Các hệ thống sống
đã tồn tại trong vài tỷ năm
và sẽ tiếp tục tồn tại
trong nhiều tỷ năm nữa.
Trong thế giới sống này,
không có bãi chôn rác thải.
Thay vào đó, các chất đi theo luồng.
Chất thải của loài này
là thức ăn của loài khác;
Mặt Trời cung cấp năng lượng;
vạn vật sinh sôi, rồi chết đi;
và các chất dinh dưỡng trở về đất an toàn.
Thật có hiệu quả.
Vậy mà, với tư cách là con người,
chúng ta lại chọn
phương pháp tiếp cận tuyến tính:
ta lấy, ta sản xuất, rồi ta bỏ.
Một chiếc điện thoại mới ra đời,
nên ta bỏ cái cũ đi.
Máy giặt của ta không chạy,
thì ta đi mua cái khác.
Mỗi lần như vậy, ta đang ăn vào
nguồn tài nguyên có hạn
rồi thường thải ra các chất độc hại.
Việc này cứ thế thì không thể hiệu quả
trong dài hạn được.
Vậy thế nào thì hiệu quả ?
Nếu ta chấp nhận rằng mô hình tuần hoàn
của thế giới sống này có hiệu quả,
liệu chúng ta có thể
thay đổi cách nghĩ của mình
để vận hành một nền kinh tế
cũng tuần hoàn ?
Hãy bắt đầu với chu kỳ sinh học này.
Làm thế nào để chất thải từ hoạt động của ta
có thể làm tăng nguồn vốn thay vì giảm chúng đi?
Bằng cách tư duy lại và thiết kế lại
các sản phẩm và thành phần
và cả bao bì của chúng,
ta có thể tạo ra những vật liệu an toàn
và có thể ủ thành phân,
góp phần nuôi dưỡng nhiều hơn.
Như trên phim họ vẫn nói:
"Không nguồn tài nguyên nào bị mất đi
trong quá trình sản xuất vật liệu này."
Vậy còn máy giặt, điện thoại và tủ lạnh ?
Ta biết chúng không phân hủy được.
Tại đây chúng ta sẽ nói về
một cách tư duy lại khác:
một cách tái chế kim loại có giá trị
như polyme và hợp kim,
để chúng giữ được chất lượng
và có thể dùng tiếp
hơn cả tuổi thọ của từng sản phẩm.
Điều gì xảy ra nếu hàng hóa của hôm nay
trở thành tài nguyên của tương lai?
Điều này có lý, về mặt thương mại mà nói.
Thay cho văn hóa "vứt đi rồi thay thế"
mà chúng ta đã trở nên quen thuộc,
chúng ta sẽ làm quen với văn hóa
"trả lại để làm mới"
mà theo đó, các sản phẩm và thành phần
được thiết kế để có thể tháo rời rồi tái tạo.
Một biện pháp có lẽ là tư duy lại
cách chúng ta nhìn nhận việc sở hữu.
Nếu ta không bao giờ thực sự sở hữu
các thiết bị công nghệ của ta thì sao?
Chúng ta chỉ được các nhà sản xuất cấp phép.
Giờ, hãy ghép hai chu trình này lại.
Hãy tưởng tượng ta có thể thiết kế sản phẩm
để chúng quay lại nhà sản xuất,
những nguyên vật liệu từ chúng
được tái sử dụng,
và những phần sinh học của chúng
làm tăng giá trị nông nghiệp.
Và hãy tưởng tượng những sản phẩm này
được sản xuất và vận chuyển
bằng năng lượng có thể tái tạo.
Ở đây, chúng ta có một mô hình
xây đắp thịnh vượng về lâu dài.
Và tin tốt là:
đã có những công ty ngoài kia
bắt đầu sản xuất theo cách này.
Nhưng kinh tế tuần hoàn không phải là
một nhà sản xuất thay đổi một sản phẩm.
Nó còn là việc tất cả công ty liên kết
định hình hạ tầng của chúng ta
đi đôi với cả nền kinh tế.
Nó là về năng lượng,
về việc tư duy lại
về bản thân hệ thống vận hành này.
Chúng ta có một cơ hội tuyệt vời
để mở ra những quan điểm và chân trời mới.
Thay vì mắc kẹt
trong những nỗi thất vọng của hiện tại,
với sự sáng tạo và đổi mới,
chúng ta thực sự có thể tư duy lại
và vẽ lại tương lai của chúng ta.
Dịch: Hiep Thi Ngoc Nguyen, Thu Trang Đỗ
Hiệu đính: Mỹ Linh