Buổi trò chuyện hôm nay nói về một chủ đề có lẽ một vài người đã từng nghe qua. Nó có tên là Arab Spring (Mùa xuân Ả Rập). Đã có ai nghe đến chưa? (Vỗ tay) Vào năm 2011, sức mạnh đã dịch chuyển, từ số ít đến số đông, từ văn phòng chính phủ đến quảng trường trung tâm, từ các tần sóng được bảo vệ nghiêm ngặt đến những mạng lưới mở rộng. Nhưng trước khi Tahrir thành biểu tượng toàn cầu cho sự giải phóng, đã có rất nhiều khảo sát tiêu biểu cho mọi người tự do ngôn luận một cách thầm lặng hơn nhưng vẫn mạnh mẽ. Tôi nghiên cứu xã hội Hồi giáo trên thế giới tại Gallup. Từ năm 2001, chúng tôi phỏng vấn hàng trăm nghìn người già và trẻ, đàn ông và phụ nữ, người có học và người mù chữ. Cuộc trò chuyện của tôi hôm nay sử dụng nghiên cứu này để tiết lộ vì sao người Ả rập nổi dậy và điều họ muốn ngay lúc này. Giờ thì, khu vực này rất đa dạng, và mỗi nước đều khác biệt. Nhưng những thành phần bạo động đều có cùng nỗi bất bình và nhu cầu tương tự nhau ngày nay. Tôi sẽ tập trung phần lớn bài nói về Ai Cập. Dĩ nhiên không phải vì tôi sinh ra ở đó. Mà vì đó là quốc gia Ả Rập lớn nhất cùng với sức ảnh hưởng rất lớn. Nhưng tôi sẽ kết thúc bằng cách mở rộng góc nhìn ra toàn vùng để nhìn vào những vấn đề bình thường của quan điểm tôn giáo và chính trị của Ả Rập và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ, tiết lộ những điều bất ngờ sắp tới. Sau khi phân tích hàng tá dữ liệu điều mà chúng tôi khám phá được là: Chỉ riêng thất nghiệp và nghèo đói không dẫn đến cuộc nổi dậy Ả Rập năm 2011. Nếu hành động từ sự tuyệt vọng của 1 người bán hoa quả Tusinia đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng, thì chính sự khác biệt giữa điều người Ả Rập trải qua và điều họ mong đợi đã tiếp thêm sức mạnh cho họ. Để hiểu rõ hơn ý của tôi, hãy xem xét xu hướng này ở Ai Cập. Trên giấy tờ, quốc gia này đang làm ăn rất tốt. Thậm chí, nó chiếm được cảm tình của các công ty đa quốc gia nhờ sự phát triển kinh tế. Nhưng dưới bề mặt lại là một thực tế rất khác. Năm 2010, ngay trước cuộc cách mạng, mặc dù thu nhập bình quân đầu người đang tăng ở mức 5% trong nhiều năm, người Ai Cập chưa bao giờ thấy tệ hơn thế về cuộc sống của họ. Đây là điều rất bất thường, vì trên khắp thế giới chúng tôi thấy rằng, không hề ngạc nhiên là mọi người cảm thấy tốt hơn khi đất nước của họ giàu có hơn. Đó là vì họ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và nước của họ phục vụ dịch vụ xã hội tốt hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn trái ngược ở Ai Cập. Khi nước này trở nên giàu có hơn, thất nghiệp lại gia tăng và độ thỏa mãn của người dân với những thứ như nhà đất và giáo dục giảm mạnh. Nhưng không chỉ phẫn nộ vì bất công kinh tế. Nó còn là mong muốn sâu thẳm của người dân về sự tự chủ. Đối lập với lí thuyết về xung đột văn hóa, người Ả Rập không coi thường quyền tự do của phương Tây, họ khát khao có nó. Đầu năm 2001, chúng tôi hỏi người Ả Rập, và người Hồi giáo nói chung khắp thế giới, họ khao khát điều gì nhất ở phương Tây. Câu trả lời nhận được nhiều nhất, là tự do và công bằng. Nguyên văn của họ cho câu hỏi mở rộng chúng tôi nghe được là, "Hệ thống chính trị của họ minh bạch và tuân theo đúng nghĩa dân chủ." Người khác nói đó là "sự tự do và tự chủ và suy nghĩ thoáng với nhau." Phần lớn, phải đến hơn 90% ở Ấn Độ, Indonesia và Iran nói với chúng tôi vào năm 2005 rằng nếu họ được viết bản hiến pháp mới cho một đất nước lý thuyết mới họ sẽ đảm bảo quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản, nhất là ở Ai Cập. 88% nói rằng tiến đến nền dân chủ tốt hơn sẽ giúp người Hồi giáo phát triển -- tỉ lệ cao nhất ở bất cứ nước nào chúng tôi khảo sát Nhưng đè nén những mong muốn dân chủ này là một trải nghiệm rất khác qua từng ngày, đặc biệt là ở Ai Cập. Trong khi khao khát sự dân chủ nhất, họ lại là nhóm dân cư trên thế giới ít có khả năng nhất để nói họ thực sự được bày tỏ ý kiến với một công chức tháng trước đó -- chỉ ở mức 4%. Vậy trong khi phát triển kinh tế biến một số ít thành người giàu, làm tình hình của nhiều người tệ hơn. Khi người ta càng thấy ít tự do hơn, họ cũng càng thấy ít được chu cấp đầy đủ hơn. Nên thay vì thấy chính quyền cũ hào phóng như người cha bảo bọc quá mức, về cơ bản họ lại coi những người này như cai ngục. Giờ khi người Ai Cập đã chấm dứt 30 năm cầm quyền của Mubarak, họ có thể làm ví dụ cho cả khu vực. Nếu người Ai Cập có thể xây dựng thành công một xã hội dựa trên quy tắc pháp luật, nó có thể trở thành một hình mẫu. Tuy nhiên, nếu không xử lí được vấn đề cốt lõi dẫn đến cách mạng, hậu quả sẽ rất khôn lường -- không chỉ cho Ai Cập, mà cho toàn bộ vùng lãnh thổ. Tín hiệu có vẻ không được tốt lắm, một số người nói. Người Hồi giáo, không phải người theo chủ nghĩa tự do đã châm ngòi cho cuộc cách mạng, thắng phần lớn số ghế trong Quốc hội. Hội đồng quân sự đàn áp xã hội dân sự và những cuộc biểu tình và nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ đánh giá Ai Cập dựa trên cơ sở này, là bỏ qua cuộc cách mạng đích thực. Vì người Ai Cập lạc quan hơn so với nhiều năm trước đây, ít chia rẽ hơn nhiều ở những khu vực thế tục tôn giáo như chúng ta vẫn nghĩ và dõng dạc đòi hỏi nền dân chủ. Dù ủng hộ người Hồi giáo hay người theo chủ nghĩa tự do, ưu tiên của người Ai Cập với chính phủ vẫn giữ nguyên, đó là việc làm, sự ổn định và giáo dục, chứ không phải kiểm soát luân lý. Nhưng trên hết, lần đầu trong nhiều thập kỉ, họ mong muốn làm người tham gia tích cực, chứ không phải khán giả, trong những vấn đề quốc gia. Tôi đã gặp một nhóm đại biểu Quốc hội mới được bầu từ Ai Cập và Tunisia vài tuần trước. Và điều làm tôi thực sự ấn tượng về họ là họ không chỉ lạc quan, mà còn có vẻ hơi lo lắng, vì một nguyên nhân khó lí giải Một người nói với tôi, "Người dân thường tụ tập ở các quán cà phê để xem bóng đá" -- hay bóng đá, theo cách gọi ở Mĩ -- "và giờ họ tụ tập lại để xem Quốc hội" (Cười) "Họ thực sự theo dõi chúng tôi, và chúng tôi không thể làm gì ngoài lo lắng mình không thể đạt được kì vọng của họ." Và cái thực sự làm tôi ấn tượng là ít hơn 24 tháng trước, người dân mới là người lo lắng về việc bị theo dõi bởi chính phủ. Và lí do họ mong đợi nhiều như vậy là bởi họ có niềm tin mới xây dựng cho tương lai. Tôi đã nói, ngay trước cách mạng, người Ai Cập chưa bao giờ thấy tệ thế về cuộc sống của họ, không chỉ thế, họ còn nghĩ tương lai của họ sẽ không tốt đẹp hơn. Điều thực sự thay đổi sau sự ra đi của Mubarak không phải là cuộc sống dễ dàng hơn. Mà là khó khăn hơn. Nhưng mong đợi của người dân về tương lai tăng đáng kể. Và niềm hi vọng này, sự lạc quan này, đã kéo dài suốt một năm đầy biến động. Một lí do cho sự lạc quan này là bởi, đối lập với cái nhiều người vẫn nói, người Ai Cập nghĩ mọi thứ đã thực sự thay đổi theo nhiều cách. Vì vậy khi người Ai Cập được biết đến bởi lượng cử tri một chữ số trong các cuộc bầu cử trước cách mạng, cuộc bầu cử mới nhất