Chuyện gì xảy ra sau khi chết đi? Phải chăng là thiên đường bình yên? Nỗi dày vò không ngừng nghỉ? Đầu thai? Hay tất cả chỉ là hư không? Một hoàng đế Trung Hoa nghĩ rằng dù kiếp sau có thế nào, tốt hơn hết là ông mang theo một đội quân. Chúng ta biết điều này vì vào năm 1974, các nông dân đào giếng gần ngôi làng nhỏ tình cờ gặp một trong những phát hiện quan trọng nhất lịch sử khảo cổ: một hang rộng mênh mông dưới lòng đất bao quanh lăng mộ hoàng đế, và chứa hơn 8.000 tượng sỹ đất nung có kích thước như thật trong tư thế ra trận Câu chuyện về đội quân dưới lòng đất bắt đầu khi Doanh Chính người đã trở thành hoàng đế nước Tần lúc 13 tuổi vào năm 246 TCN. Đầy tham vọng và tàn nhẫn, ông lên ngôi lấy hiệu Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa sau khi thống nhất 7 nước thời Chiến quốc. 36 năm trị vì của ông đã cho thấy nhiều thành tựu lịch sử, bao gồm thống nhất hệ thống đo lường, thống nhất chữ viết cho toàn bộ Trung Hoa, và bức tường phòng thủ mà sau này được biết đến với tên gọi Vạn Lý Trường Thành Nhưng có lẽ Tần Thủy Hoàng đã đổ nhiều tâm huyết cho việc giữ vững ngai vàng của mình bởi lẽ ông bị ám ảnh với ý nghĩ được bất tử. Trong những năm cuối đời, ông cho đạo sĩ luyện đơn và cho người đi tìm thuốc tiên thứ sẽ giúp ông thỏa ước muốn bất tử Thậm chí khi vừa mới lên ngôi, ông đã bắt đầu cho xây dựng một nghĩa trang nguy nga dưới lòng đất chất đầy tượng đài, đồ thủ công mỹ nghệ và cả một đội quân để hộ tống ông về thế giới bên kia, và tiếp tục trị vì vương quốc. Đội quân hùng vĩ này vẫn đứng ngay đúng vị trí đội hình chiến đấu và được trải dài qua nhiều khu hầm Đội quân chính gồm 6.000 lính, mỗi tượng nặng vài trăm tạ. Đội quân thứ hai có hơn 130 xe ngựa chiến và hơn 600 con ngựa. Còn đội quân thứ ba là chỉ huy cấp cao. Hầm trống thứ 4 được cho rằng công trình nguy nga kia có lẽ vẫn chưa kịp hoàn thành khi hoàng đế băng hà. Ngoài ra, khu đền đài gần đó có tượng nhạc công và vũ công, tùy tùng và quan đại thần, cùng nhiều loại động vật lạ. Nó cho thấy Tần Thủy Hoàng còn có nhiều kế hoạch cho thế giới bên kia chứ không đơn thuần là gây chiến. Tất cả các pho tượng đều được điêu khắc từ đất nung, một loại đất sét nâu đỏ. Để làm ra chúng, hơn 720.000 lao động và nhiều công xưởng được huy động làm việc theo lệnh của hoàng đế, gồm nhóm thợ thủ công nắn các phần cơ thể tượng rời rồi ráp lại thành tượng lính, dựng thành đội quân cho hoàng đế. Tượng được sắp xếp theo cấp bậc và được trang bị vũ khí và quân phục khác nhau, mỗi tượng có kiểu tóc, vẻ mặt, và thậm chí có đôi tai khác nhau Theo nguyên bản, mỗi tượng sỹ được sơn màu bắt mắt, nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng, sơn bị khô và bong tróc, chỉ để lại lớp đất nung. Vì lý do này, một lăng tẩm khác chỉ cách đó không đầy một dặm nhưng vẫn chưa được khai quật. Đây là ngôi mộ thật sự của Tần Thủy Hoàng. Theo báo cáo, nó gồm nhiều cung điện, các loại đá quý và đồ thủ công mỹ nghệ, và thậm chí các dòng sông thủy ngân chảy quanh các ngọn núi bằng đồng. Nhưng cho đến khi tìm được cách phơi bày mà không hủy hoại kho báu bên trong, ngôi mộ vẫn bị niêm phong. Hoàng đế Tần không phải người duy nhất muốn người hộ tống đến đích cuối. Lăng mộ Ai Cập cổ cũng đầy tượng đất sét tượng trưng cho thế giới cực lạc. Ở Nhật, thời Kofun, người chết được chôn cùng tượng ngựa và nhà cửa. Còn các ngôi mộ ở Đảo Jaina, gần bờ biển Mexico, chứa đầy tượng gốm. May thay, dù là người tàn nhẫn, Tần Thủy Hoàng đã chọn cách xây dựng một đạo quân tùy táng, thay vì hy sinh người sống tuẫn táng theo ông như cách ta thấy ở Ai Cập, Tây Phi, Tiểu Á, vài vùng ở Bắc Mỹ và thậm chí là Trung Hoa, thời nhà Thương và Chu. Ngày nay, mọi người trên khắp thế giới đổ về chiêm ngưỡng đội quân hiên ngang vẫn đang lặng lẽ chờ lệnh nghênh chiến suốt hàng thế kỷ.