Thức tỉnh
là giai đoạn tự nhiên tiếp theo của
sự phát triển con người.
Thức tỉnh đơn giản chỉ là nhận ra
bản chất của sự tồn tại của chúng ta.
Nó không phải là một trải nghiệm
tâm linh kỳ lạ, bí ẩn
chỉ dành riêng cho một số ít người.
Nó có sẵn cho tất cả mọi người.
Bản chất thật của chúng ta đã hoàn toàn
tỉnh thức, hoàn toàn nhận biết.
Và nó hoàn toàn không có giới hạn.
Bản chất thật của bạn gần
hơn điều mà bạn nghĩ bạn là.
Ý thức (consciousness) là thực tại
tối hậu của vũ trụ.
Bước tiếp theo trong khoa học là để
khẳng định rằng ý thức là cơ bản.
Vậy thì thức tỉnh là gì?
Một vài người giải thích cho tôi.
Thức tỉnh là gì?
Cho dù bạn gọi nó là cái ta thực sự,
cái ta kế tiếp, hay "vô ngã",
hay Phật tánh, Đạo hay Ý thức Chúa Ki-tô,
điều đó không hề quan trọng.
Trong bộ phim này, chúng ta sẽ gọi nó
là tánh biết (awareness).
Tánh biết
không thuộc sở hữu của bất kỳ
tôn giáo nào.
Thức tỉnh hay nhận ra tánh biết
giống như là thức dậy từ một giấc mơ.
Giấc mơ về nhân vật của bạn
trong vở kịch cuộc đời.
Thông qua các nhân vật của chúng ta,
chúng ta trải nghiệm thế giới
thông qua tất cả vẻ đẹp và sự xấu xí
của nó.
Chúng ta có thể gọi kinh nghiệm này của sự
sống và cái chết là nhị nguyên (duality).
Chúng ta đi vòng quanh và vòng quanh,
gắn chặt vào các nhân vật,
các suy nghĩ và cảm giác.
Tốt và xấu.
Chiến tranh và hoà bình.
Ánh sáng và bóng tối.
Sự sống và cái chết.
Cho đến khi chúng ta tỉnh dậy
và thấy rằng
chúng ta không phải là những nhân vật đó.
Trong bộ phim này, chúng tôi gửi đến bạn
lời mời
để kinh nghiệm trực tiếp bản chất
thật sự của bạn.
Để nhận ra một cách trực tiếp,
mà không phải bằng lý trí...
Bạn là ai?
Chúng tôi sẽ lặp lại lời mời này
thông qua nhiều cách khác nhau.
Khi bạn tự hỏi bạn là ai,
hãy để mọi thứ chính xác như chúng là.
Đừng di chuyển tâm trí
để làm điều gì đó xảy ra
hay đi tìm câu trả lời
trong phạm vi tâm trí.
Và tuy vậy, đừng cố xua đuổi tâm trí.
Đơn giản chỉ cần trực tiếp kinh nghiệm
bạn là ai.
Hãy để tâm trí trở thành một
"tâm trí không biết gì".
Thức tỉnh là câu trả lời cho tất cả mọi
vấn đề trên mọi mặt của thế giới.
Tất cả mọi vấn đề của thế giới khởi sinh
từ một ảo tưởng sai lầm.
Cái ảo tưởng cơ bản của tâm trí.
Và ảo tưởng đó chính là
Tôi là nhân vật bị giới hạn này.
Khi chúng ta sống từ
một cái ta nhỏ bé, tách biệt,
luôn luôn thường trực một sự
không hài lòng vĩnh viễn.
Nó có thể là một sự không hài lòng
lớn như là sự tổn thương,
hay nó chỉ là một cảm giác tiềm ẩn...
"có cái gì đó không đúng.
Cái gì đó sai sai.
Tôi đang bỏ lỡ điều gì đó"
Ngay cả khi tôi đang có sự hài lòng nào
đó, hay tôi đang đạt được điều gì đó,
ngay cả khi tôi đang có một mối
quan hệ tốt,
nếu tôi chỉ cần dừng lại một chốc lát,
vẫn có cái cảm giác không thoả mãn như là
Tôi bị cô lập, hoặc tôi bị cắt lìa
khỏi một cái gì đó.
