Tôi dạy hóa học. (Tiếng nổ) Được rồi, được rồi. Không chỉ là các vụ nổ, hóa học có ở khắp mọi nơi. Bạn đã bao giờ thấy mình ở nhà hàng lơ đễnh chỉ làm đi làm lại hành động này không? Một số người gật đầu có. Gần đây, tôi cho học sinh của tôi xem cái này, và tôi yêu cầu chúng thử giải thích lý do tại sao chuyện đó xảy ra. Các câu hỏi và các cuộc nói chuyện sau đó thật lôi cuốn. Hãy xem video này mà Maddie ở lớp tiết thứ ba của tôi gửi cho tôi tối hôm đó. (Tiếng va chạm) (Cười to) Rõ ràng, là giáo viên hóa học của Maddie, tôi thích việc cô ấy về nhà và tiếp tục tìm tòi về ví dụ buồn cười này mà chúng tôi đã làm trong lớp học. Nhưng cái thu hút tôi hơn là sự tò mò của Maddie đã đưa cô đã lên một mức độ mới. Nếu bạn nhìn vào bên trong cái cốc thí nghiệm đó, bạn có thể thấy một ngọn nến. Maddie sử dụng nhiệt độ để mở rộng hiện tượng này thành một trường hợp mới. Bạn biết đấy, câu hỏi và sự tò mò như của Maddie là nam châm thu hút chúng ta về phía các giáo viên của chúng ta, và họ vượt qua tất cả công nghệ hoặc thuật ngữ thông dụng trong giáo dục. Nhưng nếu chúng ta đặt các công nghệ này lên trên các thắc mắc của học sinh, ta có thể đang tự cướp đi từ chúng ta công cụ tuyệt nhất của giáo viên: câu hỏi của học sinh Ví dụ, chuyển một bài giảng nhàm chán trong lớp học vào trên màn hình điện thoại di động có thể tiết kiệm thời gian giảng dạy, nhưng nếu cách làm đó là phần chính trong kinh nghiệm của học sinh. thì nó cũng giống như các cuộc trò chuyện thiếu nhân tính chỉ được gói trong lớp bọc xa hoa. Nhưng nếu thay vào đó chúng ta có can đảm để làm học sinh của chúng ta sững sờ, làm rối trí họ, và gợi lên câu hỏi thực tế, thông qua những câu hỏi đó, giáo viên chúng ta có thông tin có thể sử dụng để tạo ra những phương pháp day học pha trộn mạnh mẽ và tiên tiến. Vì vậy, ở thế kỷ 21 tiếng lóng, biệt ngữ, từ ngữ vô nghĩa dẹp sang một bên, sự thật là, tôi đã giảng dạy trong suốt 13 năm nay, và cần đến một tình huống đe dọa đến tính mạng mới làm tôi tỉnh ra khỏi 10 năm giảng dạy giả tạo và giúp tôi nhận ra rằng câu hỏi của học sinh là hạt giống của việc học tập thật sự, không phải một số giáo trình theo kịch bản cho học sinh vài mẩu thông tin lý thú ngẫu nhiên. Tháng 5 năm 2010, ở tuối 35, với một đứa nhóc hai tuổi ở nhà và đứa con thứ hai của tôi sắp ra đời, tôi được chẩn đoán bị phình mạch tại phần chân động mạch chủ ở ngực của tôi. Do đó tôi cần phẫu thuật mở tim. Đây là email thật gửi từ bác sĩ của tôi ngay trên đây. Khi tôi nhận được tin này, tôi đã -- nhấn phím Caps Lock (in hoa) -- hoàn toàn hoảng loạn, dược chứ? Nhưng tôi đã tìm thấy những khoảnh khắc đáng ngạc nhiên của nguồn an ủi về sự tự tin mà bác sỹ phẫu thuật cho tôi thể hiện. Từ đâu mà anh chàng này đã lấy được sự tự tin, sự táo bạo đó? Vì vậy khi tôi hỏi anh ta, anh ấy