Vào năm 2008, tôi vừa hoàn thành xong năm nhất ở trường thiết kế. và có mặt trong buổi phê bình cuối năm. Thực tế là lễ hành xác sinh viên thiết kế nơi bạn phải lấy toàn bộ sản phẩm mà bạn làm ra trong năm học rồi bày ra bàn và đứng cạnh đó chờ các giáo sư, phần nhiều là sinh viên chưa từng gặp họ, đưa ra ý kiến về các sản phẩm của bạn. Tới lượt tôi và tôi cứ đứng kế cạnh bàn mọi thứ được sắp xếp gọn gàng và tôi chỉ hy vọng các giáo sư có thể thấy tôi đã nỗ lực thế nào để các thiết kế của mình có thể bền vững và ứng dụng vào đời sống. Tôi thực sự bắt đầu toát mồ hôi hột vì mọi người im lặng một lúc lâu. Hoàn toàn tĩnh lặng. Và một trong số các giáo sư bắt đầu nói: "Sản phẩm của em làm tôi cảm thấy vui" Niềm vui? Tôi muốn thành nhà thiết kế để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Niềm vui cũng tốt, nhưng nó là thứ không bền vững. Nhưng tôi cũng khá tò mò vì niềm vui là cảm xúc không nắm bắt được Vậy tại sao nó đến từ mớ đồ trên bàn? Tôi đã hỏi các giáo sư đó "Làm sao đồ vật khiến ta cảm thấy vui?" "Làm sao những thứ hữu hình khiến ta cảm nhận niềm vui vô hình?" Họ ngần ngừ rồi khua tay múa chân lia lịa. Họ nói: "Nó là vậy đó." Tôi thu gọn hành lý cho kỳ nghỉ hè, nhưng tôi không ngừng suy nghĩ về nó... và điều đó tạo ra một hành trình mà tôi đâu nghĩ nó sẽ kéo dài tận mười năm để tìm hiểu mối quan hệ giữa thế giới vật chất và cái cảm xúc bí ẩn có tên là "niềm vui". Và tôi đã nhận ra nhiều hơn thế. Chúng không chỉ liên quan đến nhau, mà nó còn là một nguồn sức mạnh giúp ta tạo ra cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Sau buổi phê bình, tôi nghĩ "mình biết niềm vui là thế nào, nhưng chính xác thì nó là gì?" và tôi thấy rằng các nhà khoa học không phải luôn nhất quán, đôi lúc họ dùng "niềm vui", "hạnh phúc", "sự tích cực" để thay thế lẫn nhau. Nhưng đại khái khi nhà tâm lý học nói đến "niềm vui" họ lý giải đó là một trải nghiệm nhất thời và mạnh mẽ của cảm xúc mang tính tích cực nó làm chúng ta cười và muốn nhảy cẫng lên Và đây thực ra là vấn đề rất thực tế. Cái cảm giác muốn nhảy cẫng lên chính là một trong những cách giới khoa học đo đạc niềm vui. Nó khác với hạnh phúc, có nghĩa là chúng ta cảm thấy vui vẻ thế nào sau một khoảng thời gian. Niềm vui là cảm giác vui trong khoảnh khắc ngay lúc này. Tôi thấy điều này rất thú vị vì ta luôn ám ảnh với việc mưu cầu hạnh phúc, nhưng khi tìm kiếm hạnh phúc ta lại quên đi niềm vui. Nên tôi nghĩ thế này: Niềm vui đến từ đâu? Tôi bắt đầu hỏi những người quen thậm chí cả những người tôi gặp trên đường về những thứ mang lại niềm vui cho họ. Trên tàu điện ngầm, trong quán cà phê, trên máy bay kiểu như, "Chào, rất vui được gặp anh. Thứ gì mang lại niềm vui cho anh?" Tôi thấy mình như là một thám tử vậy. Tôi hỏi: "Lần cuối anh thấy nó là lúc nào? Anh đã ở cùng ai? Nó có màu sắc gì? Có ai khác thấy nó không?" Tôi chính là Nancy Drew của Niềm Vui. (cười) Vài tháng sau, tôi để ý rằng có một số thứ bắt đầu liên tục tới và tới và tới. Chẳng hạn như hoa anh đào, bong bóng... hồ bơi và nhà trên cây... khinh khí cầu và con mắt hoạt hình (cười) và kem cây nữa, đặc biệt nếu có thuốc cốm. Nó dường như vượt qua rào cản tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Bạn thử nghĩ xem, tất cả chúng ta dừng lại và nhìn lên