Có bao nhiêu bạn ở đây
là những nhà sáng tạo?
những nhà thiết kế, kỹ sư,
doanh nhân, nghệ sĩ,
hay có thể bạn là người có
trí tưởng tượng lớn?
Xin giơ tay lên xem nào?
Hầu như tất cả các bạn.
Tôi có vài tin cho
những nhà sáng tạo chúng ta.
Trong vòng 20 năm đến,
Sẽ có nhiều thứ thay đổi
về cách chúng ta làm việc
hơn những thứ đã xảy ra 2000 năm vừa qua.
Thực ra, tôi nghĩ ta đang ở buổi bình mình
của thời đại mới trong lịch sử loài người.
Đến nay, đã có 4 thời kỳ lịch sử lớn được
định nghĩa qua cách chúng ta làm việc.
Thời kỳ Săn bắt và Hái lượm
kéo dài vài triệu năm.
và sau đó là thời kỳ Nông nghiệp
kéo dài vài nghìn năm.
Thời kỳ Công nghiệp
kéo dài vài thế kỷ.
Và giờ đây Kỷ nguyên thông tin đã trải
qua được vài thập kỷ.
Hôm nay, chúng ta đang ở điểm bắt đầu
một kỷ nguyên vĩ đại mới của nhân loại.
Chào mừng đến với Kỷ nguyên tăng cường.
Ở thời đại mới này, các kỹ năng tự nhiên
của con người sẽ được tăng cường
bởi các hệ thống điện toán
giúp bạn suy nghĩ,
các hệ thống robot giúp bạn sản xuất,
và hệ thần kinh kỹ thuật số
kết nối với con người với thế giới
vượt xa các giác quan tự nhiên.
Hãy bắt đầu với sự tăng cường nhận thức.
Có bao nhiêu bạn ở đây
là nửa người nửa máy?
(Cười)
Tôi thực sự muốn nói rằng
chúng ta đã được tăng cường.
Tưởng tượng bạn đang dự tiệc,
và có ai đó hỏi bạn câu hỏi
bạn không biết trả lời thế nào.
Nếu bạn có thứ này, trong vài giây,
bạn có thể biết câu trả lời.
Nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu sơ khai.
Thậm chí Siri cũng chỉ là
một công cụ thụ động.
Thực tế, trong 3,5 triệu năm qua,
những công cụ chúng ta có
là hoàn toàn thụ động.
Chúng làm chính xác
những gì ta nói, không hơn.
Công cụ đầu tiên của chúng ta
chỉ cắt vào chỗ nào ta đặt.
Cái đục chỉ đục vào chỗ
mà người thợ nhắm đến.
Và ngay những công cụ tiên tiến nhất cũng
không làm gì nếu không được điều khiển.
Thực ra, cho đến giờ, đây là điều
làm tôi thấy thất vọng,
chúng ta luôn bị giới hạn
bởi nhu cầu đưa ý chí vào công cụ
một cách thủ công
giống như phải dùng chính tay của mình,
ngay cả với máy tính.
Nhưng tôi giống với Scotty trong
"Du hành giữa các vì sao" hơn.
(Cười)
Tôi muốn nói chuyện với một máy tính.
Khi tôi nói, "Máy tính,
chúng ta hãy thiết kế một chiếc ô tô,"
và nó cho tôi xem chiếc ôtô.
Và tôi nói, "Không, trông nhanh hơn,
và ít phong cách Đức hơn,"
và bùm, nó đưa ra cho tôi một tùy chọn.
(Cười)
Buổi nói chuyện đó có thể
sắp thành hiện thực,
có thể nhanh hơn
nhiều người chúng ta nghĩ,
nhưng ngay lúc này,
ta đang thực hiện nó.
Các công cụ đang thực hiện bước nhảy từ
kiểu thụ động sang kiểu sản sinh.
Các công cụ thiết kế kiểu sản sinh
sử dụng máy tính và các thuật toán
để tổng hợp hình học
cho ra các thiết kế mới
tất cả đều do chính nó tự làm.
