bộ.
Tôi không thể cho bạn biết
là quân đội Hoa Kỳ
đã phấn khích như thế nào
khi nghe tin về thiết bị ngắm bom Norden.
Nó giống như là thức ăn từ thiên đường vậy.
Đây là một quân đội
vừa mới trải qua thế chiến thứ nhất,
với hàng triệu lính
chiến đấu trong các chiến hào,
không đi đâu được, và không có tiến triển gì,
và ở đây là một người tạo ra một thiết bị
cho phép họ bay trên trời
cao trên lãnh thổ của địch
và hủy diệt tất cả những gì họ muốn
với độ chính xác cực kỳ cao.
Và quân đội Hoa Kỳ
chi ra 1.5 tỷ đô la --
1.5 tỷ đô la trong năm 1940 --
để phát triển thiết bị ngắm bom Norden.
Để so sánh rõ hơn,
tổng chi phí của dự án Manhattan
là 3 tỷ đô la.
Số tiền được chi ra cho thiết bị ngắm bom Norden
bằng phân nửa số tiền chi ra cho dự án quân sự nổi tiếng nhất
của thời hiện đại.
Và có nhiều người, những nhà chiến lược trong quân đội Hoa Kỳ,
thật sự nghĩ rằng chỉ một thiết bị này thôi
sẽ là tạo ra sự khác biệt
giữa chiến thắng và thất bại
khi đối đầu với quân Quốc xã,
và đối đầu với quân Nhật.
Và đối với Norden,
thiết bị này có một giá trị đạo đức cự kỳ quan trọng,
vì Norden là một người sùng đạo Thiên Chúa giáo.
Trên thực tế, anh ta rất khó chịu
khi mọi người xem thiết bị ngắm bom đó là phát minh của anh,
bởi vì trong mắt anh,
chỉ có Chúa mới phát minh ra các vật.
Anh đơn giản chỉ là một dụng cụ của ý muốn của Chúa.
Và ý muốn của Chúa là gì?
Ý muốn của Chúa là những mất mát trong bất cứ cuộc chiến nào
cũng đều được giảm đến mức tối thiểu.
Và thiết bị ngắm bom Norden làm được gì?
Nó giúp chúng ta làm được điều đó.
Nó giúp chúng ta chỉ ném bom những gì
mà chúng ta hoàn toàn cần phải hủy diệt.
Vì vậy trong những năm gần trước Thế chiến thứ hai,
quân đội Hoa Kỳ mua 90000
thiết bị ném bom Norden
với giá 14000 đô la một cái --
một lần nữa, đô la trong năm 1940, đó là số tiền rất lớn.
Và họ huấn luyện 50000 lính ném bom để xử dụng những thiết bị đó --
những khóa huấn luyện chuyên sâu dài vài tháng --
bởi vì những thiết bị này căn bản là những máy điện toán thô sơ;
chúng không phải dễ sử dụng.
Và họ bắt những người lính ném bom này thề
là nếu họ bị bắt,
họ sẽ không tiết lộ một chi tiết nào
về thiết bị này cho quân địch,
bởi vì điều bắt buộc là kẻ thù không thể sờ vào được
cái mẩu công nghệ cực kỳ thiết yếu này.
Và mỗi khi thiết bị ngắm bom Norden được đem lên máy bay,
nó được hộ tống bằng nhiều vệ sĩ có vũ trang.
Và nó được di chuyển trong một cái hộp với một mảnh vải che lại.
Và cái hộp này được còng vào tay của những người vệ sĩ.
Nó không bao giờ được chụp hình.
Và có một thiết bị thiêu hủy nhỏ ở bên trong,
để nếu mà máy bay bị rơi, thì nó sẽ bị thiêu hủy
và kẻ địch sẽ không bao giờ lấy được thiết bị đó.
Thiết bị ngắm bom Norden
là chiếc cốc thánh.
Vậy thì điều gì đã xảy ra trong Thế chiến thứ hai?
Hóa ra thiết bị này không phải là chiếc cốc thánh.
Trong thử nghiệm, thiết bị ngắm bom Norden
có thể thả bom trúng một thùng dưa muối từ 20000 bộ,
nhưng đó là trong những điều kiện hoàn hảo.
Và tất nhiên, trong chiến tranh,
điều kiện không bao giờ hoàn hảo.
Trước hết, thiết bị này rất khó dùng -- thật sự rất khó dùng.
Không phải ai
trong số 50000 người lính nem bom
cũng có khả năng lập trình đúng một máy điện toán cơ bản.
Thứ hai nữa, nó hay bị hỏng.
Nó chứa đầy các loại con quay, ròng rọc,
phụ tùng và vòng bi,
và những thứ này không hoạt động tốt như mong muốn
trong chiến đấu.
