Tương lai của việc học tập sẽ là gì? Tôi có một kế hoạch, nhưng để nói cho các bạn biết kế hoạch đó là gì, Tôi cần kể cho các bạn biết một mẩu chuyện nho nhỏ đã tạo nên nền tảng của kế hoạch này. Tôi đã cố gắng suy nghĩ phương pháp học trong trường mà chúng ta đang dùng, Nó xuất phát từ đâu mà có? Và các bạn có thể truy về hàng ngàn năm trước, nhưng nếu ta xem xét việc dạy học hiên tại, thì chúng ta khá dễ dàng biết được nó xuất phát từ đâu. Nó đến với chúng ta từ 300 năm trước, và nó đến từ Đế quốc cuối cùng và lớn mạnh nhất trên hành tinh này. ["Đế quốc Anh"] Hãy tưởng tượng việc cố gắng quản lý mọi việc, cố gắng vận hành toàn bộ hành tinh này, mà lại không có máy vi tính, chẵng có điện thoại, với thông tin được ghi chép trên hàng nghìn mẫu giấy, và được vận chuyển bằng tàu thuyền. Nhưng những con người thời Victoria lại thực sự thành công. Những gì họ làm được thật kỳ diệu. Họ đã thiết lập một hệ thống vi tính toàn cầu được tạo nên bởi con người. Hệ thống đó vẫn tồn tại với chúng ta cho đến hôm nay. Nó được gọi là Bộ máy Quản lý Quan liêu. Để bộ máy đó vận hành, các bạn sẽ cần rất rất nhiều người. Họ đã tạo ra một cổ máy để sản xuất ra những con người đó: trường học. Những trường học này sẽ sản xuất ra những con người sẽ trở thành những bộ phận của Bộ máy Quản lý Quan liêu này. Họ buộc phải giống nhau. Họ phải biết 3 thứ: Họ phải viết chữ đẹp, bởi vì thông tin được viết bằng tay; họ phải biết đọc; và họ phải biết làm phép nhân, chia, cộng và trừ trong đầu của mình. Họ phải giống nhau như thế để ta có thể chọn một người từ New Zealand và đưa anh ta đến Canada và anh ta luôn trong tư thế sẵn sàng làm việc. Những con người thời kỳ Victoria là những bậc kỹ sư tài tình. Họ đã thiết kế một hệ thống bền vững đến nỗi nó vẫn tồn tại với chúng ta cho đến hôm nay, tiếp tục tạo ra những con người tương tự nhau cho một bộ máy đã không còn tồn tại. Đế quốc đã tan biến, vậy thì chúng ta đang làm gì với chính thiết kế đang tạo ra những con người tương tự nhau này, và tiếp sau đó chúng ta sẽ phải làm gì Liệu chúng ta có làm gì với nó nữa hay không? ["Những trường học, như chúng ta biết, đã lỗi thời"] Câu nhận định đó khá mạnh mẽ. Tôi nói những trường học, như chúng ta biết, đã bị lỗi thời. Tôi không nói nó bị suy nhược. Cũng khá là thời thượng khi nói rằng Hệ thống Giáo Dục của chúng ta đang bị suy thoái. Nó không bị suy thoái. Nó được cấu thành một cách tuyệt vời. Chỉ là chúng ta không cần nó nữaI. Nó đã lỗi thời rồi. Hiện tại chúng ta có các loại công việc gì? Well, máy vi tính là thư ký. Có hàng ngàn máy vi tính trong mỗi văn phòng. Và ta có những người điều khiển những cái máy vi tính đó làm công việc thư ký. Những người đó không cần biết viết chữ đẹp. Họ không cần biết làm phép nhân trong đầu của họ Họ cần biết đọc. Thực tế, kỹ năng đọc của họ phải sâu sắc. Well, hiện tại là thế, nhưng chúng ta vẫn không biết