Câu chuyện bắt đầu với buổi lễ đếm ngược.
Ngày 14, tháng 8, năm 1947, gần nửa đêm,
ở Bombay, có một phụ nữ sắp lâm bồn.
Cùng lúc, trên khắp đất Ấn, người ta
nín thở chờ đợi tuyên ngôn độc lập
sau gần hai thập kỷ
là thuộc địa của Anh.
Khi đồng hồ điểm thời khắc nửa đêm,
một đứa trẻ và hai quốc gia mới,
cùng một lúc, ra đời.
Những sự kiện này là nền móng
tạo nên "Những đứa con của nửa đêm,"
một tiểu thuyết nổi tiếng
của nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie.
Đứa trẻ cùng tuổi với đất nước đó
là Saleem Sinai,
nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết.
Cuốn sách là lời tự thuật của Saleem
về 30 năm cuộc đời
với mạch thời gian khác nhau
dần hé lộ những bí mật trong gia đình
và những huyền bí cổ xưa.
Tất cả tạo ra điều bí ẩn vĩ đại nhất:
Saleem sở hữu năng lực siêu nhiên,
và, bằng cách nào đó,
liên quan đến thời điểm cậu ra đời.
Saleem không phải người duy nhất.
Mọi đứa trẻ sinh ra trong khoảng nửa đêm
đều sở hữu năng lực đặc biệt,
như Parvati, Phù thủy quyền năng;
một người bạn đồng hành tuyệt vời
hay Shiva, kẻ thù của Saleem,
một chiến binh thiên tài.
Với khả năng thần giao cách cảm,
Saleem kết nối
những đứa trẻ của nửa đêm -
gồm một đứa trẻ
có thể vượt không gian và thời gian,
một đứa trẻ có thể chuyển đổi giới tính
khi đắm mình trong nước,
và một cặp song sinh đa ngôn ngữ
bị dính liền với nhau.
Saleem đóng vai trò là người dẫn lối
đến những sự kiện phép thuật
cũng như bối cảnh lịch sử.
Dù sinh nhật cậu là một ngày vui,
nó cũng đánh dấu một giai đoạn hỗn loạn
trong lịch sử Ấn Độ.
Năm 1948, người lãnh đạo
cuộc kháng chiến giành độc lập của Ấn Độ,
Mahatma Gandhi, bị ám sát.
Độc lập đồng thời tạo ra sự chia cắt,
khi Ấn Độ thuộc địa của Anh
bị chia thành hai quốc gia có chủ quyền
là Ấn Độ và Pakistan.
Điều này dẫn tới chiến tranh
Ấn Độ - Pakistan năm 1965 và 1971.
Saleem có mặt trong tất cả
những sự kiện này và hơn nữa,
còn theo dấu sự thành lập
của Bangladesh năm 1971
và sự lãnh đạo của Indira Gandhi
tại Ấn Độ.
Bối cảnh lịch sử rộng lớn này
là một trong những lí do tại sao
"Những đứa con của nửa đêm" được coi là
một trong những tiểu thuyết hậu thuộc địa
đặc sắc nhất mọi thời đại.
Những tác phẩm thuộc thể loại này cho ta
cái nhìn trực quan về cuộc sống con người
ở thuộc địa cũng như
những nước từng là thuộc địa;
cùng với đó, hiểu thêm về sự sụp đổ
qua nhiều yếu tố
như cách mạng, di dân và bản sắc.
Rushdie, giống như Saleem, sinh năm 1947,
học tại Ấn Độ và Anh quốc,
nổi tiếng nhờ vào tiểu sử
xuyên lục địa, những bình luận chính trị
và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
"Những đứa con của nửa đêm"
mang đậm màu sắc văn hóa
của Ấn Độ và Pakistan,
từ truyền thống gia đình, ẩm thực,
đến tôn giáo hay văn hóa dân gian.
Được viết nên mỗi đêm dưới sự chứng kiến
của người tình là Padma,
câu chuyện qua lời kể của Saleem
mang âm hưởng nàng Scheherazade
trong "Nghìn lẻ một đêm",
kể chuyện cho nhà vua hằng đêm
để giữ mạng sống của mình.
Và theo cách Saleem nhìn nhận,
1001 là "con số của đêm, của ma thuật,
và hiện thực huyền ảo."
Xuyên suốt tiểu thuyết,
Rushdie khiến người đọc choáng ngợp
bởi những phiên bản khác nhau
của hiện thực.
Đôi khi, việc đọc cuốn sách này
cũng như đi tàu lượn vậy.
Saleem tự thuật:
"Tôi là ai? Là gì?
Trả lời: Tôi là tổng hợp mọi thứ diễn ra,
là tất cả mọi người, mọi vật mà sự tồn tại
tác động đến tôi và bị tôi tác động.
Tôi là bất cứ chuyện gì xảy ra
khi tôi ra đi
nhưng sẽ không xảy ra
nếu tôi không xuất hiện.
Tôi cũng không phải là ngoại lệ cá biệt
trong vấn đề này;
mỗi một "tôi", mỗi cá nhân trong số
hơn-sáu-trăm-triệu-người chúng ta,
đều chứa đựng những đa dạng tương tự.
Tôi nhắc lại lần cuối:
Để hiểu tôi
quý vị phải nuốt cả thế giới."
Những lời tự thuật của Saleem
thường mang ý nghĩa nghẹt thở -
và ngay cả khi Rushdie mô tả hệ quả
của một cuộc đời đối với cả vũ trụ,
ông vẫn tự hỏi liệu ta có thể
cô đọng lịch sử qua một lời kể.
Cốt truyện đáng kinh ngạc
cùng nhân vật linh hoạt của Rushdie
đã không ngừng mê hoặc
và được độc giả hết lời khen ngợi.
"Những đứa con của nửa đêm" không chỉ
nhận được giải thưởng Man Booker danh giá
trong cùng năm xuất bản,
mà còn vượt qua
39 tác phẩm chiến thắng khác
để giành danh hiệu
"tác phẩm chiến thắng xuất sắc nhất"
vào năm 2008.
Trong kiệt tác mang bối cảnh lịch sử,
Rushdie tiết lộ rằng
không có sự thật nào là duy nhất
và sẽ là khôn ngoan hơn
nếu tin vào nhiều góc nhìn của hiện thực,
nắm giữ nhiều sinh mệnh
trong lòng bàn tay
và trải nghiệm nhiều khoảnh khắc
trong một thời khắc của hiện tại.