Đó là một trong những phiên toà kì lạ nhất trong lịch sử Hà Lan. Bị cáo trong vụ án năm 1947 này là một nghệ nhân chuyên làm tranh giả người đã nhái các bức vẽ trị giá hàng triệu đô la. Nhưng ông ta không tranh cãi cho sự vô tội của mình, thực tế, mạng ông ta phụ thuộc vào việc chứng minh ông ta phạm tội lừa đảo. Cũng như các nghệ nhân giả mạo khác, Han van Meegeren cũng là một nghệ nhân mà khó có thể nổi tiếng được nhờ các tác phẩm của chính mình. Quá cay đắng với giới nghệ thuật, Van Meegeren bắt đầu bày trò làm nhục các kẻ dèm pha ông ta. Ông ta bắt đầu học hết mọi thứ về các bậc thầy trong quá khứ, về tiểu sử, kỹ thuật và vật liệu họ dùng. Người ông đã chọn để nhái theo là nghệ sĩ Baroque thế kỉ 17 Johannes Vermeer— một quyết định đầy tham vọng đã khiến Vermeer nổi tiếng nhờ nét vẽ cẩn thận với kĩ xảo sắc sảo mô tả cảnh sinh hoạt gia đình. Làm việc một cách bí mật trong sáu năm, kẻ giả mạo đã hoàn chỉnh kĩ thuật của mình bằng cách sao chép nhiều tác phẩm để thực hành. Ông ấy tự pha sơn sau khi nghiên cứu về các vật liệu thô và màu sắc có sẵn ở thời của Vermeer. Ông ta mua các tranh sơn dầu thế kỉ 17, tự tạo cọ vẽ cho riêng mình, và làm cho các bức vẽ cổ hơn bằng cách bôi nhựa thông tổng hợp lên tranh và nướng lên để làm khô và nứt sơn. Việc giám định pháp lý có lẽ đã phát hiện nhựa thông tổng hợp. Nhưng tại thời điểm đó, các giám định này chưa phát triển và phổ biến, và thậm chí tới ngày nay, việc xác minh tính xác thực của một bức tranh vẫn còn dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia nghệ thuật. Cho nên đó là vấn đề phán xét chủ quan, cũng như danh tiếng của họ. Và đây là điểm van Meegeren mưu mẹo hơn giới nghệ thuật. Từ tìm hiểu, ông biết các nhà sử học tin rằng Vermeer thời kỳ đầu có vẽ tranh tôn giáo chịu ảnh hưởng từ hoạ sĩ người Ý Caravaggio. Chuyên gia hiểu biết hàng đầu về Vermeer, Abraham Bredius, là một người ủng hộ lớn cho thuyết này, dù chưa có tác phẩm như vậy xuất hiện. Cho nên van Meegeren quyết định tạo ra tác phẩm này. Ông ấy đặt tên cho tác phẩm là "Bữa ăn tối tại Emmaus." Bredius công bố bức tranh giả của Meegeren là một tác phẩm nghệ thuật của Vermeer. Sự giả mạo của Meegeren không hoàn toàn đạt được tiêu chuẩn kĩ thuật của Vermeer, nhưng các mâu thuẫn này có thể trở nên phù hợp cho câu chuyện: đây là một tác phẩm từ sớm, được tạo ra trước khi nhà danh họa trở nên nổi tiếng. Với sự phê chuẩn từ giới nghệ thuật, bức tranh làm giả được bán vào năm 1937 với giá trị tương đương với hơn 4 triệu đô la giá trị thời nay. Thành công này thúc đẩy van Meegeren nhái và bán thêm nhiều tác phẩm nữa thông qua nhiều người buôn tranh vẽ. Mặc cho tính khó tin của chuyện này, giới nghệ thuật vẫn tiếp tục tin vào tính xác thực của các bức tranh. Khi phát xít Đức chiếm Hà Lan trong chiến tranh thế giới lần hai, Hermann Göring, một trong các tướng hàng đầu của Hít-lơ, muốn có thêm một tác phẩm của Vermeer vào bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật mà ông đã cướp được từ khắp Châu Âu. Van Meegeren bị bắt buộc phải bán cho ông bức tranh được cho là đầu tiên của Vermeer với tiêu đề "Chúa Ki-tô cùng Người Đàn Bà ngoại tình" Khi tình thế chiến tranh thay đổi, vận may của Meegeren cũng bị thay đổi. Sau chiến thắng của phe Đồng Minh, ông đã bị bắt vì đã trao một di sản vô giá của người Hà Lan cho phát xít Đức - một hợp tác được coi là mưu phản, và có thể bị trừng trị bằng cái chết. Để chứng minh được rằng bức vẽ không phải là một báu vật quốc gia, ông đã giải thích từng bước một cách ông đã làm giả nó. Nhưng ông lại gặp một thử thách bất ngờ- người chuyên gia mà đã chấp thuận bức vẽ. Để bảo vệ danh tiếng của mình, Bredius ra sức bênh vực tính xác thực của bức vẽ. Không còn nhiều lựa chọn, van Meegeren bắt tay tạo ra một tác phẩm Vermeer "mới". Và khi đặt bức tranh giả ra trước toà án, họ cuối cùng cũng tin ông. Ông ta được tha bổng cho tội cộng tác với quân phát xít, và bị kết án một năm tù cho hành vi lừa đảo. Tuy rằng có dấu hiệu cho thấy van Meegeren thực sự đã cộng tác với quân phát xít, ông đã thành công thuyết phục được công chúng rằng ông đã cố ý lừa Göring, biến ông trở thành hình ảnh một người anh hùng dân tộc đã lừa được phát xít. Nhờ vào tai tiếng mới này, các tác phẩm của ông ta trở nên có giá trị theo cách riêng của chúng - có giá trị đến mức mà sau đó con trai của ông ta cũng bắt đầu làm giả chúng. Các bức tranh sơn dầu này bắt đầu là tác phẩm kinh điển được tôn sùng rồi thành đồ nhái bị coi thường rồi lại trở thành các tác phẩm nghệ thuật được quý trọng vì kĩ xảo và tai tiếng của người làm giả.