Xin chào, tôi là Tony và đây là Every Frame a Painting. Channel này đang làm ăn tốt, có nghĩa là đã đến lúc... "Đến lúc thú nhận?" Phải, đến lúc thú nhận. Tôi đã trộm nhiều ý tưởng từ bộ phim này hơn bất cứ gì khác. "F for Fake" "F for Fake" "F for Fake" "Thưa quý ông và quý bà, xin được giới thiệu đây là một bộ phim về mánh khóe, và lừa bịp, về những lời nói dối." Khoan đã, tôi đang làm sai rồi. Làm lại từ đầu được không? Đây là một bài luận bằng phim của Orson Welles. Nó tên là "F for Fake". Và nó là kinh thánh cá nhân của tôi. Tất cả những gì tôi biết về biên tập, tôi học từ phim này. Nhưng hôm nay, tôi muốn nói về một điều cơ bản: CẤU TRÚC "Chúng tôi tìm ra một quy luật đơn giản mà có lẽ ai cũng đã nghe qua nhưng mất bao lâu chúng tôi mới học được." Khi bạn xây dựng một bài luận video có một điều mà bạn thực sự phải tránh. "Tôi nghĩ chỉ có vậy thôi." "Và rồi?" "Không, thế thôi." "Và rồi?" "Rồi không có gì vì tôi gọi món xong rồi." "Và rồi?" Nếu bạn kể một câu chuyện mà cứ "và rồi, và rồi, và rồi" bạn sẽ gặp rắc rối to. Đây là lỗi số 1 mà tôi mắc trong chính tài liệu của mình. Như ở đây. Hãy xem nó lặp đi lặp lại: "Lựa chọn lấy số tiền" VÀ RỒI "Lựa chọn không đánh lại" VÀ RỒI "Lựa chọn che giấu cảm xúc" VÀ RỒI "Lựa chọn không tin tưởng ai đó" VÀ RỒI "Lựa chọn đợi hết sự khó chịu" VÀ RỒI "Lựa chọn..." Đây là danh sách mà thứ tự sao cũng được. Thế nên nó nhàm chán. "Điều nên xảy ra giữa mỗi nhịp mà bạn đã viết phải là 'THẾ NÊN' hoặc là 'NHƯNG'. Ý tôi là bạn nghĩ ra một ý tưởng xảy ra như thế này:" "Cái gì thế?" "Lông ch*m của tao. Tao lấy từ Scott Tenorman." "và THẾ NÊN chuyện này xảy ra:" "Cartman, mày không mua lông. Mày phải tự mọc." "Ý mày là lông ch*m này vô giá trị?" "Ừ." "NHƯNG chuyện này lại xảy ra:" "Và tôi đưa anh lông ch*m" "Tuyệt." "THẾ NÊN chuyện này xảy ra:" "Aw! Khốn kiếp." Suốt bộ phim này, Orson Welles làm đúng như vậy. Có điều là ông không kết nối giác quan, mà kết nối suy nghĩ. "Cô là họa sĩ. Tại sao cô muốn mọi người làm giả?" NHƯNG "Bởi vì cái giả cũng tốt như cái thật và nó có thị trường và nhu cầu" THẾ NÊN "Nếu anh không có thị trường nghệ thuật, những kẻ làm giả không thể tồn tại." Dù rằng phim này là một bài luận, mỗi giây phút đều có logic kết nối như một tập South Park. Luật thứ hai trong phim này là phải có nhiều hơn một câu chuyện song song. "Tôi sẽ lại trích dẫn Hitchcock. Ông nói làm phim tóm gọn lại là "Trong Khi Đó, Ở Nông Trại" "Ông ấy hoàn toàn đúng." "Anh muốn có hai thứ cùng xảy ra." "Anh đến đỉnh điểm một bên, anh chuyển sang bên kia." "Tôi hi vọng anh biết anh đang làm gì." "Anh kể tiếp câu chuyện thứ hai. Khi nó trở nên chán, dừng lại." "Trong Khi Đó, Ở Nông Trại." Trong bài luận bằng phim thì sao? Cho là bạn có hai câu chuyện. Hãy để cho một chuyện xây dựng. Khi nó đến đỉnh điểm, chuyển sang chuyện kia. Để nó xây dựng. Và khi chuyện này đến đỉnh điểm, quay về chuyện cũ. Đơn giản chứ? Khác là "F for Fake" không chỉ có một câu chuyện. Có cả chuyện về Orson Welles, Howard Hughes một cô gái tên Oja, và cả hậu trường phim. Và bằng cách xây dựng từng câu chuyện, Welles có thế nhảy khắp cả 6 chuyện mà không để khán giả mất phương hướng. Nên khi tôi làm bài luận video, đây là thứ tôi nghĩ đến. "Và rồi?" "Không có "và rồi" gì cả!" Và tôi học tất cả những điều đó qua bộ phim này. Nó hơn hết dạy tôi rằng: Cái quan trọng không phải là bạn được gì mà là cách bạn cắt và đầu ra như thế nào. Nhớ rằng, bài luận video khác với bài luận viết. Chúng là phim. Bạn phải dựng cấu trúc và nhịp điệu như một nhà làm phim. THẾ NÊN và NHƯNG. Trong Khi Đó, Ở Nông Trại. Nếu bạn không tin tôi, ít nhất hãy tin Orson Welles người đã nghĩ ra tất cả những điều này hơn 40 năm trước. "Tại sao không? Tôi là bịp bợm mà." Nhưng thôi, hãy kết bài luận nào. "Đã đến lúc giới thiệu." Xin chào, tôi là Tony và video này kết thúc năm thứ nhất của Every Frame a Painting. Tôi muốn cảm ơn các bạn đã xem "và chúc các bạn một buổi tối an lành."