(Chuông) Bạch Thầy, thưa Tăng đoàn (TIẾNG TÂY BAN NHA) Có những khi rất tức giận con cố gắng kiểm soát Con không thể hiện ra, nhưng rồi nó bất ngờ bùng nổ. Con xả tất cả nỗi giận ấy ra cùng lúc mà không biêt tại sao và lúc đó con cũng không cách nào kiểm soát được. Khi tất cả nỗi giận của con đã bùng nổ Con làm tổn thương người khác và chính mình. Và con không biết cảm thông với họ, vì con không nhận biết được điều đó. Khi đã bình tĩnh lại và xả hết tức giận ra con mới thấy cảm thông và nhận ra rằng con đã làm người đó tổn thương. Nhưng vào lúc con làm họ đau, con không biết làm thế nào cả, Con nên làm gì với hoàn cảnh này? Bạch Thầy, người bạn của chúng ta đang hỏi... Đây là một câu hỏi nữa về sân hận. Đôi khi cô ấy cảm thấy rất tức giận và không muốn thể hiện ra ngoài. Nên cô ấy cố gắng kiểm soát nó, dằn nó xuống. Nhưng rồi, vào một lúc nào đó, nó nổ ra và cô ấy có thể làm tổn thương người khác. Cô ấy cảm thấy hối hận đã làm vậy. Cô ấy thông hiểu được sự tổn thương cô ấy đã gây ra cho người ta. Và cô ấy muốn hỏi làm cách nào hành xử tốt hơn trong hoàn cảnh đó. Liệu có ấy có khả năng thông hiểu với nối khổ đâu của người khác? (TIẾNG PHÁP) Liệu có ấy có khả năng thông hiểu với nỗi khổ đau của người khác? Và khi nào? Trước hay sau khi cơn giận nổ ra? Con có thấy nỗi buồn khổ của họ, nhưng con vẫn có các cảm xúc cực đoan ấy trào lên. Con có thể làm gì với chúng? Kiểm soát thôi là chưa đủ. Kiểm soát có thể lại là kìm nén. Và kìm nén thì không tốt, bởi các cảm xúc vẫn ở đó, con chỉ dằn nó xuống, nhưng nó vẫn ở đó.. Nên kìm nén là không tốt. Ta phải chuyển hóa. Và để chuyển hóa ta cần lòng từ bi. Liều thuốc duy nhất cho sân hận, bạo lực là lòng từ bi. Không còn liều thuốc nào khác. Nhưng là sao nuôi dưỡng lòng từ bi? Làm sao tạo ra được năng lượng của lòng từ bi? Đây thực sự là một câu hỏi. Và trong khóa tu này, có phải chúng ta đã học cách nhận biết nỗi đau? Khổ đau chất chứa trong một người là nguyên nhân anh ta có lời nói, hành động làm con tổn thương. Sân hận của người đó gây ra sân hận trong con. Bạo động trong người đó gây ra bạo động trong con. Và đó là lí do... chúng ta phải hít thở một cách chánh niệm để nhìn, để thấy rằng người đó là một nạn nhân của chính sự bạo động, tổn thương, mê lầm của họ. Điều này rất quan trọng. Giáo lý nhà Phật dạy rằng: nhìn vào nỗi đau, thấu hiểu nỗi đau. Khi ta hiểu được nỗi đau của chính mình, ta sẽ hiểu được nỗi đau của người. Thông hiểu khổ đau luôn mang tới lòng từ bi. Và chỉ có lòng từ bi có thể chuyển hóa sân hận và bạo động. Có những người trong chúng ta nghĩ rằng có thể... rằng có thể lấy khối giận dữ ra khỏi mình, giống như làm phẫu thuật. Nhưng thực chất ta không thể làm thế. Con không thể lấy nỗi giận ra khỏi con. Con chỉ có thể chuyển hóa nó,. Sân hận có thể được chuyển hóa thành cái khác. Có thể được chuyển hóa thành thông hiểu và từ bi. Và đó là việc người tu hành cần làm: nhìn vào nỗi đau khổ, của chính mình và của người, và cố gắng hiểu ngọn nguồn. Đó là cách tạo ra năng lượng của từ bi. Khi có lòng từ bi, sân hận được chuyển hóa. Con không cần lấy nó ra. Có những người cố gắng lấy nó ra. Và có những người khuyên con lấy nó ra bằng phương pháp gọi là "điều khí". Giống như trong nhà con có khói và con muốn lưu thông dòng khói để đưa nó ra. Và cách con làm lại là đi vào phòng và