1 00:00:06,761 --> 00:00:09,132 Khu vực xung quanh Cực Bắc 2 00:00:09,132 --> 00:00:12,202 trông như một vùng băng giá và hẻo lánh 3 00:00:12,202 --> 00:00:14,052 nơi chẳng bao giờ có gì thay đổi. 4 00:00:14,052 --> 00:00:18,846 Nhưng thật ra nó là một hệ thống tự nhiên cân bằng và phức tạp, 5 00:00:18,846 --> 00:00:23,306 và vị trí địa lý khắc nghiệt này 6 00:00:23,306 --> 00:00:27,068 có thể phóng đại bất cứ thay đổi nhỏ nào trong khí quyển. 7 00:00:27,068 --> 00:00:32,282 Thực tế, các nhà khoa học thường coi Bắc Cực là "chim báo bão" 8 00:00:32,282 --> 00:00:35,280 mỗi khi cần dự báo sự ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. 9 00:00:36,000 --> 00:00:39,583 Một cách quan trọng để dự báo khí hậu là nhờ hệ số phản xạ ánh sáng. 10 00:00:39,703 --> 00:00:41,946 Những bề mặt trắng, giống như băng và tuyết 11 00:00:41,946 --> 00:00:46,027 giúp Bắc Cực phản chiếu năng lượng từ mặt trời ngược vào vũ trụ 12 00:00:46,027 --> 00:00:51,109 trong khi vùng đất tối màu và bề mặt nước hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn. 13 00:00:51,109 --> 00:00:55,094 Mỗi khi cực Bắc ấm lên một chút, lại có một lượng băng tuyết tan chảy, 14 00:00:55,094 --> 00:00:58,111 để lộ phần đất và đại dương bên dưới. 15 00:00:58,111 --> 00:01:01,966 Thế là lượng nhiệt hấp thụ nhiều lên, dẫn băng tuyết tan chảy nhiều hơn, 16 00:01:01,966 --> 00:01:03,605 và cứ như vậy. 17 00:01:03,605 --> 00:01:07,111 Và mặc dù tình hình hiện nay ở Bắc Cực đi theo xu hướng ấm lên, 18 00:01:07,111 --> 00:01:09,365 hiện tượng ngược lại cũng có thể xảy ra. 19 00:01:09,365 --> 00:01:12,607 Chỉ cần nhiệt độ giảm một chút cũng sẽ gây ra thời tiết lạnh hơn, 20 00:01:12,607 --> 00:01:15,942 và làm tăng lượng băng tuyết . 21 00:01:15,942 --> 00:01:18,484 Kết quả là ánh sáng mặt trời ít bị hấp thụ hơn, 22 00:01:18,484 --> 00:01:22,757 dẫn đến chu kỳ lạnh giá như kỷ băng hà trước đây. 23 00:01:22,757 --> 00:01:26,634 Băng trên biển Bắc Cực cũng có cơ chế cảnh báo 24 00:01:26,634 --> 00:01:28,271 thông qua sự cách nhiệt. 25 00:01:28,271 --> 00:01:30,206 Lớp băng mặt đại dương được hình thành 26 00:01:30,206 --> 00:01:33,446 đóng vai trò như là 1 lớp đệm ngăn cách không khí lạnh ở trên 27 00:01:33,446 --> 00:01:36,432 và dòng nước ấm hơn ở bên dưới 28 00:01:36,432 --> 00:01:39,450 Tuy nhiên khi băng mỏng đi, vỡ, hay tan chảy 29 00:01:39,450 --> 00:01:41,642 nhiệt thoát ra từ lòng đại dương 30 00:01:41,642 --> 00:01:45,720 làm nóng không khí và lại khiến băng tan nhiều hơn 31 00:01:45,720 --> 00:01:48,961 Cả hai ví dụ về vòng lặp trên đều là những vòng lặp dương 32 00:01:48,961 --> 00:01:50,791 không phải vì chúng làm điều gì tốt 33 00:01:50,791 --> 00:01:54,905 mà do thay đổi ban đầu được phóng đại theo một chiều hướng nhất định 34 00:01:54,905 --> 00:01:57,250 Mặt khác, một