Thầy có một hình vuông đã được chia thành một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín phần bằng nhau. Như đã học ở bài trước, nếu chúng ta tô màu một trong các phần bằng nhau này, ví dụ thầy sẽ tô màu phần ở giữa, đây là một trong chín phần bằng nhau. Nếu có người hỏi các em là ô vuông màu tím này biểu diễn phân số nào, thì các em có thể trả lời rằng ô vuông đó biểu diễn phân số 1 phần 9. Ô vuông màu tím tương ứng với phân số 1 phần 9. Nếu bây giờ chúng ta tô màu nhiều ô vuông hơn thì sao? Thầy sẽ tô màu thêm phần này và phần này, để thầy tô đẹp hơn một chút, thầy sẽ tô thêm 1 phần ở dưới này. Vậy chúng mình đã tô màu mấy phần của cả hình vuông này? Chúng ta đã biết rằng mỗi phần ô vuông nhỏ đều tương ứng với 1 phần 9 hình vuông lớn. Vậy ô vuông này là 1 phần 9, ô vuông này cũng là 1 phần 9. 1 phần 9 có thể đọc là one ninth hoặc a ninth nhé. Vậy mỗi phần tương ứng với 1/9 của hình vuông lớn này. Chúng ta đã tô màu bao nhiêu 1 phần 9 rồi nhỉ? Chúng ta có một, hai, ba, bốn phần đã được tô màu tím. Vậy, chúng ta đã tô màu 4 phần 9 của hình vuông lớn. 4 trong 9 phần bằng nhau đã được tô màu. Vậy 4 phần 9 của hình vuông đã được tô màu. Bây giờ, chúng ta cùng đến với một ví dụ thú vị hơn nhé. Cùng tô màu nhé. Ở hình chữ nhật này, thầy có 5 phần bằng nhau. Thầy sẽ viết ra đây. Thầy có 5 phần bằng nhau và thầy sẽ tô cả 5 phần này. Một, hai, ba, bốn, năm. Chúng ta đã biết rằng mỗi phần tương ứng với 1 phần 5 của hình chữ nhật. 1 phần 5 có thể đọc là one fifth hoặc a fifth. Vậy thầy đã tô màu bao nhiêu phần? Thầy đã tô cả năm phần bằng nhau này hay nói cách khác là 5 phần 5 hình chữ nhật đã được tô màu. Các em có thể thắc mắc rằng: "Khoan đã, nếu có 5 phần hay 5 phần 5 hình chữ nhật đã được tô màu thì tức là cả hình chữ nhật đã được tô màu." Các em nghĩ đúng rồi đó. 5 phần 5 tương ứng với toàn bộ hình chữ nhật. Bây giờ, thầy muốn các em tạm dừng video, viết ra giấy hoặc nghĩ trong đầu xem phân số nào biểu diễn những phần được tô màu ở mỗi hình hoàn chỉnh này? Chúng ta cùng xét hình đầu tiên nhé. Chúng mình có một, hai, ba, bốn, năm, sáu phần bằng nhau và đã có một, hai, ba, bốn phần đã được tô màu. Vậy 4 phần 6 hình chữ nhật đã được tô màu. Chúng ta chuyển sang hình tiếp theo. Chúng ta có một, hai, ba, bốn, năm, sáu phần, à thầy nhầm, một, hai, ba, bốn, năm phần bằng nhau. 5 phần bằng nhau và thầy đã tô màu một, hai, ba, bốn phần. Vậy, 4 phần 5 hình tròn đã được tô màu. Ở hình thứ ba, thầy có 2 phần bằng nhau. Cả hai phần đều được tô màu đỏ. Chúng ta có thể nói rằng hai nửa của hình này đã được tô màu. Nếu hai nửa của hình đã được tô màu tức là cả hình hoàn chỉnh đã được tô màu. Hình tam giác ở đây chính là hình hoàn chỉnh Ở hình cuối cùng, các em có thể sẽ cho rằng có một, hai, ba, bốn phần và có một, hai, ba phần đã được tô màu. Vậy, phần được tô màu đỏ biểu diễn 3 phần 4 của hình ban đầu. Các em hãy nhớ rằng, những phần được chia ra phải bằng nhau. Phần màu đỏ này rõ ràng to hơn. Thực ra trông nó còn lớn hơn cả 3 phần còn lại cộng lại. Như vậy, chúng ta không có 4 phần bằng nhau. Vì thế, nếu chỉ dựa vào hình vẽ này, các em không thể kết luận rằng 3 phần 4 hình này đã được tô màu.