(Chuông) Bạch Thầy, thưa Tăng đoàn Con nên làm gì khi giáo viên lấy con làm trò cười trước cả lớp và cả lớp cười con? Rất khó. (Đại chúng cười) Thầy nghĩ cách tốt nhất là cười theo, cười cùng cả lớp (Đại chúng cười) hòa cùng tiếng cười của cả lớp. Đây là cách hành xử đẹp nhất trong hoàn cảnh này bởi đôi khi... một việc gì đó không đáng nhưng người ta lại nghĩ nó đáng cười. Đây là một tri giác sai lầm. Và... Con biết đấy... Có thể lớn lên con sẽ trở thành một giáo viên. Vậy nên con nên chuẩn bị cho bản thân sau này sẽ không hành xử như thế. (Cười) Người giáo viên cần thời gian để trở thành một người giáo viên tốt. Không phải cứ tốt nghiệp từ trường sư phạm là con có thể trở thành một người thầy tốt ngay. Giáo viên cũng có thể sai. Và Thầy cũng đã phạm lỗi khi còn là một giáo viên trẻ. Và Thầy, giờ vẫn phạm lỗi. Nhưng từng ngày Thầy học cách làm một người thầy. Và Thầy đã học được rất nhiều từ chính học sinh của mình. Vậy nên... Không chỉ người thầy, mà tất cả chúng ta đều không nên cười đùa người khác bởi họ sẽ bị tổn thương. Đôi khi người ta không cố ý làm con tổn thương mà người đó còn thiếu một chút khéo léo. Người đó có thể nói cùng một ý mà không làm tổn thương con nếu biết nói khéo léo. Thậm chí khi muốn dạy dỗ con, người đó có thể nói theo cách không làm tổn thương con Và đây là điều chúng ta cần học, dù là người giáo viên hay không. Chúng ta nói cùng một ý nhưng với cách nói không làm tổn thương người khác, Và Thầy đã học được điều đó, Thầy có rất nhiều học sinh mà. (Cười) Đôi khi Thầy muốn giúp học sinh chuyển hóa. Và Thầy đã học được rằng phải thật cẩn trọng. Đôi khi Thầy có thể nói trực tiếp với môn sinh. Đôi khi thầy phải hướng dẫn một vị sư huynh hay sư muội nói với môn sinh đó thay vì nói trực tiếp. Đôi khi Thầy có thể nói ngay, đôi khi Thầy phải đợi một vài tuần mới nói. Con phải lựa chọn thời gian và không gian để nói ra. Và con phải chọn nên nói với người ta trước nhiều người hay riêng lẻ, Và con học được điều đó qua quá trình làm một người giáo viên. Vậy nên có thể giờ thầy của con chưa được khéo léo lắm, nhưng thầy của con không có ý làm tổn thương con. Vì vậy con nên giúp thầy của mình. Sau sự việc đó, con có thể đến gần thầy con và nói: " Thưa thầy, con hy vọng lần sau thầy sẽ không làm thế nữa bởi con thấy tổn thương khi thầy cười đùa con trước lớp. Con thấy tổn thương. Nên con hy vọng lần sau thầy sẽ không làm thế với con hoặc các bạn học sinh khác". Như thế, con giúp thầy con. Con dùng lòng từ bi và tình thương để phản hồi lại những điều không tốt mà người khác đã làm với con. Con là một người tu tốt. Và ai cũng có thể phạm phải lỗi tương tự, ngày trước Thầy cũng vậy. Nên chính bản thân con và tất cả chúng ta phải học. Đó là giới thứ tư: Học cách nói mà ta có thể nói ra sự thật và giúp người khác, nhưng không làm tổn thương họ. Đây là một pháp thực hành tuyệt diệu, giới thứ tư. (Chuông)