Thực tại, kiến thức,
ý nghĩa cuộc sống là gì?
Để giải thích sự tồn tại này
bạn bắt đầu đi tìm một hình tượng,
nào là cuộc hành trình trên cạn
hoặc xuyên biển,
chuyến leo núi, chiến tranh, quyển sách,
cuộn chỉ, trò chơi, cánh cửa sổ cơ hội,
hoặc ngọn đèn
chóng tàn rồi phụt tắt.
Cách đây 2400 năm,
một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng đã
nói rằng cuộc sống như bị cầm tù trong hầm tối
buộc chúng ta nhìn vào những cái bóng
thấp thoáng hắt lên bức tường đá.
Nghe vui nhỉ?
Đó chính là ý tưởng của Plato trong phần
Dụ ngôn Hang Động
thuộc chương 7 tác phẩm
"Cộng hòa" của ông.
nơi ông đưa ra hình dung
về một xã hội lí tưởng
dựa trên các khái niệm về
chính nghĩa, chân lí và mĩ học.
Trong câu chuyện, một nhóm tù nhân
bị nhốt trong hang từ khi mới lọt lòng
quay lưng về phía cửa hang,
không thể quay đầu lại,
và hoàn toàn không biết gì
về thế giới bên ngoài.
Dù vậy, thỉnh thoảng, người
và các con vật đi ngang cửa hang
làm in bóng và hắt tiếng vang
lên bức tường đá.
Những tù nhân gọi tên
và phân loại các ảo ảnh này,
tin rằng họ đang tiếp xúc
với các thực thể.
Đột nhiên, một tù nhân được phóng thích
và lần đầu tiên bước ra thế giới bên ngoài.
Ánh sáng chói mắt, ông ta thấy
môi trường xung quanh đảo lộn.
Khi được bảo rằng
những thứ xung quanh đây mới là thật
còn những gì ông thấy vừa qua
chỉ là cái bóng, ông đã không thể tin.
Những cái bóng còn thực hơn thế này cơ mà.
Nhưng rồi đôi mắt dần thích ứng,
cuối cùng ông đã có thể nhìn vào
những cái bóng trên mặt nước,
vào chính những vật thể đó,
và cả ánh mặt trời,
nguồn sáng vô tận phản chiếu
tất cả những gì ông ta thấy trước kia.
Người tù quay lại hang động
và chia sẻ về khám phá của mình
nhưng mắt không còn quen với bóng tối,
ông gần như không thể nhìn ra
những cái bóng trên tường.
Hai tù nhân còn lại nghĩ rằng
chuyến đi đã khiến ông ngu mị và mù lòa,
kịch liệt từ chối bất cứ hỗ trợ nào
muốn giúp họ tự do.
Plato sử dụng hình ảnh trên
như một ẩn dụ
về việc nhà triết học
cố gắng giáo dục đám đông.
Đa số con người không chỉ thoải mái
với sự ngu dốt của mình
mà còn chống lại bất cứ ai
chỉ ra sự thực đó cho họ.
Trên thực tế, Socrates bị
nhà nước Athen phán tội tử hình
với tội danh
gây rối trật tự xã hội,
còn Plato, học trò của ông,
dành đa phần cuốn "Cộng hòa"
để chỉ trích nền dân chủ Athen
và đề xuất các vị hiền triết trị vì.
Với dụ ngôn cái hang,
Plato chỉ ra rằng đám đông
quá cứng đầu và tăm tối
để có thể tự trị.
Câu chuyện trên đã gợi ra bao tưởng tượng
trong suốt 2400 năm qua,
vì có quá nhiều cách để giải thích.
Nhưng cơ bản, dụ ngôn này
gắn liền với thuyết mô thức
được bàn luận sâu hơn trong những
cuộc đối thoại khác của Plato,
lập luận rằng
như những cái bóng trên tường,
mọi vật trong thế giới vật chất đều là
phản chiếu sai lệch của các hình thái lí tưởng,
như hình tròn hay cái đẹp.
Trong trường hợp này, cái hang dẫn đến
nhiều câu hỏi về bản chất,
bao gồm nguồn gốc của kiến thức,
vấn đề hình tượng đại diện,
và bản chất của thực tại.
Với các nhà thần học, hình thái lí tưởng
chỉ tồn tại trong óc của đấng sáng tạo.
Với các nhà triết học ngôn ngữ,
họ sẽ xét vật thể từ các khái niệm ngôn ngữ,
lí thuyết làm sáng tỏ vấn đề
về phân loại các nhóm sự vật
bằng các thuật ngữ trừu tượng.
Và một số người khác vẫn tự hỏi
liệu ta có thể thật sự biết rằng
sự vật ngoài hang động
thật hơn nhiều những cái bóng hay không.
Quay về với
cuộc sống của chúng ta,
liệu ta có tự tin về những gì ta nghĩ
mình đã biết tường tận?
Có lẽ một ngày nào đó,
một tia sáng sẽ soi rọi vào
những niềm tin cơ bản nhất của bạn.
Liệu bạn có thoát ra
để tìm đến nguồn sáng đó
dù rằng phải trả giá
bằng cả bạn bè và gia đình,
hay nhất quyết bám lấy
những ảo ảnh dễ chịu quen thuộc kia?
Sự thật hay thói quen?
Ánh sáng hay bóng phản chiếu?
Quyết định khó khăn đấy,
nhưng bạn không một mình đâu.
Có cả một đám đông ở đây đang chờ.