Mọi thứ nó cần là các mục tiêu của bạn
và các ràng buộc.
Tôi sẽ cho một ví dụ.
Lấy trường hợp về
khung máy bay không người lái,
bạn chỉ cần nói cho nó biết
những thứ kiểu như,
máy bay có 4 cánh quạt,
bạn muốn nó
nhẹ nhất có thể,
và muốn nó hiệu quả về khí động học.
Máy tính sẽ tìm và đưa ra
toàn bộ không gian giải pháp:
Từng khả năng có thể giải quyết
và đáp ứng các điều kiện của bạn--
hàng triệu giải pháp.
Cần các máy tính lớn để thực hiện.
Nhưng nó trả về cho ta những thiết kế
mà chính chúng ta không bao giờ
tưởng tượng được.
Máy tính cho ra kết quả này
hoàn toàn do nó tự làm--
chưa ai từng vẽ bất cứ thứ gì,
và nó bắt đầu hoàn toàn từ đầu.
Nhân tiện, không phải ngẫu nhiên mà
cái khung máy bay trông giống
xương chậu của một con sóc bay.
(Cười)
Đó là vì các thuật toán
được thiết kế để làm việc
giống như cách
sự tiến hóa diễn ra.
Điều thú vị là chúng ta
bắt đầu thấy công nghệ này
có mặt ở đời sống thực.
Chúng tôi làm việc với Airbus
đã được vài năm
về kiểu máy bay này trong tương lai.
Vẫn còn phải chờ.
Nhưng gần đây chúng tôi đã sử dụng một
trí thông minh nhân tạo thiết kế sản sinh
để giải quyết vấn đề này.
Đây là một vách ngăn cabin được in 3D
được thiết kế bởi máy tính.
Nó mạnh hơn thiết kế vách gốc
nhưng nhẹ bẳng một nửa,
và nó sẽ được dùng cho
máy bay Airbus 320 cuối năm nay.
Máy tính giờ đây có thể kiến tạo,
nó có thể tự đưa ra các giải pháp
cho các vấn đề được định nghĩa tốt.
Nhưng nó không có trực giác.
Chúng sẽ phải bắt đầu lại từ đầu
mỗi lần thực hiện,
đó là bởi vì chúng không bao giờ học.
Không giống như Maggie.
(Cười)
Maggie thực sự thông minh hơn các
công cụ tiên tiến nhất của chúng ta.
Ý tôi muốn nói là gì?
Nếu chủ nó nhặt dây xích,
Maggie biết gần như chắc chắn
đã đến lúc đi dạo.
Vậy nó đã học thế nào?
Vâng, mỗi lúc chủ của nó
nhặt dây xích, họ đi dạo.
Và Maggie làm ba việc:
Nó phải chú ý,
nó phải ghi nhớ những thứ xảy ra
và nó phải giữ lại và tạo ra
một hình mẫu trong đầu nó.
Thật thú vị, đó chính xác là cách mà
các nhà khoa học máy tính đang cố gắng
bắt các trí tuệ nhân tạo làm
từ khoảng 60 năm nay.
Trở lại năm 1952,
Người ta tạo ra máy tính
có thể chơi Tic-Tac-Toe.
Một thành tựu lớn.
45 năm sau, năm 1997,
Siêu máy tính Deep Blue
đánh cờ vua thắng Kasparov.
Năm 2011, Watson thắng hai người
trong trò chơi Jeopardy,
đối với máy tính trò này còn khó chơi
hơn nhiều so với chơi cờ vua.
Thực ra, thay vì làm việc trên
những công thức định nghĩa sẵn,
Watson đã phải sử dụng suy luận
để chiến thắng các đối thủ.
Cách đây vài tuần,
AlphaGo của DeepMind đã thắng người chơi
giỏi nhất thế giới ở môn Go,
đây là trò chơi khó nhất chúng ta có.
Thực ra, ở Go, số lượng
các bước di chuyển có thể có
còn nhiều hơn số nguyên tử trong vũ trụ.
Do vậy để chiến thắng,
AlphaGo cần phải phát triển trực giác.