Vì vậy cảm giác này, cái cảm giác mà
hầu như mọi người đều có, có thể
thúc đẩy chúng ta
thức tỉnh khỏi cái ta nhỏ bé, tách biệt
mà bản chất của nó là một sự lo lắng
về sự tách biệt.
Nhân vật bị giới hạn này có khuynh hướng
nắm bắt những gì nó muốn.
Nó chỉ là một tập hợp của các mẫu hình
bị điều kiện hoá
với việc thèm khát những gì nó muốn và
cố gắng đẩy đi những gì nó không muốn.
Đó là một tiến trình bất tận của,
bạn có thể nói, nguyên lý của lạc thú,
bạn biết đó, theo đuổi lạc thú,
né tránh đau khổ.
Và nếu chúng ta tin rằng chúng ta là
nhân vật này, hình mẫu bị
điều kiện hoá này
thì chúng ta còn đau khổ và chúng ta
tạo ra đau khổ trong thế giới.
Thế giới trở thành sự phản chiếu của
ý thức mang tính bản ngã kia.
Ích lợi của thức tỉnh
là bạn sẽ đau khổ ít hơn
và những người xung quanh bạn cũng vậy.
Không hề có nghi ngờ gì trong tâm trí tôi
rằng sự kết nối ban đầu của tôi với
sự hiểu biết của tôi về Chúa (God)
là một sự thức tỉnh.
Đối với tôi, đây là sự thức tỉnh lớn nhất
trong cuộc đời mà tôi từng trải nghiệm.
Giống như là tôi đã ngủ quên thật sự
trong 50 năm,
đi vòng quanh như một con robot, chỉ làm
những thứ mà tôi đã được dạy.
Từ khi tôi là một thanh niên, bạn biết đó,
tôi có một công thức định sẵn
hẹn hò với một cô gái, mua xe hơi, có một
công việc, mua nhà, lấy vợ.
Một công thức mà tôi nghĩ là cách
tôi nên làm
cho đến khi tôi gần 53 tuổi.
Và tôi nhận ra rằng trong khi tôi đã hoàn
thành hầu hết những việc này và trở nên
thành công nhất định trong công việc,
rồi tôi nhận ra rằng
bất kể người nào thức tỉnh ở đâu đó vào
khoảng tuổi 53, nhận ra rằng
không có gì quan trọng cả, không gì
trong những điều này có
ý nghĩa gì cả.
Tôi bị sốc khi nhận ra ý nghĩa
của điều này,
mọi thứ thật vô nghĩa như thế nào.
Khi bạn ngừng tuân theo kịch bản
đã được viết ra cho nhân vật của bạn,
con người kế thừa từ cha mẹ, xã hội
và những điều kiện sinh học,
sau đó những chiều thức mới được mở ra
trong trò chơi này.
Con đường mở ra,
nhưng đó không phải là con đường để
đi đến một nơi nào đó.
Nó là con đường không lối
(pathless path),
một sự lột bỏ ảo tưởng để tới
chính xác nơi bạn đang ở trong hiện tại.
Tên tôi là Rupert Spira.
Tôi nói về sự hiểu biết bản chất
phi nhị nguyên đứng sau
tất cả truyền thống tôn giáo
và tâm linh lớn.
Tôi viết sách và hướng dẫn thiền
và có những cuộc trò chuyện với mục đích
là để hướng đến
một sự nhận biết mang tính kinh nghiệm
của sự hiểu biết này.
Hiểu ra rằng
an lạc và hạnh phúc
mà tất cả chúng ta đều mong muốn
trên hết mọi thứ, không bao giờ có thể,
bằng định nghĩa, tìm thấy được trong
kinh nghiệm khách quan.
Nó không bao giờ có thể được mang đến
bởi vật chất,
các hành động và các mối quan hệ.
Tôi sẽ đề nghị
hiểu biết rõ ràng về nó
và không dành cả quãng đời
của con người
tìm kiếm sự lấp đầy nơi mà
nó không thể tìm thấy được.
Bất kỳ ai đang xem bộ phim này đang làm
rất tốt vì hoặc là họ
hiểu biết hoặc ít nhất là có trực giác
thấy rằng an lạc và hạnh phúc mà
họ đang tìm kiếm không thể được tìm thấy
trong kinh nghiệm khách quan và đã bắt đầu
sự tìm hiểu về bản chất thật sự của họ.