có gần 70% lượng cử tri tham gia -- cả đàn ông và phụ nữ. Nơi chưa đến 1/4 dân số tin vào minh bạch trong bầu cử năm 2010 -- Tôi ngạc nhiên đó là 1/4 -- 90% nghĩ rằng cuộc bầu cử mới nhất là trung thực. Lí do điều này quan trọng là vì chúng tôi đã tìm ra sự kết nối giữa niềm tin của người dân trong tiến trình dân chủ và niềm tin rằng người bị đàn áp có thể thay đổi tình thế chỉ qua biện pháp hòa bình. (Vỗ tay) Giờ thì, tôi biết điều mà một số bạn đang nghĩ. Người dân Ai Cập, và nhiều người Ả Rập khác đã nổi dậy và đang trong giai đoạn chuyển đổi, có kì vọng rất cao vào chính phủ. Họ chỉ là nạn nhân của chế độ chuyên chế quá lâu đời, mong chờ nhà nước giải quyết mọi vấn đề. Nhưng kết luận này lờ đi sự chuyển đổi kiến tạo đang diễn ra ở Ai Cập khác với những máy quay ở Quảng trường Tahrir. Và đó là kì vọng nâng cao của người Ai cập đặt vào bản thân họ trước tiên. Ở đất nước từng được biết đến bởi sự thoái vị thụ động, nơi, mọi việc tệ đến mức, chỉ 4% dân số bày tỏ ý kiến với công chức nhà nước, ngày nay 90% nói với chúng tôi rằng nếu có vấn đề trong cộng đồng của họ, thì họ có trách nghiệm sửa chữa nó. (Vỗ tay) Và 3/4 tin rằng họ không chỉ có trách nghiệm, mà còn có sức mạnh tạo ra thay đổi. Và sự trao quyền này cũng áp dụng với phụ nữ, người mà vai trò trong cuộc nổi dậy không thể bị xem thường. Họ là bác sĩ và phiến quân, nghệ sĩ và người tổ chức. Toàn bộ 1/3 những người đối mặt với xe tăng và hơi ga để đòi hỏi tự do và công bằng ở Ai Cập là phụ nữ. (Vỗ tay) Giờ đây người ta đặt ra một vài nghi ngại rằng sự trỗi dậy của các đảng phái Hồi giáo có ý nghĩa gì với phụ nữ. Điều chúng tôi phát hiện về vai trò của tôn giáo trong pháp luật và vai trò của tôn giáo trong xã hội là không có sự đồng thuận ở nữ giới. Chúng tôi thấy rằng phụ nữ trong một nước tương đối giống đàn ông nước đó hơn là giống phụ nữ cùng thời ở nước khác. Điều này cho thấy cách phụ nữ nhìn nhận vai trò tôn giáo trong xã hội được định hình bởi văn hóa và bối cảnh ở nước họ hơn là quan điểm đánh đồng rằng tôn giáo đơn giản là xấu cho phụ nữ. Tuy nhiên điều mà phụ nữ đồng thuận, là về vai trò của họ, và rằng nó phải trung tâm và năng động. Và đây là điểm chúng tôi thấy sự khác biệt giới tính lớn nhất trong một nước về vấn đề quyền của phụ nữ. Việc đàn ông cảm thấy thế nào về quyền của phụ nữ có ý nghĩa với tương lai của khu vực. Bởi vì chúng tôi đã tìm ra sự kết nối giữa sự ủng hộ của đàn ông với việc phụ nữ đi làm và số lượng phụ nữ thực sự được tuyển dụng trong các lĩnh vực chuyên môn ở nước đó. Vậy câu hỏi trở thành, Điều gì khiến đàn ông ủng hộ quyền của phụ nữ? Thế quan điểm của đàn ông về tôn giáo và luật pháp thì sao? [Liệu] ý kiến của đàn ông về vai trò của tôn giáo trong chính trị có quyết định quan điểm của họ về quyền của phụ nữ? Câu trả lời là không. Chúng tôi tìm ra rằng không có bất cứ mối liên hệ nào, hay sức ảnh hưởng nào, giữa hai biến số này. Cái khiến đàn ông ủng hộ việc phụ nữ đi làm là việc đàn ông đi làm, trình độ học vấn của họ cũng như mức điểm cao của Chỉ số Phát triển Con người LHQ nước họ. Điều này có nghĩa là sự phát triển con người, chứ không phải thế tục hóa, là chìa khóa để trao quyền cho phụ nữ trong vùng Trung Đông đang biến đổi. Và sự biến đổi tiếp tục diễn ra. Từ Phố Wall tới Phố Mohammed Mahmoud, nó chưa bao giờ quan trọng hơn việc hiểu được khát vọng của những con người bình thường. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)