Hầu hết chúng ta đều xem mặt trời là bạn.
Nó giúp cây cối phát triển,
sưởi ấm chúng ta,
và ai lại chẳng thích nằm trên bãi biển vào một ngày nắng cơ chứ?
Nhưng ngoài những điểm tốt đó,
mặt trời cũng có thể gây hại rất lớn.
Đó là lí do chúng ta phát minh ra kem chống nắng.
Mục đích của kem chống nắng là bảo vệ cơ thể
khỏi tia cực tím,
vốn có một vài tác hại,
bao gồm sạm nắng,
lão hóa,
và thúc đẩy ung thư da.
Những tia này được phân chia
dựa trên những bước sóng khác nhau
thành các loại như UVA
và UVB,
đều ít nhiều gây ảnh hưởng lên làn da
do sự hấp thụ các mẫu chất chromophore,
các phần của những phân tử
chịu trách nhiệm tạo màu.
Có 2 loại choromophore chính là hemoglobin,
được tìm thấy trong các huyết cầu,
và melanin, tạo nên sắc tố da.
Chúng ta biết rằng tia UVB làm cháy da.
Còn vai trò của tia UVA lại ít được thấy rõ
và chúng xuất hiện để tác động vào
phản ứng của da trước sự sạm nắng,
các chất gây ung thư
và lão hóa.
Vậy, làm thế nào mà kem chống nắng lại bảo vệ được chúng ta khỏi những tia này?
Có hai loại kem chống nắng cơ bản
chống nắng vật lý và chống nắng hóa học.
Các chất chống nắng vật lý như chất zinc ôxít
hay titanum điôxít
phản xạ lại các tia mặt trời bằng cách hoạt động như một lớp bảo vệ cơ thể
Nếu bạn đã từng thấy người cứu hộ với cái mũi màu trắng,
thì bạn sẽ hình dung được điều này như thế nào.
Những thành phần tương tự là thành phần chính
của kem dưỡng ẩm,
mà mục đích cũng là để tạo ra một lớp bảo vệ vật lý.
Chúng không phải bao giờ cũng dễ bôi
và có thể thấy rõ trên da,
nhưng một công thức mới đã làm giảm bớt vấn đề này.
Mặt khác, các chất chống nắng hóa học
hấp thụ các tia mặt trời.
Chúng phân hủy nhanh hơn
chất chống nắng vật lý
bởi khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời của chúng giảm đi theo thời gian.
Nói chung, điều này sẽ rõ ràng hơn
khi thoa lên da,
nhưng một số người lại có những phản ứng dị ứng
với một số hóa chất.
Bất kể loại kem chống nắng nào,
tất cả đều phải qua thử nghiệm
để quyết định yếu tố bảo vệ sạm nắng của chúng
hoặc SPF.
Đây thực chất là một biện pháp bảo vệ
mà kem chống nắng sẽ cung cấp chống lại các tia UVB
trước khi cơ thể bắt đầu bị cháy nắng.
Nhưng thậm chí nếu bạn không bị nắng cháy
bạn vẫn cần sử dụng kem chống nắng
bởi vì trừ khi bạn sống trong hang động,
bạn không thể tránh khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Điều này cũng đúng với những người có màu da tối
và những người dễ bị rám nắng
tuy sở hữu nhiều sự bảo vệ nội sinh hơn khỏi cháy nắng,
nhưng họ vẫn sẽ tổn thương
do tác động của UVA.
Mặt khác
Trẻ em dưới 6 tháng,
hầu như không nên cho phơi nắng
vì cơ cấu bảo vệ của chúng
chưa thật hoàn chỉnh về chức năng,
và da của trẻ sẽ có nhiều khả năng hấp thụ
bất kì một loại kem chống nắng nào được bôi.
Thoa kem chống nắng giúp bảo vệ
chống lại sự phát triển của cả 3 loại ung thư da:
carcinôm tế bào đáy
carcinôm tế bào vảy,
và mêlanôm.
Đều đặn mỗi ngày, các DNA trong tế bào
gia tăng các đột biến và những sai sót
mà thông thường có thể điều chỉnh được
bởi bộ máy cơ cấu trong các tế bào của bạn,
nhưng các tia cực tím từ mặt trời thúc đẩy những biến đổi
mà các tế bào có thể không khắc phục được,
dẫn đến sự phát triển không kiểm soát
và thậm chí là ung thư da
Điều đáng sợ nhất ở đây
là bạn thường không thể nhận ra
cho đến khi điều đó trở nên quá muộn.
Nhưng nếu những nguy hiểm đáng kể này đối với sức khỏe của bạn
mà vẫn chưa đủ thuyết phục bạn dùng kem chống nắng,
thì còn có những lý do về thẩm mĩ nữa.
Cùng với việc hút thuốc lá,
sự tổn hại từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân dẫn đến lão hóa.
Lão hóa da do phơi nắng thường xuyên
dẫn đến da mất độ đàn hồi,
hay nói cách khác, làm da trông chùng nhão.
Hãy nhìn vào người lái xe tải này
phía bên trái của ông bị phơi nắng thường xuyên
và hãy để ý đến sự khác biệt.
Đây là một điểm quan trọng.
Cửa kính xe hơi ngăn cản UVB - các tia đốt cháy,
nhưng không ngăn UVS - những tia lão hóa.
Thế nên cần dùng kem chống nắng hằng ngày,
nhưng bạn cũng nên đặc biệt chú ý
trước khi phơi nắng lâu
hay khi ở bãi biển
hay giữa trời tuyết
bởi vì sự phản chiếu của nước và băng
làm khuếch đại các tia mặt trời.
Đối với những trường hợp này, bôi một lượng nhỏ
15 đến 30 phút trước khi bạn ra ngoài
và một lần nữa ngay sau khi bạn ra ngoài.
Sau đó, bạn nên bôi lại mỗi 2-3 giờ,
đặc biệt là sau khi bơi hay đổ mồ hôi.
Nếu không, bạn nên mặc quần áo bảo hộ
với các yếu tố bảo vệ tia cực tím, hoặc UPF.
Ở trong những chỗ râm mát
như dưới cây hoặc dưới ô,
và tránh ánh nắng mặt trời vào những giờ cao điểm
trong khoảng 10h sáng đến 4h chiều.
Loại kem chống nắng nào là tốt nhất?
Mỗi người sẽ có sở thích riêng,
nhưng hãy cố gắng tìm kiếm những tiêu chuẩn sau đây:
phổ rộng,
SPF tối thiểu là 30,
và chịu nước.
Một loại kem dưỡng ẩm nhẹ với SPF 30
tốt cho việc sử dụng hàng ngày.
Hãy lưu ý nếu bạn quyết định sử dụng một bình xịt.
Chúng mất một vài lần xịt để phủ hết da bạn một cách hiệu quả,
giống như sơn một bức tường bằng một bình xịt
so với một cái chổi sơn.
Thế nên, cứ tận hưởng ánh nắng mặt trời,
nhưng hãy làm điều đó với kem chống nắng.