khóa cửa lại, và đấm đánh thật lực vào cái gối, trong mươi mười lăm phút, với niềm tin rằng làm vậy có thể lấy được tức giận ra. "Tôi biết rằng cơn giận đang ở đây". "Tôi muốn đưa nó ra". Vì họ nghĩ rằng đánh cái gối sẽ an toàn hơn đánh thẳng vào mặt người đó. Và họ gọi đó là "đưa cơn giận ra khỏi hệ thống". Nhưng việc này không có tác dụng. Không giúp ích gì cả, Và có thể khiến sân hận còn mạnh hơn. Giống như diễn tập việc tức giận. Và họ gọi đó là " xúc chạm với nỗi sân hận". Việc xúc chạm với cơn giận là tốt, Đức Phật cũng khuyên chúng ta cần hít vào an trú, và xúc chạm với nỗi sân hận và ôm ấp nó thật dịu dàng và quán chiếu thật sâu nỗi giận ấy. Nhưng với phương pháp đánh đấm cái gối này... con không thực sự xúc chạm được với cơn giận. Còn là nạn nhân của cơn giận của mình. Và con đang không xúc chạm được. Con thậm chí còn không chạm vào cái gối... (Đại chúng cười) thậm chí con có đang đánh nó. Bởi nếu con thực sự xúc chạm cái gối, con sẽ biết rằng nó chỉ là cái gối. (Đại chúng cười) Thật là buồn cười khi con đánh cái gối. Cái gối nó vô tội. (Đại chúng cười) Nên nếu con chẳng xúc chạm được cái gối, con cũng chẳng xúc chạm được cơn giận của mình. Và nếu con tiếp tục như vậy, có thể một ngày nọ con gặp người đó trên đường, con có thể... đánh trực tiếp người đó và bị vào nhà giam. Vì vậy cách này không có vẻ giúp con hết giận. Theo pháp thực hành, pháp thực hành mà Đức Phật khuyên nhủ, con phải quay về an trú và nhận diện nỗi sân hận và cố gắng ôm ấp nó bằng năng lượng của chánh niệm. Đây được gọi là chánh niệm của sân hận. Sự chánh niệm luôn là chánh niệm điều gì. Khi uống trà và biết rằng tôi đang uống trà đó là chánh niệm của uống trà. Khi hít thở một cách có ý thức, đó là chánh niệm hơi thở. Khi bước đi một cách có ý thức, đó là chánh niệm của bước đi. Như vậy, khi quay về an trú với chính mình, nhận biết được cơn giận và ôm ấp nó cơn giận trở thành đối tượng của sự chánh niệm trong ta. Được gọi là chánh niệm của sân hận. Có hai loại năng lượng. Đầu tiên là năng lượng của cơn giận. Và tiếp theo là năng lượng của chánh niệm. Để có được năng lượng này, con phải thực hành hít thở và bước đi một cách chánh niệm. Và với năng lượng thứ hai, con nhận biết được loại năng lượng thứ nhất. Ôm ấp nó. Con không kìm nén nó, mà ôm ấp nó dịu dàng, như người mẹ ôm ấp đứa con đang buồn khổ. Và khi năng lượng của chánh niệm ôm ấp năng lượng của sân hận, con thấy bớt khổ đau. Giống như mặt trời ôm ấp đóa hoa sen. Hoa sen lấy hơi ấm, năng lượng từ mặt trời để bung nở. Khi con dùng năng lượng của chánh niệm để ôm ấp sân hận, con bớt khổ đau và con thanh thản. Con nguôi ngoai đi. Và nếu con quán chiểu sâu hơn, con có thể tìm ra ngọn nguồn nỗi sân hận đó. Đó có thể là do tri giác sai lầm. Có thể do con chưa có khả năng thấy được nỗi khỗ chất chứa trong người khác. Và nếu con xác định được tri giác sai lầm của mình hoặc thấy được nỗi đau của người khác, sự thông hiểu và tri kiến ấy sẽ làm lòng từ bị vụt xuất hiện. Và khi có lòng từ bi, liều thuốc tiên ấy sẽ làm con nguôi ngoai ngay tức khắc. Con có được sự thanh thản. Và con có thẻ chuyển hóa sân hận. Và... Điều này... Pháp thực hành này luôn hiệu nghiệm. Con biết rằng ở Làng Mai từng tổ chức cho các nhóm người Palestine và Isreal đến tu tập. Mỗi bên đều có rất nhiều hiểu lầm, sân hận và nghi