Đó là cuộc tìm kiếm quan trọng nhất
mà một người có thể làm,
và nó là cuộc tìm kiếm
mà hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào đó.
Câu hỏi lớn nhất của cuộc đời tôi,
tất nhiên,
mà tôi tin tưởng cũng là câu hỏi mà hầu
hết mọi người đều sẽ đặt ra sớm hay muộn,
"Điều gì là quan trọng, một cách thật sự?"
"Ý nghĩa của cuộc đời là gì?"
Điều đó, tôi đã rất ngạc nhiên,
tôi đã được bảo rằng ý nghĩa của cuộc đời
không liên quan gì với bất cứ điều gì
tôi đang làm.
Nó không phải về công việc của tôi.
Nó không phải về sự nghiệp của tôi.
Nó không phải về bất cứ thứ gì
trong cuộc sống vật lý của tôi.
Những khía cạnh đó của cuộc đời tôi
không phải là ýnghĩa của cuộc sống
Ý nghĩa của cuộc đời tôi,
như những gì tôi đã hiểu được,
là để cho tôi trải nghiệm,
thể hiện, chứng minh và hoàn thành
danh tính thực sự của tôi,
người mà tôi thực sự là.
Tôi nghĩ rằng câu hỏi lớn nhất
mà hầu hết mọi người đối mặt là
một câu hỏi
mà ít người đã từng tự hỏi họ
hay từng trả lời.
Câu hỏi lớn nhất của cuộc đời,
trong hiểu biết của tôi, là "Tôi là ai?"
Tôi là ai?
Có phải tôi đơn giản chỉ là một
thực thể vật lý
giống như một con chim trên trời
hay con cá dưới biển?
Bạn biết đó, có thể là phức tạp hơn
nhưng chỉ là một thực thể vật lý.
Tôi được sinh ra, tôi sống, và tôi chết.
Đó là sự bắt đầu và sự kết thúc của nó.
Hay là có thể, chỉ có thể thôi
rằng tôi còn hơn thế?
Có thể nào tôi là một thực thể tâm linh
chỉ đơn giản đang có một
kinh nghiệm vật lý?
Mọi kinh nghiệm trong cuộc sống của bạn
đã mang bạn tới với câu hỏi
mang tính vũ trụ này.
Bạn là ai?
Đừng tìm kiếm một câu trả lời với tâm trí.
Hãy để mọi thứ đúng như chúng là.
Ai đang nhận biết tâm trí bạn?
Hãy cảm nhận mọi thứ đến với bạn.
Ai đang nhận biết những cảm xúc này?
Có một kinh nghiệm hoàn toàn về
mọi thứ xảy đến
như là kết quả của câu hỏi của bạn.
Tôi là Donald Hoffman và tôi là một
giáo sư danh dự về khoa học nhận thức tại
Đại học California ở Irvine.
Công việc của tôi là dạy học, tuy nhiên
bây giờ tôi là giáo sư
danh dự vì tôi không dạy. Và
bây giờ tôi nghiên cứu.
Hiện tại tôi nghiên cứu về ý thức, các mô
hình toán học
về ý thức, và làm thế nào vật lý
và không-thời gian có thể phát sinh
từ một lý thuyết về ý thức mà điều đó
hoàn toàn chính xác về mặt toán học
Hành trình của tôi đã bắt đầu
cả từ khía cạnh tâm linh
và cả từ khía cạnh khoa học.
Cha tôi là một mục sư,
mục sư Kitô giáo chính thống.
Vì vậy tôi đi nhà thờ vào Chủ nhật
và tôi học khoa học ở trường học
và chúng mâu thuẫn nhau, đúng không?
Những câu chuyện tôi được kể,
mâu thuẫn lẫn nhau.
Và vì vậy, khi còn là một thiếu niên, tôi
nhận ra rằng tôi cần phải tự mình tìm hiểu
Và tôi đã quyết định câu hỏi
tôi muốn trả lời là,
chúng ta có phải là những cỗ máy?
Có phải con người chỉ là những cỗ máy?
Ý tôi là, từ quan điểm vật lý,
có phải chúng ta chỉ là những cỗ máy
Từ quan điểm tâm linh,
chúng ta không thể là những cỗ máy.