những nghề nghiệp trong tương lai sẽ như thế nào. Chúng ta biết rằng con người sẽ làm việc ở bất cứ nơi nào mà họ muốn, bất cứ lúc nào mà họ muốn, bằng bất cứ cách nào mà họ muốn,. Vậy thì việc dạy học hiện tại sẽ giúp họ như thế nào trong việc chuẩn bị cho thế giới đó? Well, tình cờ mà tôi đã gặp phải vấn đề này. Tôi đã từng làm giáo viên dạy cách viết chương trình máy vi tính ở New Delhi, 14 năm trước. Và ngay bên cạnh nơi tôi làm việc, có một khu ổ chuột. Và tôi đã nghĩ, bằng cách nào mà tụi nhóc đó lại có thể học viết chương trình được? Hay chúng nó sẽ không học? Cùng lúc đó, chúng ta cũng có rất nhiều cha mẹ những người giàu có máy vi tính và thường nói với tôi, "Cậu biết đấy, con trai tôi ấy, Tôi nghi thằng bé có khiếu bẩm sinh, vì nó có thể làm nhiều thứ tuyệt vời với cái máy vi tính. và con gái tôi -- oh, chắc chắn con bé rất thông minh'" vân vâng và vân vân. Tôi chợt tự hỏi rằng, Sao những người giàu có này lại có những đứa trẻ xuất chúng như thế? (Khán giả cười) Người nghèo đã làm sai điều gì? Tôi đã đục một cái lỗ trên bức tường chắn giữa văn phòng và khu ổ chuột kế bên, và đặt vào cái lỗ một cái máy vi tính để xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi đưa một cái máy vi tính cho những đứa bé chưa một lần chạm vào nó, chẳng biết chút tiếng Anh nào, cũng chẵng biết Internet là gì. Mấy đứa nhóc chạy đến. Cái máy cách mặt đất khoảng 1 mét, rồi mấy em hỏi: "Cái gì vậy bác?" Và tôi trả lời: "Yeah, nó là..., bác không biết nữa." (Khán giả cười) Mấy em hỏi: "Sao bác lại để nó ở đây?" Tôi trả lời: "Chỉ để thế thôi." Và rồi mấy em nói: "Tụi con chạm vào nó được không bác?" Tôi trả lời: "Nếu con muốn." Và rồi tôi đi khỏi đó. Khoảng 8 tiếng sau, Tôi thấy chúng đang dùng máy và đang dạy nhau cách lên mạng. Tôi mới nói," Well điều này thật khó mà tin được, vì -- Sao lại có thể như thế được? Tụi nó có biết gì đâu?" Đồng nghiệp của tôi nói: "Không, cũng đơn giản thôi. Một sinh viên của anh chắc hẵn đã đi ngang qua đó, đã chỉ cho tụi nhóc cách sử dụng con chuột." Tôi trả lời: "Yeah, cũng có thể như thế thật." Vì thế tôi đã thử nghiệm thêm lần nữa. Tôi đi đến một vùng cách Delhi gần 500 Km vào một ngôi làng rất hẻo lánh Một nơi mà những kỹ sư phát triển phần mềm có rất ít cơ hội đi ngang qua. (Khán giả cười) Tôi đã thử nghiệm một lần nữa ở nơi này. Ở đó tôi chẳng có nơi nào để trú chân nên tôi đã đặt cái máy ở đó, rồi tôi bỏ đi, trở lại đó sau vài tháng, nhìn thấy tụi nhóc đang chơi game trên máy. Khi mấy em thấy tôi, mấy em nói: "Tụi con muốn một bộ xử lý nhanh hơn và một con chuột tốt hơn." (Khán đài cười) Nên tôi đã hỏi: "Sao tụi con lại biết được mấy thứ này?" Và mấy em đã đáp với câu trả lời rất thú vị. Với một chút bực bội trong giọng nói, mấy em trả lời: "Thầy đưa cho tụi em một cái máy chỉ toàn tiếng Anh, nên tụi em phải dạy nhau tiếng Anh để dùng được nó." (Khán đài cười) Đó là lần