Khi công nghệ phát triển,
và tiến bộ,
nhiều người cho rằng những tiến bộ này
làm cho chúng ta thông minh hơn,
khéo léo hơn, kết nối với thế giới hơn.
Và tôi muốn tranh luận
rằng không nhất thiết là như vậy,
vì "phát triển" chỉ đơn giản là một từ
diễn tả sự thay đổi,
và khi thay đổi, bạn nhận được điều gì đó,
nhưng bạn cũng mất đi cái gì khác.
Và để minh họa cho điều này, tôi muốn
cho các bạn xem công nghệ
đã làm thế nào với
một câu hỏi rất chung, rất đơn giản,
rất đời thường.
Và câu hỏi đó là:
Mấy giờ rồi? Bây giờ là mấy giờ?
Nếu các bạn lướt nhìn vào iPhone,
trả lời rất dễ. Nhưng tôi
muốn hỏi các bạn sẽ trả lời thế nào
nếu các bạn không có một chiếc iPhone?
Các bạn sẽ trả lời như thế nào,
trong 600 năm trước?
Các bạn sẽ làm thế nào?
Cách bạn sẽ làm là dùng một thiết bị
gọi là cái đo độ cao thiên thể.
Vậy, không ai biết cái đo độ cao thiên thể
trong thế giới ngày nay.
Nhưng, trong thế kỉ 13,
nó là một đồ dùng thường ngày.
Nó là máy tính đầu tiên
phổ biến trên thế giới.
Và thực ra, nó là một mô hình của
bầu trời. Vậy, các phần của cái đo
độ cao thiên thể,
trong kiểu đặc biệt này,
mạng lưới tương xứng với
vị trí của các ngôi sao.
cái đĩa tương ứng với hệ thống tọa độ.
Thước đo được chia tỉ lệ
và đặt lại với nhau.
Nếu bạn là một đứa trẻ được giáo dục tốt,
bạn sẽ không chỉ biết cách dùng
cái đo độ cao thiên thể,
mà bạn còn biết cách chế tạo
một cái đo độ cao thiên thể.
Ta biết điều này vì luận án đầu
tiên về cái đo độ cao thiên thể,
sách học kĩ thuật đầu tiên
trong tiếng Anh,
đã được viết bởi Geoffrey Chaucer.
Phải, chính Geoffrey Chaucer,
trong năm 1391,
gửi cho đứa con trai 11 tuổi Lewis.
Trong cuốn sách này, Lewis sẽ hiểu được
tư tưởng quan trọng. Khái niệm chính
mà làm cho cỗ máy này hoạt động
là thứ này, được gọi là phép chiếu nối.
Và, căn bản thì, quan niệm là
bạn diễn tả hình ảnh 3 chiều như thế nào
về bầu trời đêm bao quanh chúng ta
trên một bề mặt phẳng, di động 2 chiều.
Khái niệm thực ra tương đối đơn giản.
Tưởng tượng Trái Đất ở trung tâm vũ trụ,
và xung quanh nó là bầu trời được chiếu ra
trên một quả cầu.
Mỗi điểm trên bề mặt quả cầu
được vẽ dựa trên cực thấp nhất,
trên một bề mặt phẳng,
rồi sẽ được ghi lại.
Vậy, sao Bắc Đẩu tương ứng với
trung tâm của thiết bị.
Đường xoay của quỹ đạo mặt trời,
mặt trăng và các hành tinh
tương ứng với một đường tròn.
Những ngôi sao sáng tương ứng với những
vết găm nhỏ trên mạng lưới.
Và độ cao so với mực nước biển tương
ứng với hệ thống đĩa.
Cái kì diệu của cái đo độ cao thiên thể
không chỉ ở phép chiếu.
Mà là nó đưa 2 hệ thống
tọa độ lại với nhau
và chúng khớp hoàn toàn.
Có mặt trời, mặt trăng và các
hành tinh trên mạng lưới di động.
Còn có cả vị trí của chúng trên bầu trời
nhìn từ một vĩ tuyến nhất định
trên cái đĩa.
