Vào năm 1995 tôi đang học đại học, tôi và một người bạn lái xe từ Providence, Rhode Island sang Portland, Oregon Và bạn biết đấy, chúng tôi còn trẻ và thất nghiệp, nên chúng tôi đi theo những đường phụ xuyên qua các công viên và rừng quốc gia -- cơ bản là đi theo con đường xa nhất có thể được. Và khi đang ở giữa bang South Dakota, tôi quay sang bạn tôi và hỏi cô ấy một câu hỏi đã làm tôi khó chịu xuốt 2.000 dặm "Cái chữ Trung Quốc mà tôi thấy hoài bên lề đường có nghĩa gì vậy?" Bạn tôi ngây ra nhìn tôi. Có một anh ngồi ở hàng ghế đầu tiên đang nhìn giống hệt cô ta lúc đó. (Cười) Và tôi nói, "Bạn thấy đó, mấy tấm biển mà chúng ta đi ngang qua có chữ Trung Quốc trên đó đó." Cô ta nhìn tôi một hồi, rồi bật lên cười, bởi vì cô ấy hiểu ra ý tôi đang nói gì. Và điều mà tôi đang nói chính là cái này. (Cười) Cái chữ Trung Quốc nổi tiếng cho khu vực ngồi nghĩ. (Cười) Tôi đã dành 5 năm qua để suy nghĩ về những tình huống giống như vậy -- tại sao chúng ta thỉnh thoảng lại hiểu nhầm những ký hiệu xung quanh chúng ta, và chúng ta phản ứng như thế nào trong những trường hợp đó, và điều đó cho ta thấy gì về bản chất của con người. Nói một cách khác, cũng như Chris vừa nói, Tôi đã dành 5 năm qua để suy nghĩ về bị sai lầm. Bạn có thể nghĩ rằng đây là một lựa chọn nghề nghiệp kỳ lạ, nhưng thực ra nó có một điểm mạnh: không có ai cạnh tranh cả. (Cười) Thực ra, hầu hết tất cả chúng ta làm mọi thứ để tránh suy nghĩ về sai lầm, hoặc ít ra là tránh suy nghĩ về khả năng là chúng ta sai. Chúng ta hiểu điều đó một cách trừu tượng. Chúng ta biết rằng ai trong hội trường này cũng đã từng làm sai. Nhân loại, nói chung, là dễ bị sai lầm -- đồng ý thôi. Nhưng khi nói đến chính bản thân của tôi bây giờ, về những điều mà tôi tin tưởng, ngay trong thời điểm này, thì bỗng nhiên những khái niệm trừu tượng về sai lầm lại biến đi đâu mất -- và tôi không thấy được điều gì mà tôi sai cả. Và điều quan trọng là, hiện tại là nơi chúng ta đang sống. Chúng đi họp trong hiện tại; chúng ta đi nghĩ mát trong hiện tại; chúng ta đi bầu cử trong hiện tại. Cho nên thật ra mà nói, chúng ta đi trong cuộc sống, luôn luôn nghĩ là chúng ta đúng trong tất cả mọi việc. Tôi nghĩ đó là một vấn đề. Tôi nghĩ đó là một vấn đề cho mỗi cá nhân chúng ta, trong cuộc sống cá nhân và trong công việc, và tôi nghĩ đó là một vấn đề cho nền văn hoá của chúng ta, nói chung. Vì vậy, điều mà tôi muốn làm hôm nay là, đầu tiên, nói về tại sao chúng ta luôn luôn có cảm giác là chúng ta đang đúng. Và sau đó, là nói về tại sao như vậy là một vấn đề. Cuối cùng, tôi muốn thuyết phục các bạn là có một cách để chúng ta không có cảm giác đó nữa, và, nếu các bạn làm được như vậy, thì đó là bước nhảy lớn nhất, về mặt đạo đức, trí tuệ và sáng tạo, mà bạn có thể làm được. Vậy thì tại sao chúng ta luôn có có cảm giác là chúng ta đang đúng? Một lý do thật ra liên quan đến cảm giác bị sai. Để tôi hỏi các bạn một câu -- hay để tôi hỏi các bạn này một câu, vì các bạn ngồi đây: Các bạn cảm thấy thế nào -- về mặt cảm xúc -- khi bị sai? Ghê sợ. Tồi tệ. Xấu hổ. Được rồi. Ghê sợ, tồi tệ, xấu hổ -- cảm