đầu tiên, với tư cách của một giáo viên, tôi đã nghe được từ "dạy lẫn nhau" được nói ra một cách rất bình thường. Đây là sơ lược những gì đã xảy ra từ những năm qua. Đó là cái máy vi tính được đặt trên tường vào ngày đầu tiên. Bên phải ta là một đứa bé 8 tuổi. Bên trái là học trò của em ấy, Cô bé 6 tuổi. Và cậu bé đang dạy cho cô bé cách dùng máy. Và rồi trên những vùng miền khác nhau của đất nước, Tôi đã thử nghiệm việc này lần này đến lần khác và nhận được chính những kết quả tương tự nhau. [Phim "Cái lỗ trên bức tường (Hole in the wall film) - sản xuất năm '1999"] Một bé 8 tuổi đang hướng dẫn chị của mình phải làm gì. Và sau cùng cô bé giải thích bằng tiếng Marathi nó là gì, và cô bé nói: "Ở trong đó có một bộ vi xử lý." Rồi tôi bắt đầu công bố. Tôi công bố ở tất cả mọi nơi. Tôi đã ghi chép và đo lường mọi thứ. Và tôi đã tuyên bố trong 9 tháng, với một nhóm trẻ em được tự mình tiếp xúc với một máy vi tính với bất cứ ngôn ngữ nào sẽ đạt được trình độ tương đương với một nhân viên thư ký văn phòng ở phương Tây. Tôi đã thấy nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nhưng tôi cũng tò mò muốn biết, mấy em sẽ làm được những gì nếu đã đạt được thành công như thế? Tôi đã bắt đầu thừ nghiệm với những môn khác, Một ví dụ trong số đó là cách phát âm (Âm vị học). Chúng tôi có một cộng đồng trẻ em ở miền Nam Ấn Độ có âm tiếng Anh rất tệ, và mấy em cần phải phát âm tiếng Anh tốt hơn vì nó sẽ giúp các em cải thiện công việc của mình. Tôi đã đưa cho mấy em một chiếc máy vi tính kèm theo một chương trình ghi từ theo giọng nói, và tôi bảo: "Cố gắng nói với cái máy cho đến khi nào nó ghi ra được những gì con nói." (Khán đài cười) Tụi nhóc đã làm thế, và mời các bạn xem qua cái này. Máy vi tính: "Nice to meet you". Sinh viên: Nice to meet you. Sugata Mitra: Tôi đoán mọi người biết lý do tôi kết thúc với gương mặt của người phụ nữ trẻ này, tôi nghĩ nhiều người ở đây biết cô ấy. Cô ấy giờ đã gia nhập một trung tâm trả lời qua điện thoại ở Hyderabad và có lẽ đã tra tấn vài người ở đây về hóa đơn tín dụng của bạn với một giọng Anh rất rõ ràng. Thế rồi nhiều người hỏi: "Chuyện sẽ tiếp tục đến bao giờ? Nó sẽ chấm dứt ở đâu?" Tôi quyết định chính tôi sẽ kết thúc đề tài tranh cãi của mình bằng cách tạo ra một lời tuyên bố vô lý. Tôi đã tạo nên một giả thuyết, một giả thuyết lố bịch. Tamil là một ngôn ngữ ở miền Nam Ấn Độ, và tôi đã nói rằng, Liệu những trẻ em nói tiếng Tamil ở một ngôi làng miền Nam Ấn Độ có thể học về công nghệ sinh học của quá trình sao chép DNA bằng tiếng Anh từ một cái máy vi tính được đặt trên tường hay không Và tôi bảo rằng: "Tôi sẽ kiểm tra mấy nhóc. Mấy nhóc đạt 0/100. Tôi sẽ ở lại đó vài tháng, rồi rời khỏi đó vài tháng, tôi sẽ trở lại đó, mấy nhóc sẽ đạt một con 0 nữa. Tôi sẽ quay về phòng nghiên cứu và nói: chúng ta cần giáo viên." Tôi đã tìm được một ngôi làng. Nó được gọi là