Ngay cả khi viết mười một quyển sách
và giành được vài giải thưởng uy tín,
Maya Angelou vẫn chưa thể thoát khỏi
sự hoài nghi dai dẳng
rằng mình chưa thực sự
đạt được thành tựu.
Albert Einstein cũng trải qua
cảm giác tương tự:
ông miêu tả mình
là "kẻ lừa đảo không cố ý"
và khám phá của ông không đáng
nhận được nhiều sự chú ý đến vậy.
Rất hiếm người đạt được thành tựu
như Angelou hay Einstein
nhưng cảm giác bị lừa
luôn thường trực trong họ.
Vì sao nhiều người trong ta
không thể từ bỏ cảm giác
mình không xứng với thành tựu,
hay ý tưởng và thành tựu của ta
không đáng nhận được sự chú ý?
Nhà tâm lý Pauline Rose Clance
là người đầu tiên tìm hiểu
sự thiếu tự tin vô căn cứ này.
Với công việc là một nhà trị liệu,
cô thấy những bệnh nhân
chưa tốt nghiệp đại học
có chung một lo lắng
dù đạt điểm cao:
họ vẫn không tin mình xứng
với chỗ ngồi ở trường đại học.
Một số còn tin rằng
mình được nhận vì một sai sót tuyển sinh.
Trong khi Clance biết
những lo ngại này là vô căn cứ,
cô vẫn nhớ đã từng cảm thấy
giống họ khi còn ở đại học.
Cô và bệnh nhân đã trải qua một thứ
mang nhiều tên gọi khác nhau:
hiện tượng kẻ mạo danh,
trải nghiệm mạo danh,
và hội chứng kẻ mạo danh.
Cùng với đồng nghiệp Suzanne Imes,
Clance bắt đầu tìm hiểu hội chứng này
ở sinh viên và giáo viên nữ.
Nghiên cứu của họ cho thấy
cảm xúc bị lừa dối bao trùm lên nhóm này.
Từ nghiên cứu ban đầu đó,
vấn đề tương tự vẫn
xảy ra ở mọi giới tính,
chủng tộc,
độ tuổi,
và ngành nghề,
Dù nó có thể phổ biến và
ảnh hưởng nhiều hơn
tới trải nghiệm của nhóm
thiểu số hay bị thiệt thòi.
Gọi nó là hội chứng
là để giảm mức độ phổ biến của nó.
Nó không phải
là một căn bệnh hay sự bất thường,
và không nhất thiết
gắn với trầm cảm,
lo âu,
hay tự trọng.
Cảm giác bị lừa này bắt nguồn từ đâu?
Những người
có tay nghề cao hoặc tài năng
có xu hướng nghĩ
người khác cũng có khả năng như vậy.
Điều này có thể biến thành cảm giác
họ không xứng
với những giải thưởng và cơ hội
hơn người khác.
Và như Angelou và Einstein
đã trải qua,
không có ngưỡng thành tích nào
có thể làm dịu những cảm xúc này.
Cảm giác kẻ mạo danh không chỉ
ở những người có tay nghề cao.
Mọi người đều dễ mắc một hiện tượng
gọi là sự ngu dốt đa nguyên,
khi mỗi chúng ta đều hồ nghi
bản thân trong thâm tâm,
nhưng tin rằng
chỉ có mình như vậy
vì không ai nói lên
những hồ nghi đó.
Và vì khó để biết bạn mình
làm việc cật lực như thế nào,
khó khăn bao nhiêu
khi làm một số việc,
hay nghi ngờ bản thân
nhiều thế nào,
thật khó để lờ đi
cảm giác rằng ta kém cỏi hơn
những người xung quanh.
Cảm xúc mạnh mẽ
từ hội chứng kẻ mạo danh
có thể cản trở ta chia sẻ
những ý tưởng tuyệt vời
hay xin vào những công việc hay dự án
mà ta có thể tỏa sáng.
Ít nhất cho đến nay,
cách hiệu quả nhất
để chống lại hội chứng mạo danh
là nói về nó.
Nhiều người chịu đựng
hội chứng kẻ mạo danh
sợ rằng nếu yêu cầu
được đánh giá khả năng,
những nỗi sợ của họ
sẽ bị xác thực.
Và ngay cả khi
được nhận xét tích cực,
nó thường không làm giảm
cảm giác bị lừa của họ.
Nhưng mặt khác,
việc nghe rằng
người chỉ dẫn hay cố vấn
cũng trải qua cảm giác tương tự
có thể giúp làm dịu đi
cảm giác đó.
Tương tự
với những người xung quanh.
Thậm chí, tìm ra
thuật ngữ cho cảm giác này thôi
cũng đã là khuây khoả.
Nhận thức được
hiện tượng này,
bạn có thể đối mặt
với hội chứng kẻ mạo danh
bằng cách thu thập và
xem xét phản hồi tích cực.
Một nhà khoa học luôn trách bản thân
vì mọi vấn đề trong phòng thí nghiệm
bắt đầu ghi lại nguyên nhân
mỗi khi xảy ra sự cố.
Rốt cuộc, cô nhận ra
hầu hết vấn đề
bắt nguồn từ lỗi máy móc,
và bắt đầu nhận ra năng lực của mình.
Chúng ta, đôi khi, không thể
hoàn toàn xua đuổi cảm giác này
nhưng có thể cởi mở trao đổi
về các thách thức
trong học tập hay làm việc.
Với nhận thức càng tăng
về sự phổ biến của những trải nghiệm này,
ta có thể cảm thấy tự do hơn
khi thành thật với cảm xúc của mình
và xây dựng sự tự tin từ
những sự thật đơn giản:
bạn có tài,
bạn có khả năng,
và bạn được chấp nhận.