Sẽ không đủ rõ ràng để nói rằng
chúng ta là gì.
Và vì vậy tôi quyết định đặt ra câu hỏi
một cách khoa học, có phải chúng ta chỉ là
những cỗ máy?
Và tôi nghĩ cách tốt nhất để trả lời là
nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI).
Và vì vậy tôi đi học ở MIT
và thế là tôi ở trong phòng thí nghiệm về
AI nghiên cứu về AI.
Và cả trong khoa khoa học não bộ và nhận
thức bây giờ, nghiên cứu về
khía cạnh con người của các sự vật.
Bởi vì tôi
muốn nghiên cứu cả hai. Tôi muốn xem máy
móc có thể làm gì, và
có gì đặc biệt, nếu có, về con người và
khoa học thần kinh. Để trả lời
câu hỏi đó chính là những truyền thống
tâm linh, có phải không?
Hay chúng ta không chỉ là những cỗ máy
hay quan điểm về vật lý, khoa học là
đúng đắn?
Và chúng ta chỉ là những cỗ máy,
và ý thức chỉ là một tạo tác
của hoạt động não bộ.
Chủ nghĩa duy vật khoa học
chiếm ưu thế trong thế kỷ trước
phủ nhận sự tồn tại của
bất cứ thứ gì ngoài vật chất,
bất cứ thứ gì không thể
được xác minh bằng phương pháp khoa học.
Khoa học là một sự bế tắc.
Nó không thể vượt ra khỏi nghịch lý
mà là nền tảng của vật lý lượng tử,
thứ khiến nó mặt đối mặt với
người quan sát,
với chính ý thức.
Tương tự như vậy, các tôn giáo là,
phần lớn, hoạt động
chỉ ở mức độ của niềm tin.
Họ đã đánh mất mục đích ban đầu,
đó là để dẫn đến kinh nghiệm trực tiếp,
tới sự thật về chúng ta là ai và là
cái gì.
Sự phân chia giữa khoa học và tâm linh
đã khiến cả hai trở nên suy nhược.
Các hệ thống tôn giáo và tâm linh
rất cần những phương pháp chặt chẽ
mà có thể được chỉ ra để tạo điều kiện
cho sự tỉnh thức xảy ra.
Và khoa học rất cần một sự cởi mở
đến khả năng
của một cái gì đó vượt ra ngoài vật chất.
Đó không phải là từ bỏ tôn giáo
hoặc khoa học,
mà là về việc đi sâu hơn,
sẵn sàng để thay đổi bản thân chúng ta
để chúng ta trở thành một công cụ tốt hơn
cho sự tìm kiếm.
Chúng ta là những người thực hiện
thí nghiệm
và cũng chính là bản thân thí nghiệm.
Tôn giáo đã là ngôn ngữ
và phương tiện
của những truyền thống
của thiền hành, một cách tâm linh
mà đã được ghi chép và truyền thừa
qua nhiều thế hệ.
Chắc chắn có một số ngôn ngữ
rất trực tiếp,
mà chia rẽ các tôn giáo và chia rẽ
các nền văn hoá khi mọi thứ được hiểu
một cách trực tiếp.
Nhưng nếu bạn cảm nhận được tinh thần của
tôn giáo,
bạn có thể lần theo
sợi dây trở lại sự thức tỉnh đích thực.
Bất cứ ai cũng có tiềm năng,
dù họ có niềm tin hay không,
bởi vì thức tỉnh được kế thừa
trong ý thức con người chúng ta,
chỉ bởi sự sinh ra làm người của chúng ta.
Vì vậy dù bạn gọi nó là gì,
và bất cứ khi nào ngôn ngữ được sử dụng,
ở đó có những nguyên lý nhất định
mà có vẻ giống nhau
xuyên suốt những tôn giáo khác nhau này
và những tín ngưỡng khác nhau
và truyền thống thiền khác nhau.
Khi tôi còn trẻ, hiểu biết này
chủ yếu có sẵn
trong truyền thống tâm linh phương Đông.
Nó đã có sẵn trong truyền thống phương Tây
nhưng nó đã được ngụy trang và mã hóa
trong những truyền thống đó
và gần như không thể tiếp cận được.