Thực ra, ở một số thời điểm, những
người lập trình ra AlphaGo cũng không hiểu
tại sao AlphaGo lại làm như vậy.
Mọi thứ đang chuyển động rất nhanh
Ý tôi là, hãy xem xét
trong khoảng thời gian một đời người,
máy tính đã phát triển từ
một trò chơi trẻ con
đến khi đạt đến mức được xem như
đỉnh cao của tư duy chiến lược.
Về căn bản điều đang xảy ra
là máy tính đang phát triển
từ thứ giống như Spock
đến thứ giống như Kirk nhiều hơn.
(Cười)
Đúng chứ?
Từ logic thuần túy đến trực giác.
Bạn sẽ đi qua chiếc cầu này chứ?
Hầu hết các bạn sẽ nói "Ồ không!"
(Cười)
Và bạn đã đưa ra quyết định
trong tích tắc.
Ở mức độ nào đó
bạn biết chiếc cầu đó không an toàn.
Và đó chính xác là loại trực quan
mà các hệ thống học tập đào sâu
ngay lúc này đang bắt đầu phát triển.
Sẽ nhanh thôi, bạn sẽ có thể
cho máy tính xem những thứ
bạn làm, bạn thiết kế,
và máy tính sẽ nhìn qua và nói,
"Xin lỗi bạn, nó sẽ không
hoạt động đâu. Bạn phải thử lại."
Hay bạn có thể hỏi nó liệu người ta
có thích bài hát mới của bạn
hoặc hương vị của cây kem tiếp theo.
Hay, quan trọng hơn,
bạn có thể cùng với máy tính
giải quyết một vấn đề
mà bạn chưa từng gặp trước đó.
Chẳng hạn, biến đổi khí hậu.
Tự chúng ta không làm tốt lắm,
chúng ta có thể sử dụng
mọi sự trợ giúp có thể.
Đó là điều tôi đang nói đến,
công nghệ đang tăng cường khả năng
nhận thức cho ta
nhờ đó ta có thể nghĩ đến và thiết kế
những thứ mà trước đây là ngoài tầm
khi vẫn là những con người
chưa được tăng cường.
Thế còn việc tạo ra tất cả
những thứ mới mẻ điên rồ
mà chúng ta đang phát minh
và thiết kế là gì?
Tôi nghĩ kỷ nguyên tăng cường con người
hướng đến thế giới vật chất
nhiều như hướng đến lĩnh vực trí tuệ ảo.
Công nghệ sẽ tăng cường chúng ta ra sao?
Trong thế giới vật chất,
các hệ thống robot.
Vâng, chắc chắn có sự sợ hãi rằng
robot sẽ tước đoạt
việc làm của con người,
và điều đó đúng ở một số lĩnh vực.
Nhưng tôi quan tâm nhiều hơn đến ý tưởng
rằng con người và robot làm việc cùng nhau
sẽ tăng cường lẫn nhau,
và bắt đầu sống trong một không gian mới.
Đây là 1 phòng nghiên cứu thực nghiệm
ở San Francisco,
Nơi đây, một trong những lĩnh vực được
tập trung là robot cao cấp,
cụ thể là cộng tác robot và người.
Đây là Bishop, một robot của chúng tôi.
Chúng tôi làm thí nghiệm cài đặt nó
để giúp một người làm xây dựng
làm những công việc lặp lại--
các công việc như cắt các lỗ trên vách
thạch cao để gắn ổ cắm và công tắc điện.
(Cười)
Và, đối tác người của Bishop bảo nó cần
phải làm gì bằng tiếng Anh
và với các cử chỉ đơn giản,
giống như nói với một con chó,
và Bishop thực hiện theo những chỉ dẫn đó
với độ chính xác hoàn hảo.
Ta đang sử dụng con người vào những
việc mà con người làm tốt:
sự hiểu biết, cảm nhận và ra quyết đinh.
Ta dùng robot vào những việc
mà robot làm tốt:
chính xác và lặp lại.