Kallikuppam ở miền Nam Ấn Độ. Tôi đã đặt cái ""Máy Vi Tính Ở Lổ Trên Tường"" ở đó, tải xuống đủ loại dữ liệu về quá trình sao mã DNA từ Internet, đa số dữ liệu tôi chả hiểu gì. Đám trẻ tụ tập đến và hỏi: "Đây là gì vậy?" Tôi trả lời: "Cái này rất thời sự, rất quan trọng, Nhưng nó lại chỉ có bản tiếng Anh thôi." Mấy em mới hỏi: "Làm sao tụi con có thể hiểu tiếng Anh cao cấp vậy được? còn cả biểu đồ và hóa học nữa?" Cho đến lúc đó, tôi đã phát triển được một phương pháp sư phạm mới, nên tôi đã trả lời rằng: "Thầy cũng không biết phải làm sao nữa." (Khán đài cười) "Mà thôi, thầy đi đây." (Khán đài cười) Rồi tôi đã vắng mặt khoảng vài tháng. Mấy nhóc đạt 0/100. Tôi đã cho mấy em làm bài kiểm tra. Tôi trở lại lần nữa sau vài tháng và mấy em tụ đến bên tôi và nói: "Tụi con chả hiểu gì cả." Tôi nói: "Well, tôi kỳ vọng gì đây?" Nên tôi hỏi: "Được rồi, nhưng phải bao lâu nữa con mới chấp nhận rằng con không hiểu cái đó?" Mấy nhóc trả lời: "Tụi con chưa bỏ cuộc đâu. Ngày nào tụi con cũng quan sát nó." Tôi hỏi: "Gì cơ? Tụi con không hiểu cái thứ trên màn hình kia thế mà vẫn cứ tiếp tục quan sát nó trong 2 tháng liên tục? Để làm gì vậy con?" Có một cô bé tôi vừa thấy lần đầu tiên, cô bé đưa tay lên và trả lời tôi với giọng nữa tiếng Anh nữa tiếng Tamil, cô bé nói: "Well, ngoại trừ việc sự sai lệch trong sao chép phân tử DNA tạo nên bệnh tật ra, tụi con chẳng hiểu gì hết trơn." (Khán đài cười) (Khán đài vỗ tay) Thế nên tôi đã kiểm tra mấy em. Tôi nhận được một kết quả giáo dục không tưởng: từ 0 lên đến 30/100 với 2 tháng trong cái nóng nhiệt đới với một cái máy tính được đặt dưới cây và được cài một ngôn ngữ mà mấy nhóc chẳng hiểu gì đã đạt được thành công vượt xa cả một thập kỷ. Ngu xuẩn thật. Nhưng tôi phải làm theo tiêu chuẩn của người Victoria. 30/100 nghĩa là rớt. Vậy làm sao để mấy em qua được bài kiểm tra? Tôi phải cho các em thêm 20 điểm. Tôi chẳng tìm được giáo viên nào. Tôi chỉ tìm thấy được một người bạn của họ: một cô nhân vên kế toán 22 tuổi. cô ta luôn chơi với mấy em. Tôi đã hỏi cô gái: "Cô giúp được mấy nhóc không?" Cô bé nói: "Bó tay thôi. Tôi đâu có môn khoa học ở trường đâu. Tôi chẳng cả ngày biết mấy nhóc làm gì với cái máy vi tính dưới cái cây ấy đâu. Tôi giúp không nỗi đâu." Tôi nói: "Thế này nhé, Cô dùng phương pháp của các bà cụ ấy." Cô ấy mới hỏi: "Cái gì?" Tôi trả lời: "Đứng sau lưng mấy nhóc ấy, cứ khi nào mấy nhóc làm gì đó, cô chỉ cần nói: 'Well, wow, ý chị là: sao mấy em làm thế được? Thế trang tiếp theo là gì? Trời, lúc chị bằng tuổi mấy em, chị đâu làm được thế đâu!" Mấy câu mà các bà cụ hay nói đó." Thế rồi cô gái đã làm như thế trong hai tháng. Điểm số nhảy lên đến 50/100. Kallikuppam đã bắt kịp được với ngôi trường được tôi điều hành ở New Delhi, một ngôi trường tư giàu có với những giáo viên kỹ thuật sinh học được đào tạo bài bản. Khi tôi thấy được sự việc, tôi đã biết có một cách