Thứ ba, khi Norden tính toán,
anh giả định là máy bay sẽ bay
ở một tốc độ tương đối chậm ở một độ cao thấp.
Nhưng trong chiến tranh, bạn không làm thế được;
bạn sẽ bị bắn rớt.
Vì vậy họ bay ở những độ cao lớn với những tốc độ rất nhanh.
Và thiết bị ngắm bom Norden không hoạt động tốt được
trong những điều kiện như vậy.
Nhưng quan trọng hơn hết,
thiết bị ném bom Norden đòi hỏi người ném bom
phải nhìn thấy được mục tiêu.
Nhưng tất nhiên, điều gì xảy ra trong thực tế?
Mây, đúng không.
Nó cần một bầu trời không mây thì mới chính xác được.
Vậy thì có bao nhiều ngày mà trời không có mây
bạn nghĩ ở Trung Âu
từ 1940 đến 1945?
Không nhiều lắm.
Và để dẫn chứng cho các bạn
là thiết bị ngắm bom Norden thiếu chính xác như thế nào,
có một sự kiện nổi tiếng vào năm 1944
khi quân Đồng minh ném bom một nhà máy hóa chất ở Leuna, Đức.
Và nhà máy hóa chất này rộng
757 mẫu Anh.
Và trong hơn 22 chiến dịch ném bom,
quân Đồng minh ném 85000 trái bom
trên nhà máy hóa chất rộng 757 mẫu Anh này,
sử dụng thiết bị ngắm bom Norden.
Bao nhiêu phần trăm của những quả bom này
các bạn nghĩ đã rơi
trong phạm vi 700 mẫu Anh của nhà máy này?
10 phần trăm. 10 phần trăm.
Và trong số 10 phần trăm rơi trúng,
16 phần trăm không nổ; chúng bị tịt ngòi.
Nhà máy hóa chất Leuna,
sau một trong những cuộc ném bom kịch liệt nhất trong lịch sử chiến tranh,
hoạt động trở lại trong vòng vài tuần.
Hơn thế nữa, tất cả các biện pháp phòng ngừa
để tránh thiết bị ngắm bom Norden lọt vào tay của quân Quốc xã thì sao?
Hóa ra rằng
Carl Norden, một người Thụy Sĩ thật thụ,
rất phục những kỹ sư Đức.
Vì vậy trong những năm 1930, anh ta đã thuê rất nhiều những người này,
và một trong số đó là một người tên Hermann Long,
người mà vào năm 1938,
đã đưa tất cả các kế hoạch chi tiết của thiết bị ngắm bom Norden cho quân Quốc Xã.
Vì vậy họ cũng có thiết bị ngắm bom Norden riêng của họ trong suốt cuộc chiến --
và tất nhiên, những thiết bị đó cũng không hoạt động tốt được.
(Cười)
Vậy thì tại sao chúng ta lại nói về thiết bị ngắm bom Norden?
Bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại
có rất rất nhiều
những thiết bị ngắm bom Norden.
Chúng ta sống trong một thời đại mà có rất nhiều những
người rất rất thông minh
nói rằng họ đã phát minh ra những thiết bị
sẽ thay đổi thế giới mãi mãi.
Họ phát minh ra các trang web giúp chúng ta tự do.
Họ phát minh ra thứ này, thứ kia hoặc thứ nọ
để làm thế giới mãi mãi tốt hơn.
Nếu bạn đi vào quân đội,
bạn sẽ tìm thấy rất nhiều Carl Norden.
Nếu bạn đi tới Lầu Năm Góc, họ sẽ nói
"Bạn biết không, bây giờ chúng tôi thật sự có thể
ném một quả bom trúng một thùng dưa muối
từ 20.000 bộ."
Và bạn biết không, đó là sự thật; họ thật sự có thể làm như vậy.
Nhưng chúng ta cần nhận thấy rất rõ
là điều đó có rất ít ý nghĩa.
Trong cuộc chiến ở Iraq, vào thời điểm ban đầu của cuộc chiến,
quân đội Hoa Kỳ, không quân,
gửi hai phi đội F-15E Fighter Eagles
tới sa mạc Iraq
trang bị với những máy chụp hình trị giá 5 triệu đô la
có khả năng thấy được bề mặt của sa mạc.
Và nhiệm vụ của họ là tìm và huỷ diệt --
các bạn có nhớ những máy phóng tên lửa Scud,
những tên lửa đất đối không
mà người Iraq phóng vào những người Israel?
Nhiệm vụ của hai phi đội này
là hủy diệt tất cảc các bệ phóng tên lửa Scud đó.
Vì vậy họ bay ngày và đêm,
thả hàng ngàn quả bom,
phóng hàng ngàn tên lửa
với hy vọng loại trừ cái tai họa đó.
