Thử nghĩ đến một chiếc áo thun trắng đơn giản. Hàng năm, chúng ta mua và bán hai tỷ cái áo thun toàn cầu Làm nó trở thành một trong số những mặt hàng may mặc phổ biến nhất thế giới. Nhưng một chiếc áo thun trung bình được làm ra thế nào và ở đâu, Và sự tác động đến môi trường của nó là gì? Các mặt hàng quần áo có thể thay đổi rất nhiều, Nhưng một chiếc áo thun tiêu biểu bắt đầu cuộc đời nó từ cánh đồng ở Mĩ, Trung Quốc, hay Ấn Độ Nơi mà những hạt bông được gieo, tưới và phát triển để tạo ra các nang bông. Các máy móc tự động lái cẩn thận thu hoạch các nùi bông, Một chiếc máy tỉa công nghiệp tách rời các nang bông và hạt, Và xơ bông được nén thành những kiện 225 kg. Cây bông cần một lượng lớn nước và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Để sản xuất một chiếc áo thun loại trung cần phải dùng 2,700 lít nước, Đủ để lấp đầy hơn 30 cái bồn tắm. Trong khi, cây bông cần dùng nhiều thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật Hơn bất kỳ cây trồng nào trên thế giới. Chất ô nhiễm này có thể tạo ra chất gây ung thư, Đe dọa sức khỏe của công nhân trên các cách đồng Và hủy hoại hệ sinh thái vùng xung quanh. Một số áo thun được làm từ bông hữu cơ, không dùng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu, Nhưng bông hữu cơ chiếm ít hơn 1% Trong số 22,7 triệu tấn bông được sản xuất trên toàn thế giới. Khi các kiện bông rời khỏi trang trại, Các nhà máy dệt chuyển chúng tới cơ sở kéo sợi, Thường là ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, Nơi các máy móc công nghệ cao: trộn, Chải thô, Lược mắc (kéo sợi), Kéo căng, Trải ra, Cuối cùng là xoắn bông thành sợi trắng hay còn gọi là con cúi. Sau đó, sợi được đưa tới nhà máy, Nơi các máy đan tròn Bện chúng thành các tấm vải nâu thô Được xử lý bằng nhiệt và chất hóa học đến khi chúng trở nên mịn và trắng. Tại đây, vải được ngâm vào chất tẩy công nghiệp và thuốc nhuộm azo, Tạo nên màu sắc sinh động cho khoảng 70% của vải. Không may, một số các chất này chứa chất gây ung thư như: catmi, Chì, Crom, Và thủy ngân. Các hợp chất độc hại và chất hóa học khác có thể là nguyên nhân sự ô nhiễm lan rộng Các chất độc hại được thải ra bên ngoài, sẽ tàn phá nguồn nước sông và đại dương. Ở một số quốc gia, công nghệ rất tiên tiến Toàn bộ quá trình trồng và sản xuất vải Hiếm khi có tay người chạm đến. Nhưng chỉ khi đến giai đoạn này. Sau khi hoàn tất vận chuyển vải đến nhà máy, Thường ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, Sức lao động con người vẫn được đòi hỏi để khâu chúng thành áo thun, Công việc phức tạp mà máy móc không thể làm. Quá trình này có những vấn đề của nó. Ví dụ, Bangladesh, Đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu áo thun cotton lớn nhất thế giới, Thuê 4.5 triệu người trong ngành công nghiệp sản xuất áo thun, Nhưng họ phải đối mặt với điều kiện nghèo nàn, lương thấp. Sau sản xuất, các áo thun được vận chuyển bằng tàu, xe lửa, xa tải Được bán ở các quốc gia có thu nhập cao, Một quá trình tạo cho cotton có dấu chân cacbon khổng lồ. Một vài quốc gia tự sản xuất quần áo tại nội địa, Loại bỏ các công đoạn ô nhiễm, Nhìn chung, việc sản xuất quần áo chiếm khoảng 10% lượng thải carbon trên thế giới Và nó đang leo thang, Quần áo rẻ hơn và sự sẵn lòng mua của khách hàng Đã đẩy mạnh sự sản xuất trên toàn cầu đến 400% từ năm 1994 đến năm 2014 Khoảng 80 tỉ áo quần mỗi năm. Cuối cùng, tại nhà người tiêu dùng, Áo thun trải qua một trong số giai đoạn tập trung nhiều tài nguyên nhất đời chúng. Ví dụ, tại Mỹ, Trung bình các hộ gia đình giặt quần áo gần 400 lần mỗi năm Mỗi lần dùng khoảng 40 gallon nước. Máy giặt và máy sấy đều dùng năng lượng, Máy sấy cần sử dụng năng lượng nhiều hơn máy giặt từ 5 đến 6 lần Bi kịch này trong tiêu thụ quần áo kéo dài hơn 20 năm, Cuộc chạy đua của các công ty lớn và xu hướng trong thời trang Đang hủy hoại môi trường, Sức khỏe của các nông dân, Và dẫn đến vấn đề về sử dụng nguồn nhân lực. Và thời trang trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm lớn thứ hai thế giới sau dầu. Nhưng có những điều ta có thể làm. Như mua đồ đã dùng rồi. Tìm vải dệt làm từ vải tái chế hay vải hữu cơ. Giặt đồ ít hơn và phơi sào để tiết kiệm năng lượng. Thay vì vứt đi khi cũ, quyên góp, tái chế, tái sử dụng chúng như giẻ lau. Và cuối cùng là tự hỏi bản thân, Trong suốt cuộc đời, bạn đã dùng bao nhiêu áo thun và quần áo, Và sự kết hợp đó sẽ ảnh hưởng gì tới thế giới?