Vậy bạn sẽ sử dụng thiết
bị này như thế nào?
Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhìn lại.
Đây là một cái đo độ cao thiên thể.
Khá ấn tượng, phải không?
Và, cái đo độ cao thiên thể này
đã mượn từ chúng ta
từ Trường Bảo tàng Lịch sử Oxford.
Và các bạn có thể thấy
những điểm khác biệt.
Đây là thước đo, cái đĩa.
Đây là mạng lưới. OK, các bạn thấy chứ?
Đó là bộ phận di động của bầu trời.
Và ở đằng sau, các bạn có thể thấy
một mô hình mạng nhện.
Và mạng nhện này tương ứng với
những tọa độ trên bầu trời.
Đây là bộ phận điều khiển. Và ở đằng sau
là một số bộ phận khác, dụng cụ đo
và tỉ lệ, để chúng ta có thể làm các
phép tính. OK? Các bạn biết không,
tôi đã luôn muốn có thiết bị này.
Thực ra tôi đã lập nên
một trong những thiết bị này trên giấy.
Và cái này là một mô hình
của thiết bị từ thế kỉ 15.
Và nó đáng giá khoảng 3 chiếc MacBook Pro.
Nhưng một thiết bị thực sự sẽ trị giá
bằng căn nhà của tôi,
và nhà bên cạnh, và thực ra là mọi nhà
ở 2 bên đường, có lẽ cả 1 trường học,
và, các bạn biết đấy, một nhà thờ nữa.
Chúng đắt một cách khó tin
Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn làm thế nào
để vận hành thiết bị này. Bước 1:
Việc đầu tiên cần làm là chọn một ngôi sao
trên bầu trời đêm, nếu bạn đang
xem giờ vào buổi tối.
Tối nay, nếu nhìn rõ, bạn sẽ
thấy Tam giác Mùa hè.
Có một ngôi sao sáng là Deneb.
Chúng ta sẽ chọn Deneb.
Bước 2, bạn sẽ đo độ cao của sao Deneb.
Vậy, tôi sẽ nâng thiết bị lên,
và tôi quan sát độ cao của nó
sao cho tôi có thể nhìn thấy rõ ràng.
Rồi tôi đo độ cao của nó.
Khoảng 26 độ. Các bạn không thể
nhìn thấy từ đó.
Bước 3 là xác định vị trí ngôi sao
ở trước thiết bị.
Deneb kia rồi. Tôi thấy rồi.
Bước 4, tôi di chuyển mạng lưới,
di chuyển bầu trời sao cho
độ cao của ngôi sao
tương xứng với tỉ lệ ở mặt sau.
Được rồi, khi đó thì
tất cả mọi thứ đặt thành hàng.
Ở đây tôi có một mô hình của bầu trời
tương ứng với bầu trời thật.
Vậy, theo một hướng, nó đang giữ
mô hình của vũ trụ trong tay tôi.
Và cuối cùng, tôi lấy cái thước
và đưa cái thước đến đường thời gian
mà sẽ chỉ cho tôi thời gian ngay bây giờ.
Đúng rồi. Vậy, đó là cách sử dụng thiết bị
( Tiếng cười)
Tôi biết các bạn đang nghĩ gì:
"Nhiều bước quá! Tốn quá nhiều bước
để có thể xem giờ!"
trong khi các bạn liếc nhìn
vào iPod để xem giờ.
Nhưng có sự khác biệt giữa 2 thứ này, vì
với iPod hoặc iPhone của bạn, bạn có thể
nói chính xác giờ.
Cách mà Lewis xem giờ
là bằng một bức tranh vẽ bầu trời.
Cậu bé sẽ biết các vật khớp
ở đâu trên bầu trời.
Cậu bé không chỉ biết mấy giờ rồi,
mà còn biết mặt trời sẽ mọc ở đâu,
và nó sẽ di chuyển trên bầu trời
như thế nào.
