Mình biết từ công thức đạo hàm tích là nếu mình có tích của hai hàm, gọi là f(x) và g(x) đi, và mình muốn tính đạo hàm của tích đó, thì nó sẽ bằng với đạo hàm của hàm thứ nhất, f'(x), nhân với hàm thứ hai, g(x), cộng với hàm thứ nhất (chính hàm số chứ không phải đạo hàm nhé) nhân với đạo hàm của hàm thứ hai. Vậy mình có hai số hạng, mỗi cái có đạo hàm một hàm thôi, và số hạng kia thì ngược lại. Đây là đạo hàm của f, không phải của g. Còn đây là đạo hàm của g, không phải của f. Mình ôn tập lại một chút về quy tắc đạo hàm tích như vậy. Rồi, bây giờ mình sẽ áp dụng quy tắc đạo hàm tích để tìm hiểu quy tắc đạo hàm thương. Mình không biết nghĩ sao Nó giúp mình làm một vài phép toán nhanh hơn, nhưng sự thật nó là từ quy tắc đạo hàm tích mà ra. Thật ra mình hay quên quy tắc đạo hàm thương lắm. Mình toàn tự tìm nó nhờ quy tắc đạo hàm tích thôi.