Vào ngày 4 tháng 10, 1967,
thế giới chứng kiến trong kinh ngạc và lo sợ
khi Liên Xô phóng Sputnik,
vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới,
vào không gian.
Quả kim loại nhỏ bé này,
với đường kính nhỏ hơn hai feet,
khởi đầu cuộc đua không gian
giữa Mỹ và Liên Xô
kéo dài mười tám năm
và thay đổi thế giới như chúng ta đã biết.
Thực ra Sputnik không phải là sản phẩm
công nghệ đầu tiên tạo ra
để đưa con người vào khoảng không
Vị thế đầu tiên đó thuộc về tên lửa V-2
được sử dụng bởi Đức Quốc Xã
trong những cuộc tấn công tên lửa
nhằm vào những thành phố của phe đồng minh
như là một nỗ lực cuối cùng
trong những năm cuối cùng của thế chiến thứ 2.
Việc này không thật sự hữu hiệu,
nhưng, vào cuối cuộc chiến,
cả Mỹ và Liên Xô đã đoạt lấy
công nghệ này và những nhà khoa học
đã phát triển nó
và sử dụng cho những dự án của chính họ.
Và vào tháng Tám năm 1957,
nhà khoa học Liên Xô
đã thử nghiệm thành công
tên lửa liên lục địa đầu tiên, gọi là R-7,
chính là tên lửa mà sẽ được sử dụng
để phóng Sputnik hai tháng sau đó.
Điều đáng sợ về Sputnik
không phải là ở một quả bóng quỹ đạo,
mà là ở chính công nghệ này
có thể được sử dụng để
phóng đầu đạn hạt nhân vào bất kì thành phố nào.
Không muốn bị tụt lại quá xa phía sau,
Tổng thống Eisenhower ra lệnh cho Hải Quân
tăng tốc dự án của họ
và phóng một vệ tinh sớm nhất có thể.
Và, vào ngày 6 tháng 12, 1957,
những người dân phấn khởi ở khắp cả nước
theo dõi truyền hình trực tiếp
khi mà vệ tinh Vanguard TV3 cất cánh
và đâm xuống đất hai giây sau đó.
Thất bại của Vanguard là một sự xấu hổ lớn
cho nước Mỹ.
Các tờ báo in những tiêu đề như là,
"Flopnik" hay "Kaputnik"
Và một đại biểu Liên Xô tại Liên Hợp Quốc
đã đề xuất một cách mỉa mai
rằng Mỹ nên nhận viện trợ của nước ngoài
dành cho các nước đang phát triển.
Thật may mắn, quân đội Mỹ cũng đã làm
một dự án song song khác, gọi là The Explorer,
đã được phóng thành công vào tháng Một năm 1958,
nhưng Mỹ chưa thể bắt kịp
thì họ lại bị vượt mặt một lần nữa
khi Yuri Gargarin trở thành
người đầu tiên vào không gian
và tháng Tư năm 1961.
Gần một năm trôi qua
và nhiều nhà du hành vũ trụ Liên Xô
hoàn thành nhiệm vụ của họ
trước khi Dự Án Mercury thành công
trong việc đưa John Glenn, người Mỹ đầu tiên
vào không gian tháng Hai năm 1962.
Vào thời điểm này, Tổng Thống Kennedy nhận ra rằng
chỉ đuổi theo
mỗi bước tiến của Liên Xô một vài tháng sau
không chấm dứt được chuyện này.
Nước Mỹ phải làm điều gì đó trước tiên,
và vào tháng Năm 1961,
một tháng sau chuyến bay của Gargarin
ông tuyên bố mục tiêu
đưa một người lên mặt trăng
vào cuối thập niên 1960.
Họ đã thành công trong việc này
nhờ chương trình Apollo
với Neil Armstrong và bước chân nổi tiếng của ông
vào ngày 20 tháng 7, 1969.
Với cả hai quốc gia cùng tập trung
vào các trạm không gian,
không biết đến bao giờ
cuộc đua không gian mới chấm dứt.
Nhưng vì mối quan hệ đã được cải thiện
do đàn phán giữa thủ tướng Liên Xô
Leonid Breshnev
và tổng thống Mỹ Nixon,
Liên Xô và Mỹ tiến tới một sự hợp tác
thay vì cạnh tranh.
Một nhiệm vụ chung thành công,
tên là Apollo-Soyuz,
trong đó tàu vũ trụ Mỹ Apollo
được gắn vào tàu vũ trụ Liên Xô Soyuz
và hai phi hành đoàn đã gặp mặt,
bắt tay,
và trao quà cho nhau,
đánh dấu sự chấm dứt
của cuộc đua không gian vào 1975.
Cuối cùng mục đích
của cả cuộc đua không gian này là gì?
Có phải chỉ là một sự lãng phí thời gian lớn?
Hai siêu cường quốc cố gắng vượt mặt nhau
bằng việc theo đuổi
những dự án mang tính biểu tượng
vừa nguy hiểm vừa đắt đỏ,
sử dụng những tài nguyên mà đã có thể được
sử dụng một cách tốt hơn vào việc khác?
Đúng, phần nào đó,
nhưng lợi ích lớn nhất của chương trình vũ trụ
không liên quan gì đến
một quốc gia đánh bại một quốc gia khác.
Trong cuộc đua không gian này,
kinh phí cho nghiên cứu và giáo dục nói chung
tăng lên một cách nhanh chóng
dẫn đến nhiều bước tiến
mà có thể đã không đạt được.
Rất nhiều công nghệ của NASA
phát triển cho không gian
giờ được sử dụng rộng rãi
trong cuộc sống con người,
từ bọt biển trong đệm
cho đến thức ăn khô đông lạnh,
tới điốt phát quang LED trong việc chữa ung thư.
Và, tất nhiên, cả những vệ tinh
mà chúng ta phụ thuộc vào
vì thiết bị GPS và sóng điện thoại di động của mình
sẽ không được tạo ra
nếu không có chương trình vũ trụ này.
Tất cả những điều này cho thấy
phần thưởng của
những nghiên cứu khoa học và cải tiến
thường lớn hơn nhiều so với
thứ mà người theo đuổi chúng
có thể tưởng tượng được.