WEBVTT 00:00:06.756 --> 00:00:09.109 Vũ trụ khởi đầu như thế nào và từ khi nào? 00:00:09.109 --> 00:00:11.215 Làm thế nào mà nó được như hiện nay? 00:00:11.215 --> 00:00:12.890 Nó sẽ kết thúc như thế nào? 00:00:12.890 --> 00:00:14.668 Từ khi xuất hiện, loài người đã bàn luận về những câu hỏi trên 00:00:15.229 --> 00:00:18.229 và vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng 00:00:18.229 --> 00:00:22.228 Ngày nay, các nhà vũ trụ học đang miệt mài nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời 00:00:22.228 --> 00:00:27.209 Nhưng làm thế nào để tìm ra câu trả lời đúng đắn cho những câu hỏi thâm thúy đó? 00:00:27.209 --> 00:00:31.533 Và làm thế nào để khám phá và nghiên cứu một thứ to lớn như vũ trụ 00:00:31.533 --> 00:00:34.194 khi chúng ta hầu như không thể với tới? 00:00:34.194 --> 00:00:35.974 Câu trả lời là ánh sáng. 00:00:35.974 --> 00:00:38.118 Và mặc dù ánh sáng đến từ những vùng xa xôi của vũ trụ 00:00:38.118 --> 00:00:40.483 có thể cần đến hàng tỷ năm để đến với chúng ta, 00:00:40.483 --> 00:00:43.689 nó mang theo sáu thông điệp độc đáo mà khi kết hợp với nhau 00:00:43.689 --> 00:00:47.019 có thể tiết lộ một lượng thông tin tuyệt vời đến các nhà thiên văn học, 00:00:47.019 --> 00:00:49.302 những người biết cách tìm kiếm chúng. 00:00:49.302 --> 00:00:52.437 Cũng giống như ánh sáng mặt trời có thể tán sắc thành những màu cầu vồng, 00:00:52.437 --> 00:00:56.210 phân tách ánh sáng từ những vật ở xa làm lộ ra những dải màu khác nhau 00:00:56.210 --> 00:00:58.311 tùy thuộc vào nguồn phát ra chúng. 00:00:58.311 --> 00:01:02.186 Các vạch màu đặc biệt này không chỉ có thể tiết lộ cấu tạo của vật thể, 00:01:02.186 --> 00:01:06.040 mà còn cho biết nhiệt độ và áp suất của thành phần cấu tạo nó. 00:01:06.040 --> 00:01:09.054 Chúng ta còn có thể khám phá nhiều hơn từ ánh sáng 00:01:09.054 --> 00:01:12.034 Nếu bạn đã từng đứng ở ga tàu hỏa, có thể bạn sẽ nhận ra 00:01:12.034 --> 00:01:15.251 rằng tiếng động phát ra từ đoàn tàu phụ thuộc vào hướng di chuyển của nó 00:01:15.251 --> 00:01:17.402 với cao độ âm thanh tăng lên khi tàu chạy về phía bạn 00:01:17.402 --> 00:01:19.674 và giảm xuống khi tàu chạy ra xa. 00:01:19.674 --> 00:01:23.237 điều này không phải vì người ta chơi nhạc trên tàu 00:01:23.237 --> 00:01:26.453 mà là do một hiện tượng gọi là hiệu ứng Doppler 00:01:26.453 --> 00:01:29.985 trong đó sóng âm tạo ra bởi một vật đang tiến lại gần sẽ bị nén lại 00:01:29.985 --> 00:01:33.260 và giãn ra khi vật tiến ra xa. 00:01:33.260 --> 00:01:35.899 Nhưng nó có liên quan gì đến thiên văn học? 00:01:35.899 --> 00:01:40.865 Âm thanh không truyền được trong chân không. Không ai nghe được tiếng thét của bạn ngoài vũ trụ. 00:01:40.865 --> 00:01:45.974 Nhưng hiệu ứng Doppler cũng có thể áp dụng cho nguồn sáng di chuyển với tốc độ đặc biệt. 00:01:45.974 --> 00:01:48.191 Nếu nguồn sáng tiến về phía chúng ta, bước sóng sẽ ngắn lại 00:01:48.191 --> 00:01:50.603 và làm cho ánh sáng trở nên xanh hơn. 00:01:50.603 --> 00:01:52.877 Nếu ánh sáng đến từ một nguồn đang di chuyển ra xa, 00:01:52.877 --> 00:01:55.655 nó sẽ có bước sóng dài hơn, và sẽ trở nên