vòng lặp âm 35 00:01:57,250 --> 00:01:59,701 là khi thay đổi ban đầu dẫn đến ảnh hưởng 36 00:01:59,701 --> 00:02:02,289 theo một chiều hướng ngược lại với thay đổi ban đầu. 37 00:02:02,289 --> 00:02:05,276 Băng tan cũng gây ra một loại cảnh báo âm 38 00:02:05,276 --> 00:02:08,367 bằng việc tăng độ ẩm trong không khí. 39 00:02:08,367 --> 00:02:12,119 Việc này làm tăng số lượng và độ dày của các đám mây hình thành, 40 00:02:12,119 --> 00:02:15,626 qua đó chặn ánh nắng mặt trời và làm giảm nhiệt độ môi trường 41 00:02:15,626 --> 00:02:18,077 Tuy nhiên vòng lặp âm này không kéo dài lâu, 42 00:02:18,077 --> 00:02:20,361 nguyên nhân là do mùa hè ngắn ở Bắc Cực 43 00:02:20,361 --> 00:02:22,791 Thời gian còn lại trong năm, khi thiếu ánh mặt trời 44 00:02:22,791 --> 00:02:24,649 độ ẩm tăng và mây nhiều 45 00:02:24,649 --> 00:02:28,325 thực chất lại giúp giữ ấm bề mặt bằng cách giữ nhiệt của Trái Đất, 46 00:02:28,325 --> 00:02:32,491 biến vòng lặp thành dương trong những tháng còn lại. 47 00:02:32,491 --> 00:02:35,509 Trong khi vòng lặp âm khuyến khích sự ổn định bằng cách 48 00:02:35,509 --> 00:02:38,049 đẩy môi trường vào trạng thái cân bằng 49 00:02:38,049 --> 00:02:40,990 Vòng lặp dương lại phá vỡ sự cân bằng 50 00:02:40,990 --> 00:02:43,990 bằng cách nới rộng những khác biệt. 51 00:02:43,990 --> 00:02:47,083 Và những cảnh báo dương tăng cao gần đây 52 00:02:47,083 --> 00:02:50,387 có thể có ảnh hưởng vượt ra khỏi Bắc Cực 53 00:02:50,387 --> 00:02:51,706 Khi Trái Đất nóng lên, 54 00:02:51,706 --> 00:02:57,072 những cảnh báo này khẳng định rằng Cực Bắc ấm nhanh hơn cả khu vực xích đạo. 55 00:02:57,072 --> 00:03:00,058 Chênh lệch nhiệt độ giảm dần giữa 2 vùng 56 00:03:00,058 --> 00:03:02,662 có thể khiến gió xoáy chậm hơn 57 00:03:02,662 --> 00:03:06,936 và ít hoàn lưu khí tuyến tính hơn ở khu vực trung vĩ tuyến, 58 00:03:06,936 --> 00:03:09,374 nơi mà phần lớn dân số thế giới sinh sống 59 00:03:09,374 --> 00:03:12,301 Nhiều nhà khoa học quan ngại xu hướng thay đổi thời tiết này 60 00:03:12,301 --> 00:03:14,959 sẽ kéo dài và khắc nghiệt hơn 61 00:03:14,959 --> 00:03:16,899 với những biến động ngắn hạn 62 00:03:16,899 --> 00:03:18,929 trở thành những trận rét đột ngột, 63 00:03:18,929 --> 00:03:19,935 những cơn sóng nhiệt, 64 00:03:19,935 --> 00:03:20,946 hạn hán, 65 00:03:20,946 --> 00:03:21,857 và lũ lụt kéo dài. 66 00:03:22,267 --> 00:03:25,879 Do vậy Bắc Cực không chỉ làm nhiệm vụ báo động sớm 67 00:03:25,879 --> 00:03:28,123 về thay đổi môi trường trên toàn bộ hành tinh. 68 00:03:28,363 --> 00:03:32,648 Những vòng lặp này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta ngay lập tức. 69 00:03:32,648 --> 00:03:34,843 Như nhiều nhà khí tượng học đã cảnh báo 70 00:03:34,843 --> 00:03:38,083 Điều xảy ra ở Bắc Cực không chỉ ở nguyên tại Bắc Cực.