trời một dải cầu vồng với vô số màu. Và pháo hoa. Ta thậm chí không cần biết chúng để làm gì và ta cảm thấy ta cũng đang ăn mừng. Những thứ này không chỉ vui với vài người chúng đem lại niềm vui cho hầu như tất cả mọi người. Chính vì chúng có tính phổ quát. Và nhìn thấy chúng cùng một lúc khiến tôi cảm thấy có sự hy vọng khó tả. Cái thế giới bị phân chia, đối nghịch nhau mà ta đang sống đôi lúc ảnh hưởng đến trải nghiệm của ta, khiến nó thật khủng khiếp dường như không thể vượt qua được. Nhưng bên trong đó, mỗi chúng ta luôn tìm kiếm niềm vui trong những thứ giống nhau. Cho dù ai cũng bảo đó chỉ là những niềm vui thoáng qua, nhưng thực ra, chúng rất quan trọng, vì chúng nhắc ta về nhân tính chung mà chúng ta cùng trải nghiệm ở thế giới này. Nhưng tôi vẫn cần biết: Điều gì làm chúng vui đến vậy? Tôi treo những tấm ảnh về chúng trên tường ở xưởng, và mỗi ngày, tôi tới xưởng và cố hiểu ra. Đến một ngày, có gì đó bật ra trong đầu tôi. Tôi nhìn ra những khuôn mẫu này: những vật tròn... những dải màu tươi sáng... những hình thể đối xứng... cảm giác phong phú và đa dạng... cảm giác nhẹ nhàng nâng bổng... Khi tôi nhìn ra điều này tôi nhận ra dù niềm vui là một cảm xúc bí ẩn và khó nắm bắt, ta vẫn chạm được nó thông qua các vật hữu hình, hoặc như nhà thiết kế gọi là tính thẩm mỹ, từ này có gốc từ "aisthomai", một từ Hi Lạp có nghĩa là "Tôi cảm giác-Tôi nhận thức-Tôi hiểu" Vì chúng cho tôi biết niềm vui bắt đầu với các giác quan nên tôi gọi chúng là "mỹ học của niềm vui" hay những cảm giác vui vẻ. Và khi phát hiện ra điều này, tôi để ý một thứ mà tôi bắt gặp tôi bắt đầu nhìn ra khoảnh khắc vui vẻ nho nhỏ ở bất cứ đâu một chiếc xe hơi cổ màu vàng một tác phẩm nghệ thuật đường phố cứ như là tôi có một cặp kính màu hồng và khi tôi biết phải tìm kiếm thứ gì, ở đâu tôi cũng nhìn thấy chúng. Những khoảnh khắc nhỏ của niềm vui như chỉ đang ẩn mình đâu đó. Và cùng một lúc, tôi nhận ra một điều khác rằng nếu những thứ này mang lại niềm vui, vậy sao rất nhiều thứ trên thế giới trông như thế này? (cười) Tại sao ta lại làm việc ở nơi như thế này? Sao ta lại cho con học ở những ngôi trường thế này? Sao thành phố lại trông ra thế này? Đây là hình ảnh chính xác nhất về nơi cư ngụ của những người dễ bị tổn thương nhất: Viện dưỡng lão bệnh viện nhà cho người vô gia cư các dự án nhà ở. Tại sao ta lại sống trong một thế giới như vậy? Lúc bắt đầu cuộc sống, chúng ta đều vui vẻ nhưng khi ta lớn lên, tính sôi nổi hoặc sự cởi mở khiến ta bị phán xét. Người lớn bộc lộ niềm vui rõ ràng hay bị coi là trẻ con hoặc là quá nữ tính hay là không nghiêm túc hoặc là buông thả, thế là chúng ta tự tách mình khỏi niềm vui và kết thúc trong một thế giới trông như thế này. Nếu cái đẹp của niềm vui được sử dụng để giúp ta tìm ra nhiều điều lý thú quanh ta thì chúng có thể tạo ra nhiều niềm vui hơn không? Tôi đã bỏ ra hai năm lùng sục khắp hành tinh tìm kiếm các cách khác nhau để trả lời cho câu hỏi này. Nhờ vậy tôi biết tác phẩm của kiến trúc sư Arakawa Shusaku và nhà thơ Madeline Gins. Họ tin rằng những môi trường kiểu này đang giết chúng ta nên họ tạo ra các tòa chung cư mà họ tin rằng có thể đẩy lùi sự lão hóa. Và nó đây. (cười) (vỗ tay) Nơi này có thật đấy, ở ngoại ô Tokyo. Tôi đã ở đó một đêm rồi, đắt đỏ lắm. (cười) Sàn