nói với tôi ba điều. Đầu tiên, sự tò mò đã khiến anh ấy đặt những câu hỏi khó về cách tiến hành, về những gì hiệu quả và không hiệu quả. Thứ hai, anh trân trọng, và không sợ hãi, cái quá trình lộn xộn của thử nghiệm và sai sót, quá trình thử nghiệm và sai sót không thể tránh khỏi. Và thứ ba, thông qua suy xét nghiêm ngặt, anh ta thu thập các thông tin cần thiết để thiết kế và sửa đổi quy trình, và sau đó, với một bàn tay vững vàng, anh ấy đã cứu sống tôi. Bây giờ tôi đã tiếp thu rất nhiều từ những lời thông thái này, và trước khi tôi trở lại lớp học mùa thu năm đó, Tôi đã viết xuống ba quy tắc của riêng tôi mà tôi mang vào kế hoạch giảng dạy đến tận bây giờ. Quy tắc số một: sự tò mò là ưu tiên số một. Câu hỏi có thể là cửa sổ dẫn tới sự giảng dạy tuyệt vời, chứ không phải ngược lại. Quy tắc số hai: trân trọng sự lộn xộn. Chúng ta đều giáo viên. Chúng ta biết học tập thật chán nản. Và dùì các phương pháp khoa học được phân bổ vào trang năm của phần 1.2 chương một trong chương mà chúng ta đều bỏ qua, thử nghiệm và lỗi sai có thể vẫn là một phần không chính thức của những gì chúng tôi làm mỗi ngày tại Nhà Thờ Thánh Tâm ở phòng 206. Và luật thứ ba: thực hành việc suy xét lại. Những gì chúng ta làm quan trọng. Nó xứng đáng được quan tâm, nhưng nó cũng xứng đáng được xem xét lại. Chúng ta có thể thành các bác sĩ phẫu thuật của lớp học không? Như thể những gì chúng ta đang làm một ngày nào đó sẽ cứu được mạng sống. Các sinh viên của chúng ta đáng được nhận điều đó. Và mỗi trường hợp là khác nhau. (Nổ) Được rồi. Xin lỗi. Giáo viên hóa học trong tôi chỉ muốn đưa chuyện đó ra khỏi đầu trước khi tiếp tục. Đây là các cô con gái của tôi. Bên phải chúng ta có Emmalou nhỏ bé - gia đình phía Nam. Và bên trái, Riley. Riley sẽ trở thành một cô gái lớn trong vài tuần nữa. Con bé sắp lên bốn tuổi, và bất cứ ai biết một đứa nhóc bốn tuổi cũng biết rằng chúng thích hỏi, "Tại sao?" Đúng vậy. Tại sao. Tôi có thể dạy cho đứa trẻ này bất cứ điều gì bởi vì nó tò mò về mọi thứ. Chúng ta đều đã ở tuổi đó. Nhưng thách thức thực sự dành cho giáo viên trong tương lai của Riley, những người con bé chưa gặp. Làm thế nào họ sẽ nuôi dưỡng trí tò mò này? Bạn thấy đấy, tôi sẽ tranh luận rằng Riley là một ẩn dụ cho tất cả trẻ em, và tôi nghĩ rằng bỏ học có nhiều hình thức khác nhau-- từ việc sinh viên năm cuối xin nghỉ khi năm học thậm chí chưa bắt đầu đến chiếc ghế trống ở cuối lớp của một trường trung học đô thị. Nhưng nếu chúng ta là những nhà giáo dục để lại đằng sau vai trò đơn giản là người phổ biến nội dung và ôm lấy một mô hình mới như những người nuôi trồng trí tò mò và các thắc mắc, chúng ta chỉ có thể mang lại một chút thêm ý nghĩa cho buổi học của chúng và châm ngòi trí tưởng tượng của chúng. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay)