Phía sau màn hình: Ai quyết định nội dung tôi xem trên mạng? Xin chào. Tôi là Taylor. Tôi học về internet và báo chí, và cách chúng ta, với vai trò là công dân, tiếp cận thông tin về thế giới. Trước đây, khi người ta có thông tin, thông tin chủ yếu do con người quyết định. Con người quyết định những gì chúng ta cần biết. Nên khi chúng ta đọc báo hoặc bật ti vi xem bản tin tối, có người nào đó quyết định thông tin chúng ta nghe và thấy. Rốt cục là chúng ta đều biết thông tin giống nhau. Ngày nay, internet đã thay đổi mọi thứ. Khi bạn lên mạng, khi bạn mở ứng dụng, điều bạn thấy không phải được quyết định bởi một người mà bởi một cái máy. Và điều này có nhiều ích lợi: Nó cho phép bạn sử dụng Google Maps; Nó cho phép bạn đặt thức ăn trực tuyến; Nó cho phép bạn kết nối với bạn bè trên khắp thế giới và chia sẻ thông tin... Nhưng có những thứ về chiếc máy này mà chúng ta cần cân nhắc thật kỹ lưỡng vì những thứ đó quyết định thông tin mà tất cả chúng ta tiếp nhận với vai trò là công dân của xã hội và của nền dân chủ. Nên khi bạn mở ứng dụng bạn được xem một hình ảnh ở mục nội dung cập nhật của Snapchat, mọi thông tin đó được quyết định bởi máy, và máy đó được thúc đẩy bởi động lực của công ty sở hữu trang web hoặc sở hữu ứng dụng đó. Và động lực đó là khiến cho bạn dành thời gian nhiều nhất có thể trên ứng dụng đó. Nên họ làm những điều khiến bạn cảm thấy rất thoải mái khi ở đó. Họ cho phép mọi người thích các bức ảnh của bạn. Họ cho bạn thấy nội dung mà họ nghĩ bạn muốn xem hoặc sẽ làm cho bạn cực kỳ vui hoặc cực kỳ tức giận để lấy được tương tác cảm xúc của bạn để giữ bạn lưu lại đó. Đó là vì họ muốn cho bạn thấy nhiều quảng cáo nhất có thể khi bạn ở đó vì đó là mô hình kinh doanh của họ. Họ cũng có cơ hội tương tự khi bạn truy cập ứng dụng của họ nhằm thu thập dữ liệu về bạn. Và họ sử dụng các dữ liệu này để tạo ra các hồ sơ chi tiết về cuộc đời và hành vi của bạn, và những hồ sơ nay sau đó có thể được dùng để hướng nhiều quảng cáo hơn nữa đến bạn, và rồi điều đó quyết định điều bạn sẽ thấy. Nhưng tất cả không chỉ dừng lại ở mô hình kinh doanh của các công ty này, mà nó thực sự tác động lên nền dân chủ của chúng ta vì điều chúng ta thấy trên internet được điều chỉnh cho phù hợp với chúng ta, với điều chúng ta thích, với điều chúng ta tin, với điều chúng ta muốn thấy hoặc muốn tin. Và điều này nghĩa là xét về mặt xã hội, chúng ta không còn chia sẻ kiến thức chung thì không thể có loại hình dân chủ đòi hỏi chúng ta để hợp tác với nhau và biết những điều tương tự để cùng ra quyết định về cuộc sống của chúng ta. Khi chúng ta biết điều khác nhau và chúng ta bị tách biệt trong những bóng thông tin nhỏ, việc chúng ta hợp nhau sẽ là cực kỳ khó. Chúng ta không có trải nghiệm hay kiến thức chung. Tôi nghĩ một điều thực sự quan trọng là chúng ta cần suy nghĩ về thông tin chúng ta nhận trên mạng, về các công ty và cấu trúc quyết định điều chúng ta thấy trên internet. NewsWise là dự án của CIVIX và Tổ chức Báo chí Canada Dịch bởi Nguyệt Nguyễn Đánh giá bởi Trinh Nguyễn