Tôi nghĩ rằng chúng ta đều biết rằng thế giới ngày nay là đầy những rắc rối Chúng ta đã nghe đến chúng hôm nay và hôm qua và mọi ngày trong nhiều thập niên. Có những vấn đề nghiêm trọng, vấn đề lớn, vấn đề cần giải quyết gấp Suy dinh dưỡng, thiếu nguồn nước, biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, thiếu kỹ năng sống, mất an ninh, không đủ lương thực, thiếu các cơ sở y tế, ô nhiễm. Vấn đề nối tiếp vấn đề, và tôi nghĩ rằng những gì thực sự khác biệt trong thời đại này so với bất cứ thời đại nào khác mà tôi có thể nhớ trong quãng đời có hạn của mình là nhận thức về những vấn đề này. Tất cả chúng ta đều biết rõ. Tại sao chúng ta đang có quá nhiều rắc rối trong việc giải quyết những vấn đề này? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở, đến từ quan điểm rất khác nhau của chính bản thân mình Tôi không phải là một người có vấn đề xã hội. Tôi là người làm việc với doanh nghiệp giúp họ kiếm tiền. Lạy trời đừng có chuyện đó. Vì vậy tại sao chúng ta có quá nhiều rắc rối với các vấn đề xã hội, và thực sự doanh nghiệp có vai trò gì không, và nếu như vậy, liệu nó có vai trò gì? Tôi nghĩ rằng để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải quay trở lại và suy nghĩ về việc làm thế nào hiểu và cân nhắc đến cả các vấn đề và giải pháp cho những thách thức xã hội lớn mà mình phải đối mặt. Bây giờ, tôi nghĩ rằng nhiều người đã nhìn nhận việc kinh doanh là vấn đề, hoặc ít nhất là một trong những vấn đề, trong số những thách thức xã hội mà chúng ta gặp phải. Bạn biết đấy, nghĩ đến ngành công nghiệp thực phẩm ăn liền, ngành dược, ngành ngân hàng. Bạn biết, đây là quan điểm xấu đối với sự tôn trọng các doanh nghiệp. Kinh doanh được không xem như một giải pháp. Nó được xem như là một vấn đề hiện nay đối với hầu hết mọi người. Và đúng như vậy, trong nhiều trường hợp. Có rất nhiều người ở đó đã làm việc sai trái thực sự đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, quan điểm này có lẽ là hợp lý. Chúng ta có xu hướng nhìn nhận các giải pháp như thế nào cho những vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt? Vâng, chúng ta thường nhìn nhận các giải pháp theo quan điểm của các tổ chức phi chính phủ theo quan điểm của chính phủ hay quan điểm của tổ chức từ thiện. Thật vậy, loại hình tổ chức duy nhất ở thời đại này là sự gia tăng đông đảo các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội. Đây là một hình thức tổ chức độc đáo mới mà chúng ta nhận thấy có sự gia tăng rõ rệt. Sự cách tân rộng rãi với nguồn năng lượng khổng lồ cùng số nhân lực đông đảo hiện nay đã được huy động thông qua cơ cấu này nhằm cố gắng giải quyết tất cả những thách thức trên. Và nhiều người trong chúng ta ở đây tham gia rất nhiệt tình. Tôi là một giáo sư trường kinh doanh, nhưng tôi đã thực sự nhận ra, tôi nghĩ rằng, bây giờ, về bốn tổ chức phi lợi nhuận Bất cứ khi nào tôi quan tâm và nhận thức được một vấn đề xã hội, đó là những gì tôi đã làm, thì ra đời một tổ chức phi lợi nhuận. Đó là cách mà chúng ta đã nghĩ về cách giải quyết với những vấn đề này. Ngay cả một giáo sư trường kinh doanh cũng nghĩ như thế. Nhưng tôi nghĩ rằng tại thời điểm này, chúng ta đã làm thế rất lâu rồi. Trong nhiều thập niên, chúng ta đã được nhận thức được nhiều vấn đề. Chúng ta có kinh nghiệm hàng thập kỉ với cơ quan chính phủ và phi chính phủ, và đó là một thực tế khó xử. Thực tế khó xử là chúng ta không đạt được tiến độ đủ nhanh. Chúng ta không chiến thắng. Những vấn đề này dường như rất nan giải và khó chữa, và bất kỳ giải pháp nào chúng ta đang đạt được đều là những giải pháp nhỏ nhặt. Chúng ta đang đãt được nhiều tiến bộ hơn. Đâu là vấn đề mấu chốt trong việc đối phó với các vấn đề xã hội này? Nếu chúng ta loại bỏ hết những gì phức tạp điều còn lại là quy mô của vấn đề. Chúng ta không thể đo lường nó được Chúng ta có thể tiến bộ. Chúng ta có thể chỉ ra các lợi ích. Chúng ta có thể biết kết quả. Chúng ta có thể làm cho mọi việc tốt hơn. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta đang làm tốt hơn. Chúng ta đang làm tốt. Nhưng chúng ta vẫn không thể đo lường được. Chúng ta không thể làm cho ảnh hưởng lan rộng trên các vấn đề này. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta không có các nguồn tài trợ. Và hiện tại điều đó là thực sự rõ ràng. Và bây giờ càng rõ ràng hơn so với nhiều thập niên qua. Đơn giản là không đủ tiền để giải quyết bất kỳ vấn đề nào có quy mô bằng cách áp dụng mô hình phổ biến đó. Không đủ thu nhập từ thuế, Không đủ các khoản đóng góp từ thiện, để giải quyết những vấn đề này theo cách mà chúng ta đang làm hiện nay. Chúng ta đã phải đối mặt với sự thật đó. Và sự khan hiểm các nguồn tài trợ để đối phó với những vấn nạn này đang tăng lên trong thế giới tiên tiến ngày nay, với tất cả các vấn đề tài chính mà chúng ta gặp phải. Vì thế nếu cơ bản đó là vấn đề nguồn tài trợ, Vậy các nguồn tài trợ này ở đâu trong xã hội? Làm thế nào chúng được tạo ra, những nguồn lực mà chúng ta cần để giải quyết tất cả những thách thức xã hội ấy? Vâng, có, tôi nghĩ rằng câu trả lời là rất rõ ràng: Chúng ở trong kinh doanh. Tất cả sự giàu có đều được tạo ra bởi kinh doanh. Kinh doanh tạo ra sự giàu có khi nó sinh lời từ việc đáp ứng được các nhu cầu. Đó là cách mà tất cả sự giàu có được tạo ra. Nó đáp ứng nhu cầu tạo ra lợi nhuận dẫn đến việc đánh thuế và đó kéo theo thu nhập từ thuế rồi dẫn đến các khoản đóng góp từ thiện. Đó là nơi sản sinh các nguồn tài trợ. Doanh nghiệp thực sự có thể tạo ra các nguồn tài trợ. Các tổ chức khác có thể sử dụng chúng để làm những việc quan trọng nhưng chỉ có doanh nghiệp có thể tạo ra chúng. Và doanh nghiệp tạo ra chúng khi nó tạo ra lợi nhuận từ việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các nguồn tài trợ hầu hết được sinh ra bới kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta khai thác giải pháp này ra sao? Làm thế nào chúng ta tận dụng được nó? Kinh doanh tạo ra các nguồn tài trợ khi nó tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là sự khác biệt nhỏ giữa giá cả và chi phí cần để sản xuất bất cứ giải pháp kinh doanh nào tạo ra đối với bất cứ điều gì họ đang cố gắng giải quyết. Nhưng lợi nhuận đó chính là phép màu. Tại sao? Bởi vì lợi nhuận cho phép bất kỳ giải pháp nào chúng ta tạo ra đều có thể đo lường được. Bởi vì nếu chúng ta có thể tạo ra lợi nhuận, chúng ta có thể làm điều đó vì 10, 100, một triệu, 100 triệu, một tỷ. Giải pháp trở nên vững chắc. Đó là những gì doanh nghiệp làm khi tạo ra lợi nhuận. Bây giờ chúng ta phải làm gì với vấn đề xã hội? Vâng, có một ý nghĩ là, chúng ta hãy làm ra lợi nhuận này đi và đưa nó vào trong các vấn đề xã hội. Kinh doanh sẽ mang lại nhiều hơn. Kinh doanh sẽ có trách nhiệm hơn. Và đó là con đường chúng ta tiến tới trong kinh doanh. Nhưng một lần nữa, con đường chúng ta đi sẽ không chỉ cho chúng ta đến nơi cần đến. Tôi đã bắt đầu với tư cách là một giáo sư chiến lược, và hiện tại tôi vẫn là một giáo sư chiến lược. Tôi tự hào về điều đó. Nhưng trong những năm qua, càng ngày tôi càng làm việc về các vấn đề xã hội. Tôi làm về mảng y tế, môi trường, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Và càng lúc càng gắn bó với lĩnh vực xã hội, Tôi bắt đầu nhận ra một vài thứ có một ảnh hưởng sâu sắc đến tôi và toàn bộ cuộc sống của