có thể cân bằng sân chơi cho cả 2 bên. Đây Kallikuppam. (Tiếng của trẻ em) Neurons ... liên lạc. Tôi đã bỏ sai góc quay. Do kỹ thuật nghiệp dư thôi, nhưng các bạn cũng dễ nhận ra điều cô bé nói là về neuron, với hai tay để như thế này, và cô bé đã nói về sự liên lạc của các neuron. Ở tuổi 12. Vậy việc làm trong tương lai sẽ như thế nào đây? Well, chúng ta biết hiện tại nó như thế nào. Việc học tập trong tương lai sẽ như thế nào? Chúng ta biết tình hình hiện tại của việc học tập trẻ em tràn ra với những chiếc điện thoại di động trên tay này và chần chừ đi đến trường dùng tay kia để lấy sách học. Tương lai sẽ như thế nào? Thật sự chúng ta không cần đi đến trường nữa ư? Thật sự đến một lúc nào đó, khi ta cần biết thông tin, ta chỉ cần 2 phút để tìm kiếm thôi ư? Chẳng lẽ nào -- với một câu hỏi hóc búa một câu hỏi đã gắn vào tâm trí tôi của Nicholas Negropontea -- chẳng lẽ nào chúng ta đang đi đến hay thậm chí trên con đường dẫn đến một tương lai khi việc hiểu biết đã lỗi thời? Nhưng điều đó thật tệ hại, chúng ta là loài Homo sapien. Sự hiểu biết chính là điểm khác biệt giữa chúng ta với loài tinh tinh. Nhưng hãy nhìn nhận nó từ góc độ này. Mất đến 100 triệu năm để loài tinh tinh có thể đứng bằng 2 chân và trở thành Homo sapien. Chỉ mất 10 000 năm để biến sự hiểu biết trở nên lỗi thời. Thật là một thành tích lớn lao. Nhưng chúng ta phải biết kết hợp nó vào tương lai của chính chúng ta. Dường như chìa khóa chính là sự động viên, khích lệ. Nếu các bạn nhìn vào Kuppam, nếu các bạn xem lại những thử nghiệm mà tôi đã làm, nó chỉ đơn giản nói rằng: "Wow, xin cúi chào học tập." Theo dữ liệu từ Thần Kinh học. Phần bò sát nằm ngay giữa bộ não con người, khi nó bị đe dọa, nó sẽ ngưng tất cả mọi tín hiệu, nó chặn đứng hoạt động của phần vỏ não trước trán, phần đóng vai trò học tập của con người, nó chặn đứng tất cả mọi hoạt động. Sự trừng phạt cũng như thi cử đều được xem là mối đe dọa. Như vậy chúng ta lấy con của mình ra, chặn đứng não của mấy em, rồi bảo chúng: "thể hiện đi" Sao người ta lại tạo ra một hệ thống như thế? Bởi vì nó cần thiết. Có một giai đoạn trong Kỷ nguyên Đế Chế người ta cần những con người có thể vượt qua mọi đe dọa. Khi đứng một mình trên đường hào Nếu bạn vẫn sống sót, bạn vẫn ổn, bạn đã vượt qua được bài kiểm tra. Nếu không, bạn bị đánh rớt. Nhưng Kỷ nguyên Đế chế đó đã không còn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra đối với sự sáng tạo trong Kỷ nguyên của chúng ta? Chúng ta cần đưa sự cân bằng đó trở lại từ điều thích thú chứ không phải mối đe dọa. Tôi đã trở lại nước Anh để tìm kiếm những người bà Anh quốc. Tôi đã đăng quảng cáo trên báo rằng Nếu bà là bà nội hay bà ngoại gốc Anh, nếu bà có đường truyền Internet và một cái web camera, bà có thể cho tôi miễn phí một giờ một tuần được không? Tuần đầu tiên tôi nhận được 200 lời đồng ý. Tôi biết nhiều người bà gốc Anh hơn bất