Đừng có khóc nữa. Thôi nước mắt đi. Không được khóc. Đứng lên đi. Thôi uỷ mị đi. Đừng nhõng nhẽo. Đừng để người khác xem thường mình. Bình tĩnh đi. Làm một thằng đàn ông đi. Nói ít thôi. Chảng ai thích nghe mách lẻo đâu. Đừng đặt gái lên trên anh em. Đừng để đàn bà dắt mũi. Mày là đàn bà à. Thằng bêđê. Phang đi. Làm gì đi chứ. Làm một thằng đàn ông đi. Làm một thằng đàn ông đi! Mọc cu đi! Từ đội Đằng sau sự mô tả méo mó làm bùng nổ một sự nam tính kiểu Mỹ Ba từ có sức công phá khủng khiếp nhất mà người đàn ông nào cũng từng nghe từ thuở bé, là hãy làm một thằng đàn ông. Ý niệm thế nào là nam tính mà chúng ta đã xây dựng ở Mỹ không cho các em trai một cơ hội được cảm thấy yên tâm về sự nam tính của mình. Vì vậy, chúng ta đang bắt bọn trẻ lúc nào cũng phải chứng tỏ điều đó. Trong văn hoá nhóm đồng lứa của bọn trẻ mỗi đứa đều cố chứng tỏ mình dựa trên những gì mà những đứa trẻ khác cố chứng tỏ, và rốt cuộc điều mà chúng đánh mất là điều mà mỗi đứa thật sự mong muốn, điều ấy đơn giản chỉ là sự gần gũi. Khi hoà thuận, đàn ông rất thân thiết với nhau, nhưng khi có chút trục trặc họ sẽ chỉ còn một mình. Hồi cấp hai, tôi có bốn thằng bạn rất thân. Khi tôi vào trung học, tôi rất chật vật tìm một người để trò chuyện bởi tôi cảm thấy mình không nên tìm kiếm sự giúp đỡ. Con chúng ta mỗi sáng thức dậy đã phải chuẩn bị đeo mặt nạ về cách chúng nó phải bước đến trường. Nhiều sinh viên của chúng tôi không biết làm thế nào để cởi bỏ chiếc mặt nạ ấy Điều bạn không muốn người khác thấy là gì? Gần 90% các bạn đều có những nỗi đau và nỗi tức giận ở mặt sau tờ giấy ấy. Nếu bạn không bao giờ khóc bạn sẽ khiến những cảm xúc ấy dồn nén bên trong bạn, và bạn sẽ không thể bộc lộ nó ra ngoài. Bọn trẻ tin vào một thứ văn hoá không coi trọng những gì chúng ta cho là nữ tính. Nếu chúng ta ở trong một nền văn hoá không coi trọng sự chăm sóc không trân trọng các mối quan hệ, không trân trọng sự cảm thông, xã hội sẽ có những cô bé, cậu bé, những người đàn ông và phụ nữ hoá điên. Hồi trung học tôi từng có vấn đề với nỗi tức giận. Tôi cảm thấy như một kẻ bị ruồng bỏ. Mỗi năm tôi bị đình chỉ ít nhất một lần. Chúng tôi chỉ tìm đến những rắc rối và cố đánh nhau. Các em trai thường có xu hướng hành động, dễ trở nên hung hăng. Hầu hết người xung quanh không hiểu đó là trầm cảm, mà cho rằng đó là một trường hợp rối loạn hạnh kiểm, hoặc đơn giản là một đứa trẻ hư. Dưới 50% trẻ em nam và đàn ông có vấn đề tâm lý tìm kiếm sự giúp đỡ Lúc đó tôi cảm thấy muốn từ bỏ tất cả, đã có lúc tôi có ý định tự tử khi tôi đang học lớp sáu. Trong một thời gian dài tôi cảm thấy rất cô đơn, và thật sự đã từng nghĩ đến chuyện tự kết liễu mình. Mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 3 trẻ em trai tự tử Dù cho đó là bạo lực sát nhân, hay bạo lực tự tử, người ta chỉ tìm đến những hành vi tuyệt vọng ấy, khi họ cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, hoặc cảm thấy sẽ là xấu hổ và nhục nhã nếu họ không chứng tỏ mình là đàn ông đích thực. Nếu từ ngày đầu người ta đã nói với bạn rằng "đừng để người khác xem thường", và rằng "là đàn ông thì phải giải quyết thế này", thì sự tôn trọng sẽ gắn liền với bạo lực. Nếu tôi có thể trở nên đàn ông hơn, thì sao tôi lại không làm? Bạn có hiểu ý tôi không? Nó giống như bản năng vậy. Là một xã hội, chúng ta đã làm hỏng các em trai như thế nào? Vậy nên tôi phải đàn ông lên! Đàn ông lên. Đàn ông lên. Đàn ông lên. Mọc cu đi! Hành động như một thằng đàn ông. Làm một thằng đàn ông đi. Làm một thằng đàn ông đi. Vì con tôi, tôi sẽ kết thúc bài tường thuật siêu nam tính này ở đây.