Vì vậy nhiều người ở thế hệ của tôi
đi đến trực tiếp
hoặc ít nhất là về mặt trí tuệ,
về phương Đông để tìm sự hiểu biết này
và văn hóa phương Đông trong so sánh với
văn hóa phương Tây là rất kỳ lạ.
Và như vậy, sự hiểu biết này đã có
một hương vị độc đáo
từ những nền văn hoá mà trong ddó
nó được biểu lộ.
Và nhiều người, trong đó có tôi
nghĩ rằng điều này đòi hỏi
có một cái gì đó đặc biệt
về sự hiểu biết phi nhị nguyên;
mà nó yêu cầu một cách sống
đặc biệt, phi thường,
rằng bạn phải từ bỏ cuộc sống gia đình
hoặc phải để tóc dài hoặc phải đặt một cái
tên đặc biệt, hoặc phải đi theo một đạo sư
hay truyền thống nào đó hoặc phải tham
gia vào những thực hành lạ lùng.
Tất cả những điều này không
liên quan gì
với sự hiểu biết cốt lõi.
Chúng liên quan tới những nền văn hoá
trong đó sự hiểu biết này được
diễn đạt tại một thời điểm cụ thể.
Vì thế, bây giờ sự hiểu biết này đã
được tách khỏi hoàn toàn khỏi
bối cảnh văn hóa truyền thống mà nhiều
người trong chúng ta nghe về nó lần đầu.
Và hiện tại chỉ có sự hiểu biết cốt lõi
được đưa ra
theo cái cách cho phép chúng ta tiếp tục
cuộc sống của mình
chính xác như chúng là. Cuộc sống gia
đình, công việc,...
Không nhất thiết phải thực hiện bất kỳ
sự thay đổi bên ngoài nào trong cuộc sống.
Thách thức chúng ta có trên hành tinh này
là rằng chúng ta nghĩ có nhiều hơn
một bản thể.
Vì thế chúng ta sống
trongmột thế giới mà tôi gọi là nhị nguyên
Có nam và nữ, trắng và đen,
nhỏ và to, nhanh và chậm, trên và dưới,
ở đây và ở kia, trước
và sau,
nhưng thật ra, chỉ có duy nhất một thứ.
Tất cả mọi thứ chỉ là một thứ.
Chỉ có một thứ duy nhất.
Vì thế khi chúng ta
nhìn sâu vào mọi thứ
chúng ta thấy đây và kia, to và nhỏ,
nhanh và chậm, trên và dưới, trái và phải,
nam và nữ, tất cả đều là cùng một thứ,
đơn giản biểu hiện thông qua
những đặc tính khác nhau,
nhưng không hề tách biệt với nhau.
Tôi tin rằng tất cả chúng ta
là những sự cá nhân hoá
của Thượng đế.
Tôi tin rằng Thượng đế tồn tại trong,
cũng như, và qua mỗi con người,
và theo cách đó, qua mỗi
sinh vật có tri giác trong vũ trụ.
Vậy tôi hiểu rằng tôi đang trong một mối
liên hệ với Thượng đế
như là một con sóng trong đại dương.
Một con sóng không khác biệt
với đại dương, nó
đơn giản là nổi lên từ đại dương
trong một hình dạng riêng biệt.
Và khi sự cá nhân hoá đó hoàn thành,
con sóng trở về với đại dương
nơi nó từng xuất phát.
Để tiếp tục sinh khởi lại trong
một ngày khác.
Vì vậy tôi tin rằng chúng ta đều là
những sự cá nhân hoá của thần thánh,
và khi chúng ta thấy mọi thứ
đều là thần thánh,
chúng ta thay đổi mối quan hệ của chúng ta
với mọi thứ.
Và mọi thứ trở thành
khác biệt trong kinh nghiệm của chúng ta.
Đó là cách mà thế giới thay đổi.
Ý thức
là thực tại tối hậu của vũ trụ,
vì thế chúng ta có thể hỏi nếu ý thức
là thực tại tối hậu của vũ trụ
và mọi thứ, và mọi người đều rõ ràng
như vậy, vậy thì tại sao
thế giới xuất hiện đối với chúng ta một
cách đa dạng
của những sự tồn tại độc lập và riêng biệt
của con người
của động vật và sự vật mà được tạo nên
từ thứ được gọi là vật chất.
