Làng Mai, Pháp, tháng 5, 2014
(chuông)
Thầy trả lời câu hỏi
Cảm giác khi chết là gì?
(Chuông)
(Tiếng Hà Lan)
Khi chết sẽ cảm thấy gì ạ?
Người ta sẽ cảm thấy như thế nào khi chết đi?
(Đại chúng cười)
Câu hỏi là: ' Sau khi chết, con người còn
mang các cảm xúc?' Phải không con?
'Mình cảm giác ra sao khi chết?'
Đúng vậy không?
Đây là một câu hỏi rất tốt, rất sâu sắc.
Giả sử con hỏi một áng mây đang trôi
trên bầu trời cùng một câu hỏi.
'Bạn mây nhỏ thân mến, tôi biết rằng bạn
sẽ chết đi vào một hôm nào đó.'
'Bạn sẽ không còn là một áng mây nữa.'
'Vậy giờ đây bạn đang cảm thấy gì và
cảm giác của bạn sau khi chết là gì?'
'Sau khi chết, liệu bạn có một cảm giác
nào không?'
Chúng ta hỏi mây.
Và nếu chúng ta lắng nghe một cách
cẩn thận chúng ta có thể có được lời đáp.
Con có nghĩ rằng một áng mây
sợ chết không?
Con đang trôi bồng bềnh giữa bầu trời.
Nhưng con biết rằng một ngày nào đó
con sẽ phải...biến mất.
Con phải chết đi.
Sự thật này cũng đúng như vậy
đối với một con người.
Đây không phải là câu hỏi của một đứa trẻ
mà là câu hỏi của một nhà triết học.
Và nếu đám mây biết cách
thực tập thiền định...
-ai biết được?-
mây sẽ biết rằng
nó không thể chết được.
Nó không thể chết được.
Bởi vì "chết" nghĩa là
con trở thành không có gì.
Từ một cái gì con trở thành không có gì.
Đó là điều chúng ta giải nghĩa "sự chết".
Con ở đó và bất thình lình
con không còn ở đó nữa.
Đó là 'chết'.
Nhưng một đám mây có thể chết không?
Đám mây có trở nên không có gì
được không?
Không!
Một đám mây có thể trở thành mưa hay tuyết
hay băng đá hoặc sương mù.
Nhưng mây không thể nào mất đi được.
Do đó con người cũng giống như vậy.
Chúng ta tưởng là chúng ta chết,
nhưng sự thực chúng ta không chết.
Chúng ta luôn luôn tiếp nối, không ở trong
hình hài này, mà những hình hài khác.
Con đã nhận ra điều đó chưa?
Thực sự là có rất nhiều mây
trong mỗi chúng ta.
Mỗi ngày chúng ta uống nhiều mây lắm.
Đây là một áng mây!
Thầy đang uống một áng mây.
Nên 70 phần trăm cơ thể mình là mây.
Và nếu mây không chết,
Thầy sẽ không chết!
Thầy tiếp nối luôn luôn!
Như vậy khi con là mây,
con cảm nhận như một đám mây.
Nhưng khi con không còn là mây, con
có thể là mưa và cảm nhận như một cơn mưa.
Như vậy vẫn còn cảm nhận sau khi
áng mây chuyển thành cơn mưa.
Và sau khi rời bỏ xác thân này,
con không còn cảm nhận với thân này nữa.
nhưng con có cảm nhận bằng
hình hài mà con mang sau đó.
Hãy nhớ, không một điều gì có thể chết.
Đó là lời dạy của Phật.
Và không chỉ Đức Phật,
nhiều nhà khoa học đã nhận ra điều đó.
Có một nhà khoa học người Pháp đã nói:
Không có gì sinh ra, không có gì chết đi.
Tên ông ta là Antoine...
Lavoisier,
Antoine-Laurent Lavoisier.
'Rien ne se crée. Rien ne se perd.'
Nó nghĩa là 'không gì sinh ra,
không gì chết đi.'
Đám mây cũng như vậy.
Đám mây không được sinh ra.
Trong tâm thức chúng ta nghĩ rằng 'sinh'
nghĩa là từ không trở thành có.
Nhưng đám mây không đến từ hư không.
Trước khi nó là mây,
nó đã là một dạng thể khác,
như là nước trong đại dương,
nhiệt tạo ra bởi mặt trời.
Như vậy trước khi là mây,
nó đã là một điều gì khác.
Nó không phải đến từ hư không.
Vì vậy chúng ta biết rằng
mây không được sinh ra.
Mây không thể chết đi.
Và một con người cũng giống như vậy.
Con không đến từ hư không.
Khoảnh khắc con được sinh ra,
con đã có mặt ở đó.
Trước khi mẹ thai nghén con trong bụng,
con đã tồn tại,
một nửa trong ba con,
và một nửa trong mẹ con.
Và nửa của ba đã gặp nửa của mẹ
và trở thành con còn bé xíu, rất nhỏ.
Vậy nên thời điểm thọ thai không phải là
khởi đầu. Không có khởi đầu.
Không có kết thúc.
Vậy...
Bản chất của con giống như bản chất
của mây: không sinh không diệt.
Đừng lo.
Và thiền định giúp chúng ta nhìn thấu
bản chất của không sinh không diệt
và không còn sợ cái chết,
nỗi sợ hãi sự không hiện hữu.
Đây là một lời dạy
rất sâu sắc của Đức Phật.
Và khi lớn lên,
con hãy tiếp tục thiền định
con sẽ chạm được chân lý
về cái không sinh không diệt
Và con sẽ không còn sợ.
Và các nhà khoa học đã khám phá ra
cũng chân lý như vậy.
Sáng nay có một câu hỏi
được bỏ vào chuông:
"Thầy nghĩ gì về Big Bang?"
Vụ nổ Big Bang là
sự khởi nguyên của thế giới.
Nhưng trong lời dạy này, trong sự
thực tập này, không có khởi nguyên.
Nếu có vụ nổ Big Bang, thì
sẽ có một vụ Big Crunch (Đại Huỷ Diệt).
Đây là một chủ đề rất thú vị
khi thiền tập.
Vậy thì con người tạo ra lý thuyết
về vụ nổ Big Bang
bởi vì họ cảm thấy nhu cầu phải
lý giải thế giới đã hình thành ra sao.
Nhưng nếu con người chạm được
chân lý của không bắt đầu, không kết thúc
họ không cần tạo nên lý thuyết như vậy
để giải thích.
Bởi nếu con tin có vụ nổ Big Bang
con phải tin vào Big Crunch.
Và như vậy con đã đi ngược lại
định luật 1 nhiệt động học.
Con đi ngược lại quy luật:
không có gì sinh ra, không có gì mất đi.
Chúng ta cần tiếp tục thiền định theo
chủ đề này vì nó rất sâu sắc.
Như vậy câu trả lời của Thầy là:
con có cảm giác khi con là áng mây
các cảm giác sẽ có khi
con trở thành cơn mưa.
Có cảm giác khi chúng ta có hình hài này.
sẽ có các cảm giác sau khi
ta có những hình hài khác.
Được không con?
Thật là một câu hỏi!
(Đại chúng cười)
(Thức chuông)
(Chuông)