Đây là một dự án thú vị nữa
mà Bishop đã thực hiện
Chúng ta gọi dự án này là HIVE,
mục tiêu của dự án
là tạo ra một hình mẫu về sự trải nghiệm
gồm con người, máy tính và robot
làm việc cùng nhau để giải quyết
một vấn đề thiết kế phức tạp.
Con người đóng vai công nhân.
Họ đi tuần quanh công trường,
họ thao tác với cây tre--
cũng cần nói thêm,
bởi vì tre là vật liệu phi đẳng cấu,
rất khó để robot thao tác với nó.
Nhưng robot đã cuốn các sợi chỉ này,
việc này gần như
con người không thể làm.
Và chúng tôi đã có một trí tuệ nhân tạo
kiểm soát mọi thứ.
nó nói cho con người biết cần phải làm gì,
robot cần phải làm gì
và theo dõi hàng nghìn phần tử riêng lẻ.
Điều thú vị là,
việc xây dựng căn lều này đơn giản
là không thể làm được
mà không có sự tăng cường lẫn nhau giữa
con người, robot và trí tuệ nhân tạo.
Tôi sẽ chia sẻ thêm về một dự án.
Dự án này có phần điên rồ.
Chúng tôi làm việc với
nghệ sỹ Joris Laarman ở Amsterdam
và nhóm của ông ở MX3D
để thiết kế sản sinh
và in bằng robot
chiếc cầu tự động xây đầu tiên
trên thế giới.
Và, khi chúng ta đang nói,
thì Joris và một trí tuệ nhân tạo
đang thiết kế chiếc cầu này ở Amsterdam.
Và khi nó hoàn thành,
chúng ta sẽ ấn phím "Chạy,"
và các robot sẽ tiến hành in 3D
bằng thép không gỉ,
và sau đó nó sẽ tự in mà không cần
sự can thiệp của con người,
cho đến khi
chiếc cầu hoàn thành.
Vậy, máy tính đang tăng cường
cho chúng ta khả năng
tưởng tượng và thiết kế những cái mới,
các hệ thống robot đang giúp chúng ta
xây và làm những thứ
mà trước đây chúng ta không thể làm được.
Nhưng thế còn khả năng cảm nhận và điều
khiển những thứ đó của con người thì sao?
Thế còn một hệ thần kinh cho những vật
chúng ta tạo ra thì sao?
Hệ thần kinh của chúng ta,
hệ thần kinh con người,
cho ta biết những thứ
đang diễn ra xung quanh ta.
Nhưng hệ thần kinh của những vật chúng ta
tạo ra là thô sơ nhất.
Ví dụ, ôtô không nói cho Sở công trình
thành phố biết
rằng nó vừa lọt ổ gà ở góc đường
Broadway và Morrison.
Tòa nhà không nói cho
người thiết kế biết
những người trong đó có thích ở đó không,
và những người sản xuất đồ chơi không biết
là món đồ chơi có thực sự được chơi,
chơi ra sao, ở đâu và có vui hay không.
Nhìn kìa, Tôi chắc rằng những nhà thiết
kế đã nghĩ đến cuộc sống này của Barbie
khi họ thiết kế cô ấy.
(Cười)
Và điều gì xảy ra nếu thực ra
Barbie đang rất cô đơn?
(Cười)
Nếu nhà thiết kế biết trước
điều gì thực sự xảy ra trong thế giới thực
với các thiết kế của họ--
con đường, tòa nhà, Barbie--
họ đã có thể dùng thông tin đó để
tạo ra sự trải nghiệm
tốt hơn cho người dùng.
Cái đang thiếu là một hệ thần kinh
kết nối chúng ta với những thứ do chúng ta
thiết kế, tạo ra và sử dụng.
Điều gì xảy ra nếu các bạn có thông tin đó
nó chảy đến với bạn
từ những thứ bạn tạo ra
trong thế giới thật?
Với mọi thứ chúng ta tạo ra,
chúng ta tiêu tốn một lượng lớn
tiền và năng lượng
thực ra, năm ngoái,
khoảng 2 nghìn tỷ USD--
để thuyết phục mọi người mua đồ do
chúng ta sản xuất ra.