Làm thế nào chúng ta có thể giải thích được
sự khẳng định rằng ý thức
là thực tại tối hậu của vũ trụ
trong khi nó xuất hiện
với một sự đa dạng và phong phú của các
đối tượng được tạo thành từ vật chất?
Vì thế bằng chứng mà tôi sử dụng
để đề xuất rằng ý thức
về cơ bản có nhiều khía cạnh khác nhau.
Khía cạnh thứ nhất là bản thân vật lý
nói rằng không-thời gian không phải cơ bản
và thuyết tiến hoá cũng
đồng ý rằng không-thời gian
và các vật thể vật lý
không phải là thực tại cơ bản.
Bây giờ, cả hai lý thuyết đó chỉ cho chúng
ta biết rằng, không-thời gian không phải
là nền tảng.Chúng không cho chúng ta biết
những gì vượt rangoài
không-thời gian. Và luận điểm của tôi là
Những gì các nhà vật lý đang khám phá
vượt ra ngoài không-thời gian là những
cấu trúc toán học,
nhưng những điều đó không rõ ràng.
Cõi giới vượt ra ngoài không-thời gian này
là gì? Và vì vậy,
tôi đề xuất rằng cõi giới vượt ra ngoài
không-thời gian liên quan đến ý thức.
Và tôi muốn đề xuất rằng ý thức vô tận
có khả năng
định vị chính nó như là nhiều chủ thể
riêng biệt của kinh nghiệm,
đó là, tất cả các sinh vật có tri giác,
tất cả con người hay động vật.
Mỗi người trong chúng ta là một sự
định vị hoá của ý thức vô tận,
trong ý thức vô tận, được tạo ra chỉ bởi
ý thức vô tận
mà từ góc nhìn đó, ý thức quan sát
hoạt động của chính nó như là
thế giới bên ngoài.
Vì thế những thứ xuất hiện đối với
chúng ta như là một thế giới vật chất
từ góc nhìn cục bộ của chúng ta,
từ góc nhìn của hiện thực,
đơn giản là hoạt động của ý thức
vô tận duy nhất.
Nói cách khác, trong phân tích tối hậu,
không có vật thể hay con người
tồn tại độc lập và riêng biệt.
Chỉ có một tổng thể vô tận,
không thể chia cắt.
Sự thống nhất của sự tồn tại chỉ được
phản chiếu
thành một sự đa dạng và phong phú rõ ràng
của các vật thể và hiện tượng.
Khi Nguyên thể (The One) nhìn vào
hoạt động của chính mình
qua khả năng nhận thức
của tâm trí hạn hẹp.
Nếu chúng ta tỉnh thức,
chúng ta nhận ra rằng có một tánh biết
được che giấu dưới dạng tất cả những
sinh vật khác nhau trên hành tinh này,
một tánh biết
chiếu sáng qua mắt của tất cả mọi người.
Khi đó chúng ta thực sự thấy chính
chúng ta trong những người khác.
Và khuynh hướng vận hành như một bản ngã,
khuynh hướng vì bản thân mình
tan biến đi
vì chúng ta trực tiếp nhận ra sự thật.
Sự thật rằng
tất cả chúng ta đều là một ý thức duy nhất
Trải nghiệm của tôi với cái ta tâm linh
chỉ có thể xảy ra trong
lĩnh vực vật lý với một lý do rất tốt,
bởi vì chỉ trong lĩnh vực vật lý
mới có thể có sự tương phản.
Nói cách khác, chỉ sử dụng một ví dụ
đơn giản
Nếu tôi muốn trải nghiệm chính bản thân
mình, nếu tôi có thể
nói một cách ẩn dụ, như ánh sáng,
tôi không thể trải nghiệm được việc
là ánh sáng nếu tôi đang ở trong ánh sáng,
không có gì khác xung quanh tôi ngoài
ánh sáng,
- cái mà cũng chính là định nghĩa hoàn hảo
về lĩnh vực tâm linh.
Vì vậy, tôi sẽ đến một lĩnh vực
mà tôi gọi là lĩnh vực vật lý,
nơi mà có thứ khác biệt với ánh sáng.