nhà ở đó nhấp nhô nên bạn không chỉ đi lại trong nhà mà đúng hơn là nhảy qua lại và mỗi ngóc ngách đều là sắc màu tươi tắn. Tôi không chắc mình có trẻ ra sau khi ở đó không nhưng bỏ công tạo dựng một căn hộ như vậy nó khiến ta cảm thấy trẻ trung hơn, và họ đã tạo ra môt căn hộ vui tươi. Điều này là cần cho cuộc sống hằng ngày nhưng nó cũng làm tôi băn khoăn: Vậy những người còn lại thì sao? Làm sao để mang ý tưởng này ra đời thực? Và tôi đi tìm những người đang làm việc như vậy. Ví dụ, bệnh viện này do kiến trúc sư Đan Mạch Poul Gernes thiết kế. Hay các ngôi trường này được tổ chức phi lợi nhuận Publicolor tu sửa lại. Thú vị một chỗ là quản lý trường đã báo lại Publicolor rằng sĩ số học sinh tới trường tăng lên mấy hình vẽ trên tường biến mất và lũ trẻ thật sự thấy an toàn khi học ở đây. Điều này giống với nghiên cứu được tiến hành ở bốn nước ai làm việc trong các văn phòng đa sắc màu thường tỉnh táo lanh lợi hơn, tự tin hơn và thân thiện hơn so với làm trong không gian xám xịt buồn tẻ. Tại sao lại như thế? Khi tìm hiểu về tình yêu của con người dành cho màu sắc, tôi phát hiện các nhà nghiên cứu tìm ra mối liên kết giữa màu sắc và sự tiến hóa của nhân loại. Căn bản thì màu sắc là một dấu hiệu của sự sống và năng lượng. Và điều đó cũng đúng với sự phong phú. Chúng ta sống trong thế giới mà khan hiếm đồng nghĩa với nguy hiểm và phong phú đồng nghĩa với sống còn. Thế nên, một bông hoa giấy là một vật nhỏ trong mớ hoa giấy đó là nếu bạn đang thắc mắc (cười) nó không mang lại niềm vui nhưng nhân nhiều nó lên là bạn có được một trong các vật tươi nhất trên hành tinh này. Kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux sử dụng ý tưởng này trong nhiều tác phẩm. Đây là viện dưỡng lão cô ấy thiết kế, các quả cầu đa sắc tạo cho ta cảm giác phong phú. Vậy còn những thứ hình tròn thì sao? Giới khoa học thần kinh cũng đã nghiên cứu. Họ cho người vào trong các máy quét fMRI, rồi cho người ta coi hình ảnh của các vật góc cạnh và vật tròn. Và họ đã tìm ra hạch hạnh nhân, vốn là phần của não liên quan tới nỗi sợ và lo lắng, bùng lên khi con người nhìn vào vật góc cạnh, nhưng khi nhìn vật tròn thì không. Họ giải thích rằng trong tự nhiên, góc cạnh thường đi kèm những gì gây nguy hiểm nên ta tiến hóa với một tiềm thức về mối nguy góc cạnh trong khi đường cong lại làm ta thoải mái. Bạn có thể thấy rõ điều này ở Trường Tiểu học Sandy Hook. Sau vụ xả súng hồi năm 2012, kiến trúc sư Svigals và cộng sự biết rằng họ cần tạo ra một tòa nhà an toàn, nhưng họ cũng muốn nó đó vui tươi Và thế là những đường cong có mặt. Có những ngọn sóng dập dìu ở phần bên, và những mái vòm uốn lượn ở lối vào, toàn bộ tòa nhà uốn về phía lối vào trong tư thế đón chào. Mỗi khoảnh khắc vui vẻ rất nhỏ, nhưng qua thời gian, chúng chất chồng nhiều và nhiều hơn. Có lẽ, thay vì mưu cầu hạnh phúc, ta nên nắm bắt niềm vui và tìm cách thúc đẩy bản thân nhận lấy nó nhiều hơn. Sâu thẳm trong chúng ta, luôn có một thôi thúc tìm kiếm niềm vui trong môi trường xung quanh. Và thôi thúc đó có lý do để tồn tại. Niềm vui không phải là dư thừa, nó liên quan trực tiếp đến bản năng sinh tồn thiết yếu của ta. Về căn bản, nỗ lực hướng tới niềm vui là hướng về sự sống. Cám ơn (vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. (vỗ tay)