cứ người nào đang ngồi ở đây. (Khán đài cười) Họ được gọi là Granny Cloud (Người Bà trên mây). Granny Cloud được đặt trên Internet. Nếu có một đứa trẻ mắc phải vấn đề gì, chúng tôi sẽ tìm một Bà, Bà sẽ bật Skype và xử lý mọi việc. Tôi đã thấy họ làm việc đó xảy ra ở một ngôi làng tên là Diggles ở Bắc nước Anh, sâu trong một ngôi làng ở Tamil Nadu, Ấn Độ, cách đây khoảng 10 000 km. Bà ấy xử lý mọi việc chỉ với một cử chỉ rất lâu đời. "Shhh." Được chứ ạ? Hãy xem cái này. Bà: "You can't catch me". Các con nói đi. "You can't catch me." Trẻ em: You can't catch me. Bà: I'm the Gingerbread Man. Trẻ em: I'm the Gingerbread Man. Bà: Nói tốt lắm! Rất tốt. Sugata Mitra: Vậy thì chuyện gì đang xảy ra ở đây? Tôi nghĩ thứ mà chúng ta cần quan sát chúng ta cần quan sát đến việc học tập là sản phẩm của việc tự tổ chức giáo dục. Nếu ta để quá trình giáo dục tự nó tiến hành, thì việc học tập sẽ trổi dậy. Không phải chúng ta LÀM cho nó xảy ra. Chúng ta hãy ĐỂ cho nó xảy ra. Giáo viên tiến hành khởi động quá trình và rồi cô ấy đứng nhìn trong sự kinh ngạc và quan sát quá trình học tập diễn ra. Tôi nghĩ đó chính là mục đích của tất cả lý luận trên. Nhưng sao ta biết được? Sao ta sẽ biết được? Well, Tôi dự định xây dựng Những Môi Trường Tự Tổ Chức Học Tập tập - SOLO Những môi trường này cơ bản là đường truyền Internet, sự cộng tác và khích lệ được kết hợp lại với nhau. Tôi đã thử nghiệm nó ở rất, rất nhiều trường học. Nó đã được thử nghiệm trên toàn Thế giới, và các giáo viên đại loại chỉ đứng và nói: "Nó tự động xảy ra á?" Tôi trả lời: "Yeah, Nó tự động xảy ra." - "Sao thầy biết được?" Tôi trả lời: "Thầy cô sẽ không tin được mấy đứa trẻ nói với tôi như thế là ai và đến từ đâu đâu." Đây là một dự án SOLE đang trong quá trình hoạt động. (Học sinh bàn tán) Dự án này ở Anh. Cậu bé đang duy trì "luật lệ và trật tự", chúng ta phải nhớ rằng ở đó chẳng có giáo viên nào. Cố bé: Tổng số electron không bằng tổng số proton -- Australia Cô bé: -- cho nó một điện tích dương hoặc âm. Điện tích trong một ion tương đương với số proton trong ion trừ cho số electron. Một thập kỷ trước cả tương lai thưa quý vị. Với SOLE, Tôi nghĩ chúng ta cần một chương trình giáo dục với những câu hỏi LỚN. Các bạn đã nghe về nó. Các bạn biết nó là gì. Đã có lúc những con người thời Đồ đá đã ngồi và nhìn lên bầu trời và nói: "Những anh sáng lấp lánh đó là gì nhỉ?" Họ đã xây dựng lên chương trình giáo dục đầu tiên, nhưng chúng ta đã lạc mất những câu hỏi phi thường đó. Chúng ta đã mang nó xuống góc nhìn "tang của một góc". Nhưng nó vẫn chưa đủ hấp dẫn. Ta phải nói với một đứa bé 9 tuối bằng cách: "Nếu một khối thiên thạch đang tiến gần vào Trái đất, làm sao con biết được nó sẽ đâm vào Trái đất hay không?" Và nếu cậu bé nói: "Well, Cái gì? Bằng cách nào?" Ta sẽ nói: "Có một cụm từ rất kỳ diệu. Nó được gọi là "Tang của một góc," và để cậu ta một mình ở đó. Cậu