ngờ. Nếu họ có thể ở cùng trong hai tuần, sự chuyển hóa và hàn gắn là khả quan. Họ đã cùng nhau bình tĩnh lại, buông bỏ căng thẳng. Họ thực hành xúc chạm vào những âu lo trong cuộc sống để nuôi dưỡng chính mình. Và họ cũng đã thực hành hít thở để nhận biết được những nghi ngờ, sợ hãi, sân hận trong mình. Rồi họ ngồi với nhau và lắng nghe nhau, nói với bên kia về nỗi khổ đau, sợ hãi của mình. Họ sử dụng pháp thực hành giới thứ tư: Ái ngữ và Đế thính (Lắng nghe sâu). Con có thể nói ra tất cả những gì trong lòng: khổ đau, sợ hãi, sân hận. Nhưng sẽ nói sao cho người kia, nhóm kia có thể hiểu được mình. Giúp họ thấu hiểu. Vì vậy khi nói, ta không lên án, không đổ lỗi. Con chỉ cố gắng giúp bên kia hiểu mình, nhân dân mình, con cái của mình đã khổ đau nhiều như thế nào. Với cách đó, họ giúp bên kia hiểu được nỗi đau khổ của mình. Và rồi đến lượt bên này ngồi và lắng nghe nỗi đau của bên kia. Họ sẽ nói ra nỗi đau, nối sợ hãi, sân hận, tuyệt vọng của họ. Và bên này,con cần phải lắng nghe. Khi họ nói ra, con có thể thấy họ đã có tri giác sai lầm về mình. Và con muốn sửa lại cho đúng. Nhưng theo pháp thực hành này con không nên sửa lại. Bởi nếu con cố gắng bào chữa khi họ đang giãi bày, con sẽ biến thời khóa đó thành một cuộc tranh cãi. Đó không phải là phép thực hành lắng nghe sâu. Con nói: "Ôi, họ nói sai vì họ đã không thấy đúng sự thật. Nhưng mình cần phải cố gắng giúp họ sửa lại nhận thức đó trong vài ngày tới. Bởi họ sẽ ở đây cùng ta thêm một tuần nữa. Trong vài ngày đó ta sẽ có cơ hội nói với họ, ...những điều có thể giúp họ.. sửa lại tri giác sai lầm của mình. Nhưng không phải bây giờ. Ta phải lắng nghe, lắng nghe sâu. Lắng nghe như thế được gọi là "lắng nghe từ bi". Nếu con biết lắng nghe với lòng từ bi trong một giờ, họ sẽ thấy vơi khổ đau. Vậy nên, nếu ta thực hành từ bi, ta cho họ cơ hội được nguôi ngoai. Và đó là pháp thực hành giới thứ tư: lắng nghe với lòng từ bi để giúp mọi người thanh thản. Con có thể làm vậy với chồng, vợ, với con trai, con gái, với cha, với mẹ. Và lắng nghe để giúp họ buông xả nỗi lòng mình. Đó là lòng từ bi. Sau một tuần tu tập, ta có thể xóa đi rất nhiều tri giác sai lầm. Chúng ta hiểu nhau nhiều hơn. Và hai bên có thể ngồi lại, nắm tay nhau và thiền hành, cùng nhau thọ trai. Tình hữu nghị nảy nở. Đây là một pháp thực hành rất quan trọng. Và... Chúng ta tin rằng các nhà chính trị cần phải học pháp thực hành này. Khi họ đi tới một cuộc thương thuyết hòa bình, họ nên theo các lời dạy giữ bình tĩnh, thả lỏng, và nhận biết khổ đau chất chứa bên trong mình, nhận ra khổ đau trong người. Và nếu họ dành một hai tuần thực hành như vây, cuộc thương thuyết vì hòa bình sẽ có kết quả. Và Thầy tin rằng ở các trường học đào tạo chính trị, học sinh sinh viên cần phải học phép thực hành này. Họ không nhất thiết phải là Phật tử. Đây là khoa học về đạo đức ứng dụng nên được đào tạo ở tất các các trường, kể cả trường tiểu học. Bởi con trẻ có thể học phép thực hành này và hòa hợp với anh chị em trong gia đình, với bố mẹ, thậm chí cả giúp bố mẹ. Có rất nhiều khóa tu được tổ chức cho thanh niên, trẻ con. Và trẻ em sẽ được chuyển hóa khi chúng có thể thấy được nỗi buồn khổ của ba, của mẹ. Trở về từ khóa tu, chúng có thể lắng nghe ba, mẹ, và giúp ba mẹ nguôi buồn đau đi. Đó là một điều kì diệu. Luôn có trong khóa tu. (Chuông)