Vì nếu tôi muốn trải nghiệm bản thân
mình là ánh sáng,
khi tôi không biết bản thân mình là
điều đó, nhưng tôi trải nghiệm nó,
tôi chỉ có thể làm được điều đó nơi mà
có sự tương phản của ánh sáng,
trong trường hợp này, là bóng tối.
Vì thế tôi mang
cơ hội này tới lĩnh vực vật lý
nơi mà ánh sáng và bóng tối cùng tồn tại
đồng thời, và sau đó trong sự biểu hiện
bên ngoài của bản thân tôi như là ánh sáng
tôi có thể trở thành chính mình thực sự.
Và hiểu biết này
rằng đằng sau sự khác biệt của chúng ta
chúng ta đều cùng là một thực thể (being),
không chỉ là những thực thể giống nhau, mà
chúng ta thực sự là một..cùng một thực thể
Và tình yêu là trải nghiệm cảm nhận
của tánh một (oneness) hay cùng một
thực thể.
Đó là một định lý của lý thuyết rằng
tối hậu chỉ có một ý thức.
Vì vậy, chúng ta có sự động lực của
rất nhiều các tác nhân ý thức.
Nhưng lý thuyết này cho chúng ta biết
rằng tối hậu, tất cả các tác nhân ý thức đó
thực sự chỉ là các phản chiếu
của một ý thức duy nhất.
Thế giới quan hiện tại trong khoa học,
cho rằng, và đã được duy trì trong hàng
thế kỷ,
là không gian và thời gian là bản chất
cơ bản của hiện thực.
Chúng không thể giản lược và chúng là
nền tảng của mọi thứ.
Và trước Einstein, không gian và thời gian
đã được xem như là tách biệt.
Bây giờ, không gian và thời gian cùng
nhau, được kết hợp thành không-thời gian,
được xem là bản chất cơ bản của hiện thực.
Và khoa học đã cho rằng
không-thời gian và các vật thể trong
không-thời gian là hiện thực cơ bản.
Và vì vậy, ví dụ,
khi chúng ta nói về ý thức, ý thức
chính nó phải được tạo nên bằng cách nào
đóbởi các đối tượng trong không gian và tg
Trong khuôn khổ vật lý đó, không gian
và thời gian và các vật thể vật lý
mà không có ý thức, được coi là
hiện thực cơ bản.
Và ý thức xuất hiện sau đó trong quá trình
tiến hóa của vũ trụ, đúng không?
Vì vậy, trong Big Bang,
không có ý thức tồn tại,
chỉ có không-thời gian và năng lượng.
Năng lượng hợp lại thành
các hạt khối lượng lớn,
và cuối cùng sự sống nảy nở sau
hàng triệu năm,
hay hàng trăm triệu năm
hay hàng tỷ năm.
Sau đó ý thức xuất hiện,
thậm chí còn muộn hơn
Từ quan điểm đó, khi bạn chết,
sự phức tạp vật lý mà
tạo ra ý thức tan rã, và vì vậy
ý thức của bạn tan rã.
Và trong khuôn khổ vật lý ấy
thực sự loại bỏ ý thức
như là một yếu tố cốt lõi,
và hoàn toàn cho rằng
khi cơ thể của bạn chết đi,
ý thức của bạn đi cùng với nó
Từ quan điểm khác này...
Những gì tôi đã làm với đồng nghiệp,
chúng tôi đã sử dụng lý thuyết tiến
để chỉ ra rằng đó là một hàm ý
của thuyết tiến hóa, rằng không gian
và thời gian không phải là nền tảng
vì vậy, cách diễn giải vật lý
của sự tiến hóa là sai lầm.
Ý tưởng rằng không gian
và thời gian cùng các hạt
đã tiến hóa một cách nào đó
do các hệ thống cơ thể con người
là một cách nhìn sai, vì chính không-thời
gian không phải là nền tảng.
Chúng tôi đề xuất 1 động lực khác
vượt khỏi không-thời gian
Động lực của ý thức.
Những gì chúng tôi làm không phải là
vứt bỏ các lý thuyết cũ của chúng ta.
Khi các nhà vật lý nói rằng
không-thời gian bị tiêu diệt
nó không có nghĩa là chúng tôi không
còn chú ý đến Einstein
Hoàn toàn không.
Chúng tôi chú ý đến Einstein.
