Sâu trong những khu rừng của Việt Nam, những người lính của cả 2 bên đã giao tranh ác liệt trong vòng gần 20 năm. Nhưng chìa khóa thắng lợi của những người Cộng sản không phải là vũ khi hay sức chịu đựng mà là một con đường mòn. Đường mòn Hồ Chí Minh, trải dài qua Việt Nam, Lào và Campuchia, bắt đầu với một mạng lưới đường đất đơn giản và sau đó phát triển trở thành trung tâm của chiến lược thằng lợi của Miền bắc Việt Nam trong suốt chiến tranh Việt Nam, cung cấp vũ khí, quân đội, và ủng hộ tinh thần cho miền Nam. Con đường là một mạng lưới đường mòn, đường đất, và đường vượt sông len lỏi từ miền bắc vào miền nam dọc theo dãy Trường Sơn giữa Việt Nam và Lào. Một chuyến đi vào miền Nam như vậy mất khoảng 6 tháng. Nhưng, với kỹ thuật và sự khéo léo, người Việt Nam đã mở rộng và nâng cấp con đường. Cho tới cuối cuộc chiến, khi con đường chính đi vòng qua Lào, chỉ mất chừng 1 tuần. Và đây là cách mà nó diễn ra. Năm 1959, khi mà mối quan hệ giữa Miền Bắc và Miền Nam bị phá hoại, một hệ thống đường mòn đã được dựng lên nhằm đưa quân đội, vũ khí và trang thiết bị vào Miền Nam Việt Nam. Những người lính đầu tiên di chuyển từng hàng một theo những con đường của những người dân tộc thiểu số và những nhánh cây gãy tại những ngã rẽ thường giúp họ đi đúng hướng. Ban đầu, hầu hết những người Cộng sản nòng cốt đi theo con đường là những người Miền Nam được sinh ra và huấn luyện tại Miền Bắc. Họ ăn mặc như những người nông dân bình thường với quần đen, áo lụa và một chiếc khăn rằn. Họ đi dép cao su Hồ Chí Minh được cắt ra từ những chiếc lốp xe tải, và mang một khẩu phần cơm nhất định trong những túi ruột tượng, một dải vải dài quấn quanh cơ thể. Điều kiện thật là khắc nghiệt và nhiều người đã chết bởi tác hại của thời tiết, sốt rét, và chứng kiết lỵ amip. Bị lạc, đói tới chết, và khả năng bị tấn công bởi hổ hoặc gấu là những mối đe dọa thường trực. Những bữa ăn luôn luôn chỉ là cơm và muối, và dễ dàng bị cạn kiệt. Sợ hãi, chán nản và nhớ nhà là những cảm xúc chủ đạo. Và những người lính đã dành những thời gian rảnh để viết những bức thư vẽ phác họa, uống rượu và hút thuốc với những người dân địa phương. Những người lính đầu tiên đi trên con đường đã không phải gặp phải nhiều cuộc giao chiến. Và sau chuyến đi dài 6 tháng, việc tới được Miền Nam là một điểm nhấn, thường được kỉ niệm bằng những bài hát. Đến năm 1965, những chuyến đi trên con dường đã có thể thực hiện bằng ô tô tải Hàng nghìn xe tải được cung cấp bởi Trung Quốc và Nga thực hiện nhiệm vụ giữa làn bom B-52 dữ dội và những những người tài xế được biết đến như là những phi công trên mặt đất Những chuyến đi trên con đường ngày càng tăng, vì vậy quân Mỹ cũng tăng cường đánh bom tuyến đường. Họ lái xe vào ban đêm và rạng sáng để tránh những cuộc không kích, và những người canh gác đã sẵn sàng để cảnh báo tài xế về những chiếc phi cơ địch. Người dân quanh tuyến đường cũng tổ chức những đội để đảm bảo dòng lưu thông và giúp những lái xe sửa chữa những hư hại bởi những cuộc không kích. Với lời kêu goi, "Tất cả vì Miền Nam ruột thịt!" và "Xe chưa qua nhà không tiếc." Một vài gia đình còn quyên góp cửa và gỗ giường để sửa chữa những con đường. Lực lượng Việt Minh còn lừa những máy bay Mỹ đánh bom vào sườn núi để lấy đất đá xây dựng và bảo trì những con đường. Bụi đỏ từ con đường thấm vào từng ngóc ngách. Đường mòn Hồ Chí Minh có một tác động sâu sắc tới chiến tranh Việt Nam và nó là chìa khóa cho sự thành công của Hà Nội. Chiến thắng của Miền Bắc Việt Nam không phải do những trận đánh, mà là nhờ con đường mòn Hồ Chí Minh, đó là nhân tố chính trị, chiến lược, và kinh tế. Những người Mỹ nhận ra đươc thành tựu của nó, và gọi tên con đường là "Một trong những thành tựu vĩ đại trong kỹ thuật quân sự của thế kỷ 20." Con đường là bằng chứng của sức mạnh ý chí của nhân dân Việt Nam, và những người đàn ông và phụ nữ từng đi trên con đường trở thành những anh hùng dân tộc.