Kính thưa quý vị
Vui lòng chào đón vị khách
kế tiếp của chúng ta
Bà Ellen Rutledge
(Vỗ tay)
Tôi là Ellen Rutledge.
Tôi đang làm việc tại nhà tù
liên bang Ironwood
với chức vụ thư ký Phó tổng Giám ngục,
ông Neil McDowell
Cũng như các bạn,
tôi luôn nghĩ rằng gia đình mình
sẽ được Chúa phù hộ
và sống một cuộc sống lâu dài,
hạnh phúc bên nhau
Nhưng Chúa đã không làm thế.
Vào sáng ngày 22 tháng 10 năm 2008
cuộc sống của chúng tôi
trở nên bi kịch mãi mãi
Khoảng 4:30 sáng
con trai duy nhất của tôi, Micheal
Rời khỏi nhà và chuẩn bị đi làm
Khi đang cất đồ vào xe,
thì con tôi bị hai tên cướp đeo mặt nạ và
có mang theo vũ khí tiếp cận
Con tôi bị đánh tàn bạo
Bị bắn vào đầu ở cự ly gần
trong khi đang quỳ dưới đất
Thứ duy nhất mà bọn cướp lấy đi
chỉ là chiếc ví của con trai tôi
Vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát đó,
Michael mới chỉ 35 tuổi.
Bức ảnh này được chụp
vài tháng trước ngày nó bị sát hại
Con trai tôi và vợ
kết hôn được 13 năm
Chúng có 2 đứa con nhỏ.
Chúng sống riêng
ở một khu hàng xóm dễ mến,
Chúng sống một cuộc sống mà
chúng ta thường gọi là "Giấc mơ Mỹ".
Khi biết tin con trai mình bị tàn sát
tôi bắt đầu trượt dài trên
một hành trình đa cảm xúc
Tôi đã không tin vào sự thật,
cầu nguyện với Chúa trời,
và nhiều đêm tôi trăn trở
vì buồn đau và tuyệt vọng
Bạn biết đấy,
là một người mẹ,
bản năng của tôi là
giải quyết tất cả những
vấn đề mà con mình gặp phải
Nhưng tôi không thể
giải quyết được điều này
Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể hiểu
tại sao những chuyện tồi tệ như vậy
có thể xảy đến với một gia đình.
Nhưng nó vẫn xảy ra đây thôi.
Và một trong những điều khó khăn nhất
mà mỗi con người chúng ta cần làm
là đối xử với sự độc ác bằng sự tử tế
và tha thứ những điều
tưởng như không thể tha thứ
Chúng ta thường thích đọc những
câu chuyện và xem những bộ phim
ca ngợi những con người đáp trả
hận thù bằng tình yêu
Nhưng nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự
thì dường như chúng ta lại trở nên
giận dữ, cay nghiệt và muốn báo thù
Nếu như bạn không học cách tha thứ
bạn có thể là người phải trả giá đắt nhất
Do đó, điều tốt nhất bạn
có thể làm cho bản thân
chính là tha thứ cho những điều
tưởng như không thể tha thứ được
Giáo sư Lewis B.Smedes, tác giả của
rất nhiều tựa sách nổi tiếng
trong đó có cuốn " Tha Thứ và Quên Đi"
đã từng nói rằng:
"Tha thứ cũng như
giải phóng một tù nhân
để nhận ra bạn
chính là người tù nhân đó."
Từ khi con tôi bị sát hại vào năm 2008,
Tôi đã trải qua hàng ngàn cung bậc cảm xúc
mỏi mòn tìm kiếm câu trả lời:
Liệu tôi có thể tha thứ cho hai tên cướp
người đã chủ đích giết con trai tôi,
thay vì chỉ lấy ví của nó rồi bỏ đi?
Không có một câu trả lời nào mà tôi
có thể tìm ra để khuây khỏa nỗi lòng mình
Trong suốt 5 năm qua,
tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều
và giờ tôi đang dần biết cách chấp nhận.
Không biết bao lần tôi đã
nhìn lại mình
và nhận ra rằng
tôi không còn là một nạn nhân nữa,
tôi là một người phụ nữ
lạc quan, mạnh mẽ và kiên cường.
Chắc chắn là ai cũng có lòng vị tha,
nhưng ít ai có thể tha thứ ngay lập tức
Đôi khi việc tha thứ phải
trải qua một quá trình
Đôi khi ta phải tha thứ cho
ai đó thật nhiều lần
thì mới có thể gạt bỏ được những
cảm xúc tiêu cực của quá khứ.
Chúng ta có thể lấy động lực
từ câu nói của Nelson Mandela
người từng bị chính phủ Nam Phi
bỏ tù trong suốt 27 năm trời.
Ông nói rằng:
"Khi bước chân đến với tự do,
tôi biết rằng
nếu như không bỏ lại những
hận thù, tức giận kia lại
thì tôi vẫn mãi bị giam cầm
trong chốn ngục tù"
Vậy làm thế nào biết được mình đã
thực sự tha thứ hay chưa?
Nếu bạn đã bắt đầu học cách tha thứ
bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Bạn không còn cảm thấy đau buồn
trước hoàn cảnh của mình.
Không còn cảm thấy oán giận người đó nữa
Mà thay vào đó, bạn sẽ
cảm thấy đồng cảm với họ.
Và bạn cũng không còn điều gì
để nói về sự việc đó nữa
Bạn cảm thấy thanh thản hơn,
bởi bạn biết rằng trong thâm tâm
chính bạn đã tặng cho mình
một món quà vô giá
Cảm ơn
(Vỗ tay)