Bất kỳ lý thuyết mới vượt ra ngoài không-
thời gian mà các nhà vật lý đưa ra nên
soi rõ vào không-thời gian và đưa lại cho
chúng ta Einstein, và thuyết lượng tử
hoặc đó là sai lầm.
Tất cả các lý thuyết cũ của chúng ta
đều tuyệt vời, là những người bạn tuyệt
vời và chúng ta sẽ giữ lại chúng
như những trường hợp đặc biệt của một
lý thuyết sâu hơn.
Vì thế trong lý thuyết về ý thức,
chúng ta cũng phải làm như vậy.
Chúng ta không thể chỉ đề xuất
những gì
mình muốn. Chúng ta phải có một lý thuyết
về ý thức
mà đưa chúng ta trở lại không-thời gian
và đưa chúng ta trở lại thuyết lượng tử,
và đưa chúng ta trở lại thuyết
tương đối tổng quát và đặc biệt, và thuyết
tiến hoá chọn lựa tự nhiên
Nếu chúng ta không thể làm điều đó với
chi tiết toán học chính xác,
thì không có lý do gì cho các nhà khoa học
nghiêm túc xem xét lý thuyết của chúng
ta về ý thức. Có vẻ như ý thức vô hạn đang
đeo một chiếc tai nghe thực tế ảo.
Một chiếc tai nghe thực tế ảo được tạo ra
từ suy nghĩ và nhận thức.
Và khi làm như vậy,
lúc ý thức vô hạn đeo tai nghe thực tế ảo,
nó định vị chính mình
trong hoạt động của nó.
Và thông qua chiếc tai nghe đó,
nó nhìn ra thông qua khả năng nhận thức
của một tâm trí hữu hạn; nhìn,
nghe, chạm, nếm và ngửi.
Và nó phân mảnh sự thống nhất
của sự hiện hữu của chính nó.
và khiến nó trở thành 10.000 thứ khác nhau.
Những gì tôi đang đề xuất là rằng
có rất nhiều thứ hơn trong vũ trụ
so với tâm trí hữu hạn.
Tôi không đề xuất rằng vũ trụ chỉ xuất
hiện chỉ trong tâm trí hữu hạn của chúngta
Vũ trụ tồn tại bên ngoài tâm trí hữu hạn
của chúng ta, nhưng bên trong ý thức.
Nhưng chính là những hạn chế
của tâm trí hữu hạn của chúng ta
làm cho vũ trụ hiện như vậy.
Vì vậy, khi chúng ta nhìn ra vũ trụ,
chúng ta đang nhìn thấy hiện thực
tồn tại trước khi nó được nhận thức.
Nhưng chúng ta đang nhìn thấy nó qua lăng
kính của khả năng nhận thức của chúng ta,
mà tạo ra cho nó diện mạo của nó.
Vì vậy, ý tưởng về tỉnh thức trong nhiều truyền thống tâm linh là ý tưởng rằng
những gì chúng ta đã hiểu là hiện thực
các vật thể trong không gian và thời gian,
thân thể vật lý của chúng ta và tương tự
không phải là hiện thực tối hậu,
rằng có một hiện thực sâu hơn,
một hiện thực của ý thức vượt qua
không gian, thời gian và các đối tượng
vật lý, và rằng chúng ta không tách biệt
khỏi hiện thực đó.
Hiện thực đó, theo một cách nào đó,
là bản chất của chúng ta.
Và vì vậy, thức tỉnh là thức tỉnh khỏi
cái ảo tưởng
rằng tôi chỉ là một thân xác (body) nhỏ bé
trong không gian và thời gian đến sự thật
rằng tôi là người tạo ra tất cả những
gì tôi thấy trong không gian và thời gian
Tôi tạo chúng ngay khi tôi nhìn
và nhận thức.
Một người trở nên thức tỉnh bằng cách
nhận ra rằng
những gì chúng ta thật sự là, đã
tỉnh thức hoàn toàn, nhận thức hoàn toàn,
hoàn chỉnh, toàn diện, đủ đầy và an yên.
Giống như là chúng ta đặt ra câu hỏi
làm thế nào mà mặt trời trở nên toả sáng?
Bản chất của mặt trời là ánh sáng.
Nó đã toả sáng rồi.