Sau khi cuộc chiến kết thúc, có một cuộc kiểm tra --
giống như quân đội và không quân luôn làm --
và họ đề ra một câu hỏi:
chúng ta đã hủy diệt được bao nhiêu tên lửa Scud?
Bạn có biết câu trả lời là gì không?
Con số 0, không được cái nào hết.
Tại sao lại như vậy?
Có phải vì vũ khí của họ không chính xác?
Ô không, chúng chính xác cự kỳ.
Chúng có thể hủy diệt cái hộp nhỏ ngay đây
từ 25000 bộ.
Vấn đề là họ đã không biết những bệ phóng tên lữa Scud nằm ở đâu.
Vấn đề của bom và thùng dưa muối
không phải là thả trái bom vào thùng dưa muối,
mà là biết tìm thùng dưa muối ở đâu.
Đó luôn luôn là vấn đề khó hơn
trong chiến tranh.
Hãy lấy cuộc chiến ở Afghanistan làm ví dụ.
Cái gì là vũ khí tiêu biểu
của cuộc chiến của CIA ở Tây Bắc Pakistan?
Đó là máy bay không người lái. Máy bay không người lái là gì?
Đó chính là cháu của thiết bị ngắm bom Norden 15.
Nó là mộ vũ khí tàn phá chính xác.
Trong 6 năm vừa qua,
ở Tây Bắc Pakistan,
CIA đã bay hàng trăm chiến dịch máy bay không người lái,
và họ đã sử dụng những máy bay này
để giết 2000
lính Pakitstan và Taliban bị tình nghi.
Vậy thì độ chính xác của những máy bay này như thế nào?
Nó rất là phi thường.
Chúng ta nghĩ là chúng ta đang ở độ chính xác 95%
trong tấn công bằng máy bay không người lái.
95 phần trăm những người chúng ta giết là cần giết, đúng không?
Đó là một trong những kỷ lục phi thường
trong lịch sử của chiến tranh.
Nhưng các bạn có biết điều quan trọng ở đây là gì không?
Trong cùng khoảng thời gian
mà chúng tả sử dụng những máy bay
với độ tàn phá chính xác đó,
thì con số của các cuộc tấn cộng, của những vụ nổ bom tự xác, và những cuộc tấn công khủng bố,
nhắm vào quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan
đã tăng lên gấp 10 lần.
Khi chúng ta trở nên ngày càng hiệu quả hơn
trong tiêu diệt họ,
họ đã trở nên ngày càng giận dữ hơn,
và ngày càng hăng hái hơn để tiêu diệt chúng ta.
Tôi đã không kể cho các bạn nghe một câu chuyện thành công.
Tôi miêu tả cho các bạn
một câu chuyện trái ngược của thành công.
Và đó chính là vấn đề
về sư say mê của chúng ta đối với những thứ chúng ta tạo ra.
Chúng ta nghĩ là những thứ chúng ta tạo ra sẽ giải quyết được những vấn đề của chúng ta,
nhưng những vấn đề của chúng ta lại phức tạp hơn thế rất nhiều.
Vấn đề không phải là chúng ta có bom chính xác như thế nào,
vấn đề là chúng ta sử dụng bom như thế nào,
và quan trọng hơn nữa,
chúng ta có nên sử dụng bom hay không.
Có một tái bút
cho câu chuyện của Norden
về Carl Norden và thiết bị ngắm bom tuyệt vời của anh.
Đó là, vào ngày 6 tháng 8 năm 1945,
một chiếc may bay ném bom B-29 tên Enola Gay
bay qua Nhật
và sử dụng thiết bị ngắm bom Norden,
thả một trái bom nguyên tử rất lớn
lên thành phố Hiroshima.
Và giống như thường lệ đối với thiết bị ngắm bom Norden,
quả bom đó trật mục tiêu khoảng 800 bộ.
Nhưng tất nhiên, điều đó không là vấn đề gì cả.
Và đó chính là điều trớ trêu lớn nhất trong mọi thứ
khi nói đến thiết bị ngắm bom Norden.
Thiết bị ngắm bom trị giá 1.5 tỷ đô la của không quân
được sử dụng để ném một quả bom giá 3 tỷ đô la,
một quả bom không cần thiết bị ngắm nào cả.
Trong khi đó, ở New York,
không ai nói cho Carl Norden biết rằng
thiết bị ngắm bom của anh được sử dụng ở Hiroshima.
Anh là một người sùng đạo Thiên Chúa giáo.
Anh nghĩ là anh đã thiết kế một thiết bị
làm giảm đi thiệt hại của chiến tranh.
Nó có thể sẽ làm anh đau khổ.
(Vỗ tay)