đỏ hơn. 00:01:55.655 --> 00:01:59.068 Vậy nên bằng cách phân tích dải màu dựa trên sự dịch chuyển ánh sáng Doppler 00:01:59.068 --> 00:02:02.761 từ những vật thể được quan sát bởi kính thiên văn, chúng ta có thể biết nó được cấu tạo bằng gì, 00:02:02.761 --> 00:02:06.138 nó nóng như thế nào và chịu áp suất ra sao, 00:02:06.138 --> 00:02:10.264 ta còn biết được nó có di chuyển không, theo hướng nào và nhanh tới mức nào. 00:02:10.264 --> 00:02:13.073 Và sáu phép đo lường này, giống như những thông điệp của ánh sáng 00:02:13.073 --> 00:02:16.153 tiết lộ lịch sử của vũ trụ. 00:02:16.153 --> 00:02:20.759 Người đầu tiên nghiên cứu ánh sáng từ những thiên hà xa xôi là Edwin Hubble, 00:02:20.759 --> 00:02:23.586 và ánh sáng mà ông ấy quan sát đã chuyển sang màu đỏ. 00:02:23.586 --> 00:02:26.273 Những thiên hà đó đang di chuyển ra xa chúng ta, 00:02:26.273 --> 00:02:29.995 và càng tiến ra xa thì tốc độ di chuyển lại càng nhanh hơn. 00:02:29.995 --> 00:02:32.880 Hubble đã khám phá ra rằng vũ trụ đang giãn nở, 00:02:32.880 --> 00:02:36.203 cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thuyết Big Bang 00:02:36.203 --> 00:02:40.235 Cùng với ý kiến cho rằng vũ trụ hiện hữu đang giãn nở không ngừng 00:02:40.235 --> 00:02:42.774 từ một điểm rất đặc, 00:02:42.774 --> 00:02:45.025 một trong những dự đoán quan trọng nhất của thuyết này 00:02:45.025 --> 00:02:50.443 là cấu tạo vũ trụ nguyên sơ chỉ bao gồm 2 loại khí: Hiđrô và Heli, 00:02:50.443 --> 00:02:52.737 với tỷ lệ 3:1 00:02:52.737 --> 00:02:55.390 Và dự đoán này có thể được kiểm nghiệm qua ánh sáng. 00:02:55.390 --> 00:02:59.654 Nếu chúng ta quan sát ánh sáng từ một vùng tách biệt, yên tĩnh trong vũ trụ và tách chúng ra, 00:02:59.654 --> 00:03:04.412 chúng ta sẽ thấy dấu hiệu của hai loại khí này với tỉ lệ như trên. 00:03:04.412 --> 00:03:06.613 Một thắng lợi lớn nữa của thuyết Big Bang. 00:03:06.613 --> 00:03:09.804 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời. 00:03:09.804 --> 00:03:12.458 Mặc dù chúng ta biết vũ trụ hiện hữu vẫn đang giãn nở, 00:03:12.458 --> 00:03:15.100 lực hấp dẫn sẽ kìm hãm nó lại. 00:03:15.100 --> 00:03:17.956 Nhưng những phép do lường ánh sáng từ những ngôi sao đang chết từ rất xa 00:03:17.956 --> 00:03:20.701 cho chúng ta thấy rằng chúng còn ở xa hơn dự tính. 00:03:20.701 --> 00:03:24.399 Vì vậy sự giãn nở của vũ trụ đang tăng tốc. 00:03:24.399 --> 00:03:26.545 Có một thứ gì đó đang thúc đẩy quá trình này, 00:03:26.545 --> 00:03:30.103 và nhiều nhà khoa học cho rằng có một thứ gọi là năng lượng tối, 00:03:30.103 --> 00:03:34.275 chiếm tới 2/3 khối lượng vũ trụ và đang dần chia tách nó ra. 00:03:34.275 --> 00:03:38.555 Kiến thức của chúng ta về biểu hiện của vật chất và sự chính xác của các dụng cụ đo 00:03:38.555 --> 00:03:42.697 làm cho việc quan sát các ngôi sao ở xa có thể giúp chúng ta biết nhiều về vũ trụ 00:03:42.697 --> 00:03:45.027 hơn những gì chúng ta đã từng nghĩ. 00:03:45.027 --> 00:03:47.986 Nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn khác, chẳng hạn như bản chất của năng lượng tối 00:03:47.986 --> 00:03:50.287 mà chúng ta vẫn chưa làm sáng tỏ.