Nhưng nếu bạn có mối liên kết đó với những
thứ bạn thiết kế và tạo ra
sau khi nó đã có mặt
ở thế giới thực,
sau khi nó đã được bán
hoặc được giới thiệu.
Chúng ta đã có thể thay đổi nó.
và chuyển từ làm cho mọi người
muốn đồ của ta,
sang làm ra những thứ
mà mọi người muốn, ngay từ đầu.
Tin tốt là, chúng ta đang triển khai
các hệ thần kinh số
để kết nối chúng ta
đến những thứ mà ta thiết kế.
Chúng tôi đang triển khai
một dự án
với một vài người ở Los Angeles
được gọi là Bandito Brothers
và nhóm của họ.
Và một trong những thứ mà họ làm
là sản xuất những chiếc xe điên rồ
để thực hiện những việc cực kỳ điên rồ.
Họ là những người điên rồ--
(Cười)
theo cách tốt nhất.
Và cái mà chúng tôi đang làm với họ
là sử dụng một bộ khung
xe đua truyền thống
và gắn cho nó một hệ thần kinh.
Và chúng tôi đã trang bị cho nó
hàng tá bộ cảm biến,
đặt một tài xế đẳng cấp thế giới
đằng sau vô lăng,
đưa nó ra sa mạc và chạy một cách điên rồ
trong một tuần.
Và hệ thần kinh của chiếc xe
đã ghi lại mọi thứ
xảy ra với chiếc xe.
chúng tôi đã ghi lại 4 tỷ điểm dữ liệu;
toàn bộ các tác động mà mà nó đã trải qua.
Và chúng tôi đã làm điều điên rồ.
Chúng tôi lấy toàn bộ
dữ liệu đó
và nạp vào một trí tuệ nhân tạo
thiết kế sản sinh, tên là Dreamcatcher.
Chúng ta nhận được gì khi gắn cho
công cụ thiết kế một hệ thần kinh,
và bạn bảo nó làm cho bạn một cái
khung xe tốt nhất?
Bạn nhận được cái này.
Đây là cái mà con người có thể
chưa bao giờ thiết kế được.
Ngoại trừ một người đã thiết kế nó,
nhưng là một người được tăng cường bởi
một trí tuệ nhân tạo thiết kế sản sinh,
một hệ thần kinh số
và các robot có thể chế tạo ra
cái giống như vậy.
Vậy nếu đây là tương lai,
kỷ nguyên được tăng cường,
và chúng ta đang được tăng cường về
nhận thức, thể chất và giác quan,
thì nó sẽ trông như thế nào?
Thiên đường đó sẽ giống như thế nào?
Tôi nghĩ ta sẽ thấy một thế giới
ở đó, chúng ta sẽ
chuyển từ đồ dùng được chế tạo
sang đồ dùng được nuôi trồng.
Ở đó, chúng ta sẽ chuyển
từ đồ dùng được xây dựng
sang những thứ được nuôi lớn.
Chúng ta đang chuyển từ chỗ bị cách ly
sang chỗ được kết nối.
Và chúng ta sẽ từ giã việc khai thác
để chuyển sang việc cùng chung sống.
Tôi cũng nghĩ chúng ta sẽ dịch chuyển
từ chỗ muốn đồ dùng biết vâng lời
sang đề cao sự tự chủ động.
Nhờ vào các khả năng tăng cường,
thế giới của chúng ta sẽ thay đổi
một cách đáng kể.
Chúng ta sẽ có một thế giới
đa dạng hơn, kết nối hơn,
năng động hơn, phức tạp hơn,
thích nghi hơn và, tất nhiên,
tươi đẹp hơn.
Việc định hình đồ vật mới ra đời
sẽ không giống bất kỳ thứ gì
mà ta đã từng thấy.
Tại sao?
Bởi vì cái sẽ định hình đồ vật đó
là mối quan hệ đối tác mới
giữa công nghệ, tự nhiên và con người.
Theo tôi, đó là một tương lai
đáng để chờ đợi.
Cám ơn rất nhiều.
(Vỗ tay)