Làng Mai, Pháp, tháng Năm 2014
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời các câu hỏi
Khi con giận, con phải làm sao để xả giận?
Khi con giận, con phải làm sao để xả giận?
Con có nghĩ rằng cái giận đến từ ngoài con,
và giờ con muốn nó lại thoát ra ngoài?
Con có chắc rằng cái giận đến từ bên ngoài?
Đó là một phản đề.
Ở Làng Mai, chúng ta học
cách làm thế nào để ứng xử với cái giận của chúng ta,
làm thế nào để chăm sóc cái giận của ta.
Giận thì không vui.
Nó giống như bùn,
nhưng không có bùn thì ta không trồng được hoa sen.
Thế nên, bùn cũng có ích.
Như thế, nỗi giận của con cũng có ích vậy.
Có lẽ, con không nên bỏ cái giận ra ngoài.
Con không nên ném cái giận đi.
Nếu con biết cách tận dụng nỗi giận của con,
con có thể vun trồng đoá sen bình yên,
đoá sen của niềm vui và thứ tha.
Đó là một chỉ giáo sâu xa ở Làng Mai.
Chúng ta đang học hỏi điều đó.
Cái giận không đến từ bên ngoài,
mà từ bên trong con đó.
Bởi chúng ta không hiểu, nên chúng ta không thể yêu.
Nếu chúng ta nhìn cho sâu, nghe cho kỹ,
chúng ta có khả năng hiểu thấu.
Khi chúng ta hiểu, chúng ta có tình yêu.
Khi tình yêu có mặt, cái giận sẽ tự chuyển hoá chính nó.
Ta không phải nắm lấy cái giận, rồi ném nó đi.
Thực ra, cái giận là thứ con có thể dùng,
và nếu con nâng niu cái giận trong sự hiểu biết,
trong niềm thương xót,
cái giận trở thành tình yêu,
thành niềm thương xót.
Thầy cho con một ví dụ.
Có một bạn sáng nay nói điều gì không tốt với con,
làm điều không phải với con.
Con thấy khó chịu.
Cái giận trong con dâng lên.
Thường nếu con chưa phải là một người thực tập miên mật,
con sẽ muốn đánh trả người đó,
trừng phạt cô bạn hoặc anh bạn đó.
Đó là nỗi giận trong ta.
Và cái giận đó là một thứ bùn.
Nó có thể bắn tung khắp chốn.
Nên ta cần nhận thức được, thứ bùn giận dữ đó,
chúng ta phải kiểm soát được nó,
và không để bùn bắn vào mình, và người khác.
Thế thì, con có thể muốn thở vào,
yên tĩnh và tỉnh thức,
và con nhìn vào cậu bé hay cô bé đó.
Con thấy điều gì ở người bạn con?
Con thấy có bạo lực trong cậu bé,
có nỗi giận, và nỗi đau khổ trong cậu ấy, hoặc cô ấy.
Nếu cậu bé hay cô bé ấy hạnh phúc,
họ sẽ chẳng nói điều khó nghe ấy,
họ sẽ chẳng làm điều bạo lực ấy.
Nhưng cậu ấy đã không có hạnh phúc,
và vì thế cậu đau khổ.
Và khi cậu đau khổ, cậu muốn thể hiện nỗi khổ ấy ra,
bằng cách nói điều khó nghe,
hay làm việc không tốt với con.
Cậu nghĩ rằng nếu cậu làm thế, cậu sẽ bớt khổ.
Nhưng làm thế không khôn ngoan lắm.
Và khi con nhìn vào cậu, con thấy
cậu bé kia, cậu ấy không hạnh phúc.
Có sự tức giận và bạo lực nơi cậu.
Cậu không biết làm sao để kiểm soát bạo lực,
nỗi bất hạnh trong cậu.
Bởi thế cậu khổ.
Và khi cậu khổ như thế, tự nhiên cậu khiến
mọi người quanh cậu khổ theo.
Thế nên khi con nhìn thấy nỗi khổ trong cậu bé hay cô bé đó,
và con hiểu cái giận của họ,
con không còn giận họ nữa.
Khổ thân người bạn nhỏ,
họ đang đau khổ.
Mình không muốn trừng phạt họ, làm họ khổ thêm.
Mình muốn làm cho họ bớt khổ.
Và con cười với cậu ấy, con nói,
Bạn thân mến ơi, mình biết bạn khổ,
mình không giận bạn, thậm chí khi bạn nói thế,
hoặc làm một điều như thế với mình.
Bởi bạn đã khổ nhiều rồi, mình không trách bạn,
mình không giận bạn.
Mình thở vào, thở ra, mình hiểu bạn,
cho nên mình không giận bạn đâu.
Mình không muốn bạn khổ.
Nếu con là người thực tập tốt, cậu ấy sẽ kinh ngạc.
Người khác sẽ phản ứng khác hẳn.
Họ sẽ đánh cậu ấy, nói điều gì gay gắt với cậu,
nhưng con không làm thế.
Con phản ứng theo một cách rất khác,
với sự dịu dàng, tình yêu, lòng tốt, và nụ cười.
Cậu ấy kinh ngạc, và một ngày cậu sẽ hỏi con,
sao bạn làm được như thế?
Khi ai đó nói một điều xấu,
và làm chuyện bạo lực như thế,
bạn vẫn giữ sự tĩnh tại và bình yên.
Bạn làm thế nào vậy?
Thế rồi con bảo cho bạn ấy,
rằng làm thế nào, rằng con đã đến Làng Mai,
con đã học thở trong tỉnh thức,
học nhận ra cái giận, nơi con và nơi người khác.
Vậy đó, các con đến đây khi còn rất trẻ,
và học những điều tuyệt vời này,
và con có thể chia sẻ chúng với bạn bè con,
khi con trở lại trường.
Đây cũng là một câu hỏi hay.
kết nối - nhận cảm hứng - được nuôi dưỡng