bé sẽ tự tìm câu trả lời. Đây là vài hình ảnh của SOLE. Tôi đã thử với những câu hỏi hết sức, hết sức lạ thường -- "Thế giới bắt đầu từ đâu? Nó sẽ kết thúc như thế nào?" — câu hỏi cho đứa bé 9 tuổi. Đây là sơ đồ về "Chuyện gì sẽ xảy ra cho bầu không khí ta đang thở." Được tự làm bởi trẻ em, không có sự giúp đỡ nào từ giáo viên. Giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi, và đứng đó, khen ngợi câu trả lời. Vậy ước mơ của tôi là gì? Ước mơ ấy là chúng ta cùng thiết kế tương lai của việc học tập Chúng ta chẳng hể muốn trở thành phụ tùng thay thế cho một cổ máy vi tính con người, phải không? Thế nên chúng ta cần thiết kế cho tương lai của việc học tập. Và tôi phải -- xin chờ giây lát, Tôi phải đọc chính xác từng từ một, bời vì bạn biết đấy, nó rất quan trọng mà. Ước muốn của tôi là góp phần thiết kế tương lai của việc học tập bằng cách hỗ trợ tất cả trẻ em trên toàn thế giới khai thách được tài năng và khả năng cộng tác của các em, Hãy giúp tôi xây dựng ngôi trường này. Nó sẽ được gọi là "Ngôi trường trên Mây" Nó sẽ là một ngôi trường nơi trẻ em sẽ có những cuộc phiêu lưu trí tuệ được thúc đẩy bằng những câu hỏi vĩ mô đưa ra bởi những người truyền đạt Tôi muốn làm điều này bằng cách xây dựng một cơ sở nơi tôi có thể nghiên cứu mọi thứ. Nó là một cơ sở trên thực tế không người điều hành. Ở đó chỉ có một người Bà vận hành một cách khỏe mạnh và an toàn. Các phần còn lại của nó đều từ đám mây. Ánh sáng được bật và tắt bởi đám mây, vân vân và vân vân, mọi thứ được thao tác từ đám mây. Nhưng tôi muốn các bạn vì lí do khác. Các bạn có thể tiến hành dự án "Những Môi Trường Tự Tổ Chức Học Tập" tại nhà, trường học, ngoài trường học, trong các câu lạc bộ. Nó rất dễ tiến hành. Có một tài liệu rất tuyệt vời phát hành bởi TED hướng dẫn bạn cách thực hiện dự án. Nếu có thể, làm ơn, làm ơn hãy tiến hành dọc cả năm châu bốn bể và gởi đến tôi dữ liệu của dự án, Rồi tôi sẽ tập hợp chúng lại, đưa chúng lên "Ngôi trường của những đám mây - School of Clouds", và tạo nên tương lai của việc học tập. Đó là ước mơ của tôi. Và chỉ một điều nữa thôi. Tôi sẽ đưa các bạn lên đỉnh núi Himalayas. Khoảng 3,7 Km cách mực nước biển, nơi không khí rất loãng Tôi đã từng đăt 2 "Máy Vi Tính Ở Lổ Trên Tường" ở đó, và rất nhiều trẻ em đã tụ về nơi đó Có một em bé gái lẽo đẽo theo tôi lúc tôi ở đó. Và tôi đã nói với cô bé: "Cháu biết không? Thầy muốn tặng mỗi người, mỗi em bé một máy vi tính. Thầy không biết nữa, giờ thầy phải làm sao đây?" Và tôi đã cố chụp lén cô bé một bức ảnh. Cô bé đột nhiên đưa tay về phía tôi như thế này rồi nói: "Giờ thầy thực hành luôn đi." (Khán đài cười) (Khán đài vỗ tay) Tôi nghĩ lời khuyên đó rất hay. Tôi sẽ nghe theo lời khuyên đó. Tôi sẽ ngừng nói. Cám ơn. Chân thành cám ơn. (Khán đài vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. (Khán đài vỗ tay) Chân thành cám ơn. Wow. (Khán đài vỗ tay)