tôi theo một cách nào đó. Kiến thức phổ biến về kinh tế và quan điểm về kinh doanh tồn tại theo lịch sử cho rằng thực sự tồn tại một sự thỏa hiệp giữa thành quả xã hội và thành quả kinh tế. Kiến thức phổ thông cho rằng kinh doanh kiếm ra lợi nhuận bằng cách gây ra vấn đề xã hội. Ví dụ điển hình là ô nhiễm. Nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm, nó làm ra nhiều tiền hơn so với nỗ lực hạn chế ô nhiễm. Giảm thiểu ô nhiễm rất tốn tiền, Vì vậy, doanh nghiệp không muốn làm điều đó. Môi trường làm việc không an toàn thì sinh lợi hơn. Có một môi trường làm việc an toàn lại quá đắt, vậy nên doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu họ không tạo ra môi trường làm việc an toàn. Đó là suy nghĩ của đại đa số người. Rất nhiều công ty rơi vào suy nghĩ phổ thông đó. Họ từ chối cải thiện môi trường. Họ từ chối cải thiện nơi làm việc. Theo tôi, suy nghĩ đó sẽ dẫn tới, rất nhiều hành vi mà chúng ta phải lên án trong kinh doanh, và tôi cũng lên án trong kinh doanh. Nhưng càng đi sâu vào các vấn đề xã hội này, Vấn đề này đến vấn đề khác, và thực tế, tôi càng cố gắng điểm danh chúng Bản thân tôi, cá nhân tôi trong vài trường hợp qua các tổ chức phi lợi nhuận mà mình tham gia, Tôi càng nhận ra rõ ràng rằng thực tế là hoàn toàn trái ngược. Kinh doanh không kiếm được lợi nhuận từ việc gây ra các vấn đề xã hội, thực sự không theo bất kỳ ý nghĩa nào. Đó là quan điểm rất thiển cận. Càng nghiên cứu sâu vào các đề tài này, chúng ta càng hiểu rõ rằng thực tế kinh doanh sinh lời từ việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là nơi mà lợi nhuận thực sự đến. Hãy lấy sự ô nhiễm làm ví dụ. Ngày nay, chúng ta học được rằng thực sự việc giảm thiểu ô nhiễm và khí thải tạo ra lợi nhuận. Nó giúp tiết kiệm tiền. Nó làm cho các doanh nghiệp tăng năng suất và hoạt động hiệu quả hơn. Nó không làm lãng phí các nguồn lực. Trên thực tế, có một môi trường làm việc an toàn hơn và giảm thiểu các tai nạn làm cho các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, bởi đó là dấu hiệu của một phương pháp tốt. Tai nạn gây tổn thất và tốn kém. Vấn đề này qua vấn đề khác, chúng ta dần học được rằng thực sự không có sự thỏa hiệp nào giữa tiến bộ xã hội và hiệu quả kinh tế theo bất kỳ ý nghĩa cơ bản nào. Một vấn đề khác là sức khỏe. Ý tôi là chúng ta nhận thấy thực sự sức khỏe của nhân viên Chính là kho báu của doanh nghiệp bởi vì sức khỏe cho phép nhân viên làm việc năng suất hơn và đi làm đều đặn. Nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu mới, tư tưởng mới về điểm chung giữa doanh nghiệp và các vấn đề xã hội sẽ chỉ ra rằng có một sức mạnh tổng hợp sâu xa vững chắc giữa chúng nếu bạn không suy xét trong khoảng thời gian ngắn. Trong rất ngắn hạn, bạn có thể, đôi khi đánh lừa mình vào suy nghĩ rằng đó cơ bản chỉ là những mục tiêu trái ngược, nhưng về lâu dài, cuối cùng, chúng ta sẽ học được từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác rằng điều đó đơn giản là không đúng. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tận dụng sức mạnh của doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề cơ bản mà chúng ta phải đối mặt? Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể làm được điều đó, bởi vì nếu chúng ta có thể Chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể tận dụng nguồn lực to lớn này và năng lực tổ chức này. Và hãy đoán xem? Bây giờ điều đó rốt cuộc đang xảy ra một phần bởi vì có những người như bạn đã nêu lên các vấn đề này trong nhiều năm, nhiều thập kỷ Chúng ta thấy các tổ chức như Dow Chemical dẫn đầu cách mạng loại bỏ chất axit béo và chất béo bão hòa trong các sản phẩm mới cải tiến. Ví dụ về công ty thủy lợi Jain Đây là công ty cung cấp công nghệ tưới tiêu cho hàng ngàn và hàng triệu nông dân, giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nước. Chúng ta thấy các công ty như công ty lâm nghiệp Bra-xin Fibria đã tìm ra cách tránh đốn gỗ cánh rừng sinh trưởng lâu năm và bằng cách sử dụng bạch đàn và năng suất thu được nhiều hơn trên mỗi hecta bột giấy và làm ra nhiều giấy hơn so với bình thường bằng cách đốn hạ những cây lâu năm khác. Các bạn thấy nhiều công ty như Cisco huấn luyện hơn 4 triệu người các kỹ năng công nghệ thông tin để có thể chịu trách nhiệm công việc nhưng nhờ đó, giúp mở rộng cơ hội để phổ biến công nghệ thông tin và phát triển cả doanh nghiệp. Ngày nay đó là cơ hội chủ yếu cho doanh nghiệp để tác động và xử lý các vấn đề xã hội này, và cơ hội này là cơ hội kinh doanh lớn nhất chúng ta thấy trong kinh doanh. Và câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể đưa ý tưởng kinh doanh đáp ứng được yêu cầu về giá trị chung? Đây là cái tôi gọi là giá trị chung: giải quyết một vấn đề xã hội bằng một mô hình kinh doanh. Đó là giá trị chung. Giá trị chung là chủ nghĩa tư bản, nhưng là một mô hình cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản từng đặt mục đích cuối cùng là thỏa mãn những nhu cầu quan trọng, không phải cạnh tranh suốt ngày vì những khác biệt nhỏ nhoi trong thuộc tính sản phẩm và thị phần. Giá trị chung là khi chúng ta có thể tạo ra giá trị xã hội và giá trị kinh tế cùng một lúc. Việc tìm ra những cơ hội đó sẽ mở ra khả năng lớn nhất chúng ta có để thực sự giải quyết các vấn đề xã hội này bởi vì chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể giải quyết các giá trị được chia sẻ ở nhiều cấp độ. Đó là sự thật. Điều đó hiện tại đang xảy ra. Tuy nhiên, để giải pháp này có hiệu quả, bây giờ chúng ta phải thay đổi cách doanh nghiệp tự nhìn nhận, và may mắn là nó đang được thực hiện. Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào lối suy nghĩ đại trà rằng họ không cần phải lo lắng về các vấn đề xã hội, đã từng là suy nghĩ một phía mà ai đó cũng đã từng như vậy. Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến nhiều công ty chạy theo ý tưởng này. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận doanh nghiệp sẽ không làm được điều này một cách hiệu quả nếu chúng ta không có các tổ chức chính phủ và phi chính phủ chuyên chăm lo vấn đề này như đối tác của doanh nghiệp. Nhiều tổ chức phi chính phủ mới đang chuyển hướng là những tổ chức nhận ra mối quan hệ đối tác đã tìm ra nhiều cách để hợp tác. Các tổ chức chính phủ đang tạo ra nhiều tiến bộ nhất là những tổ chức đã tìm ra các cách thực hiện giá trị chia sẻ trong doanh nghiệp hơn là coi chính phủ như người cầm đầu chỉ tay năm ngón. Và chính phủ có nhiều cách trong đó tác động đến thiện ý và khả năng của các công ty nhằm cạnh tranh trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ nếu chúng ta có thế khiến cho doanh nghiệp tự nhận ra một cách khác biệt và nếu chúng ta có thể làm cho người khác nhìn nhận kinh doanh khác đi chúng ta có thể thay đổi được cả thế giới. Tôi biết chứ. Tôi đang chứng kiến điều đó mà. Tôi đang cảm nhận được điều đó. Những người trẻ, theo tôi, như các sinh viên trường Kinh doanh Havard của mình, đang nhận thức được điều đó. Nếu chúng ta có thể xóa bỏ được sự chia rẽ sự khó chịu, căng thẳng và ý nghĩ rằng chúng ta sẽ không hợp tác được với nhau trong việc chèo lái các vấn đề xã hội ở đây chúng ta có thể xóa bỏ điều này, và cuối cùng, theo tôi chúng ta có thể có các giải pháp thực sự. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)