Cậu bé sẽ biết mặt trời mọc và lặn
lúc mấy giờ
Và cậu bé sẽ biết mọi vật thể trong vũ trụ
trên trời.
Vậy, trong đồ họa máy tính
và thiết kế mặt phân cách máy tính
có một thuật ngữ gọi là dấu hiệu tương tác.
Vậy, dấu hiệu tương tác là đặc tính
của một vật thể
cho phép chúng ta làm
một hoạt động trên nó.
Và cái đo độ cao thiên thể cho phép,
hỗ trợ chúng ta kết nối với bầu trời đêm,
để nhìn vào bầu trời đêm và trở nên...
để có thể thấy cả những vật vô hình
và hữu hình.
Và đó chỉ là một tác dụng.
Thật phi thường,
có tới 350, 400 tác dụng.
Thật ra, có một văn bản nói rằng
có hơn 1000 tác dụng
của chiếc máy tính đầu tiên này.
Ở đằng sau có tỉ số và thước đo
dành cho sự điều hướng trên mặt đất.
Bạn có thể điều tra với nó.
Thành phố Baghdad đã được điều tra bằng nó.
Nó có thể được dùng để tính toán phương
trình toán học của mọi loại
Và sẽ cần cả một khóa học đại học
để chứng minh. Cái đo độ
cao thiên thể có
lịch sử lạ thường.
Chúng có độ tuổi hơn 2000 năm.
Khái niệm của phép chiếu vẽ nổi
được hình thành
từ năm 330 trước Công Nguyên.
Và cái đo độ cao thiên thể có rất nhiều
kích cỡ và hình dạng khác nhau.
Có những cái xách tay.
Có những cái lớn để trưng bày.
Tôi nghĩ các cái đo độ cao thiên thể
đều là những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ.
Chúng có sự khéo léo và chính xác
thật lạ thường mà cũng thật phi thường.
Giống như công nghệ,
cái đo độ cao thiên thể
tiến hóa theo thời gian.
Vậy nên, những mạng lưới đầu tiên
đều rất đơn giản và thô sơ.
Các mạng lưới sau đã trở thành
những nét văn hóa tiêu biểu.
Có một cái ở Oxford
mà tôi thấy rất phi thường
vì mô hình lưới này hoàn toàn cân xứng,
nó sắp xếp chuẩn xác với
một bầu trời ngẫu nhiên.
Thật tuyệt phải không?
Thế, liệu Lewis có một cái đo độ
cao thiên thể không? Có thể
không phải bằng đồng thau.
Cậu đã có cái đo độ cao thiên thể
làm từ gỗ, hoặc giấy. Phần lớn các
máy tính đầu tiên này
là dụng cụ xách tay
mà bạn có thể để trong túi.
Vậy, cái đo độ cao thiên thể đem lại gì?
Tôi nghĩ điều đầu tiên là
chúng nhắc nhở ta con người
đã từng tháo vát như thế nào,
tổ tiên chúng ta đã xoay sở như thế nào.
Nó là một công cụ phi thường.
Mọi bước tiến về công nghệ
đều được biến đổi và chuyển
dịch từ các vật dụng khác.
Và những gì chúng ta có với công nghệ mới,
tất nhiên là sự đúng đắn và chuẩn xác.
Nhưng những gì chúng ta mất, tôi nghĩ là
tri giác, khả năng phán đoán đúng đắn
về bầu trời, linh cảm về phạm vi.
Hiểu biết về bầu trời, về
mối liên hệ của bạn với bầu trời,
là cái chính của câu trả lời đích thực
của câu hỏi: "Mấy giờ rồi?".
Vậy, tôi nghĩ, cái đo độ cao
thiên thể là một công cụ xuất sắc.
Và các bạn có thể học
được gì từ công cụ này?
Căn bản thì có một tri thức rằng
chúng ta có thể liên kết với vạn vật.
Và cái đo độ cao thiên thể
nhắc nhở chúng ta về tri thức này
về việc mọi vật ăn khớp với nhau ra sao,
chúng ta kết nối với thế giới như thế nào.
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
(Vỗ tay)