ơn, đây là những câu trả lời hay, nhưng đó thật ra là những câu trả lời cho một câu hỏi khác. Các bạn đã trả lời câu hỏi: Bạn cảm thấy thế nào khi nhận ra là mình sai? (Cười) Nhận ra là mình sai có thể có cảm giác như vậy và những cảm giác khác, đúng không? Ý của tôi là nó có thể khủng khiếp, nó có thể có ích, nó cũng có thể rất buồn cười, giống như câu chuyện về cái chữ Trung Quốc của tôi vậy. Nhưng lúc đang bị sai chẳng có cảm giác gì hết. Để tôi đưa ra một điều tương tự. Các bạn có nhớ cái phim hoạt hình Loony Tunes có con chó sói tội nghiệp luôn đuổi theo con chim cu nhưng không bao giờ bắt được không? Trong hầu hết tất cả các tập của phim hoạt hình này, luôn có cảnh con chó sói đuổi theo con chim cu rồi con chim cu chạy khỏi một cái vực, thật ra không sao cả, nó một con chim, nó biết bay. Nhưng con sói lại chạy khỏi cái vực ngay sau con chim cu. Điều buồn cười -- ít nhất là lúc bạn 6 tuổi -- là con sói cũng không bị sao cả. Nó vẫn tiếp tục chạy -- cho tới lúc mà nó nhìn xuống chân và nhận ra là nó đang lơ lửng trên không. Đó là lúc nó té xuống. Khi chúng ta sai về một việc nào đó -- không phải là lúc chúng ta nhận ra là chúng ta sai, mà là ngay trước đó -- chúng ta cũng giống con sói đó vậy sau khi nó chạy quá cái vực và trước khi nó nhìn xuống. Bạn thấy đấy, chúng ta đã sai rồi, chúng ta đã vướng vào vấn đề rồi, nhưng chúng ta lại cảm thấy chúng ta đang rất vững vàng. Cho nên tôi nên chỉnh lại một điều mà tôi nói lúc nãy. Chúng ta một cảm giác khi đang bị sai; cái cảm giác giống như chúng ta đang đúng. (Cười) Chính vì lý do này, một lý do cơ cấu, mà chúng ta luôn có cảm giác là chúng ta đúng. Tôi gọi điều này la mù lỗi. Gần như lúc nào cũng vậy, chúng ta không có một tín hiệu tự nhiên nào để cho chúng ta biết là chúng ta đang làm sai một cái gì đó, cho đế lúc quá trễ. Nhưng còn một lý do khác nữa -- đây là một lý do văn hóa. Hãy nghĩ về lúc chúng ta học tiểu học. Bạn đang ngồi trong lớp học, và giáo viên của bạn đang phát bài kiểm tra, và một bài giống như vầy. Đây không phải là bài kiểm tra của tội. (Cười) Bạn đang học tiểu học, và bạn biết chính xác phải nghĩ gì về đứa trẻ có bài kiểm tra đó. Đó là một đứa trẻ yếu, hay nghịch phá, và không bao giờ làm bài tập về nhà. Vì vậy khi bạn lên 9 tuổi, bạn đã biết rằng, thứ nhất, những người làm sai là những người lười biếng, thiếu trách nhiệm và không thông minh -- thứ hai nữa, là để thành công trong cuộc sống chúng ta không được lầm lỗi. Chúng ta học những bài học xấu này rất nhanh. Và rất nhiều người trong chúng ta -- và tôi nghĩ rằng -- đặc biệt là những người trong hội trường này -- phản ứng với điều đó bằng cách trở thành trở thành những học sinh điểm 10, những người hoàn thiện, những người quá thành đạt. Đúng không, ngài chủ tịch tài chích, vật lý thiên văn, chạy siêu marathon? (Cười) Tất cả các bạn đều là các nhà chủ tịch tài chính, vật lý thiên văn, chạy siêu marathon. Vậy là tốt thôi. Ngoại trừ việc chúng ta bắt đầu lo lắng về khả năng là chúng ta đã làm điều gì đó sai. Bởi vì theo những gì đã nói, làm một cái gì đó sai có nghĩa là có một cái gì đó sai trong chúng ta. Vì thế, chúng ta luôn cố nghĩ là chúng ta đúng, bởi vì điều đó làm chúng ta cảm thấy thông minh, có trách nhiệm có đạo đức và an toàn. Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện. Một vài năm trước, có một phụ nữ đi đến bệnh viện Beth Israel Deaconess để giải phẩu. Bệnh viện Beth Israel ở Boston. Nó là một bệnh viện giảng dạy của đại học Harvard -- một trong những bệnh viện tốt nhất trong nước. Người phụ nữ này đi vào bệnh viện và được đưa vào phòng mổ. Cô ta được gây mê, và bác sĩ phẫu thuật làm công việc của họ -- khâu cô ta lại và đưa cô tà vào phòng dưỡng sức. Mọi thứ có vẻ tiến hành trôi chảy. Khi cô ta tỉnh dậy, và cô ta nhìn xuống người của mình, cô ta nói, "Tai sạo lại băng bó bên không bị bệnh của tôi?" Phía không bị bệnh của người cô ta bị băng bó là tại vì bác sĩ phẫu thuật đã làm một cuộc giải phẫu lớn ở bên chân trái của cô ta thay vì ở bên chân phải. Khi viện phó về chất lượng chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện Beth Israel phát biểu về sự kiện này, ông ta nói một điều rất thú vị. Ông ta nói, "Vì một lý do nào đó, bác sĩ giải phẫu cảm thấy là ông ta đang phẫu thuật ở phần cơ thể đúng của bệnh nhân." (Cười) Bài học của câu chuyện này chính là tin tưởng nhiều quá vào cảm giác đang ở phía đúng của một việc gì đó có thể rất nguy hiểm. Cái cảm giác luôn đúng bên trong mà chúng ta luôn trải qua không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy cho những gì đang thật sự diễn ra trong thế giới bên ngoài. Và khi chúng ta làm ra vẻ như vậy, và ngừng suy nghĩ về cái khả năng là chúng ta có thể sai, chính là chúng ta lại làm những việc như đổ 200 triệu gallon dầu vào vịnh Mexico, hủy hại nền kinh tế thế giới. Vì vậy đây là một vấn đề thực tế rất quan trọng. Nhưng nó cũng là một vấn đề xã hội rất quan trọng. Hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa của việc cảm thấy đúng. Nó có nghĩa là bạn nghĩ rằng những điều bạn tin tưởng diễn tả một cách chính xác thực tế. Và khi bạn có cảm giác như vậy, bạn có một vấn đề phải giải quyết, đó chính là, làm sao bạn giải thích về tất cả những người bất đồng ý kiến với bạn? Hóa ra, tất cả chúng ta giải thích những người đó một cách giống nhau, bằng cách dựa vào những giả định rất đáng tiếc. Điều đầu tiên mà chúng ta làm khi có ai đó bất đồng với chúng ta là chúng ta cho rằng họ không biết gì hết. Họ không có những thông tin mà chúng ta có, và khi chúng ta hào phóng chia sẽ những thông tin đó, họ sẽ thấy tỉnh ngộ và đồng ý với chúng ta. Khi làm vậy không được, khi mà hóa ra những người này có những thông tin giống chúng ta và họ vẫn bất đồng ý kiến, thì chúng ta dùng một giả định thứ hai, đó là những người này là những người không thông minh. (Cười) Tất cả bọn họ đều có những phần đúng của câu đó, nhưng họ quá tối dạ để có thể ráp lại thành câu trả lời. Và khi làm vậy cũng không được, khi mà hoa ra những những người bất đồng với chúng ta có tất cả những thông tin mà chúng ta có và họ thật ra rất thông minh, thì chúng ta đi đến giả định thứ ba: họ biết sự thật, nhưng họ cố tình xuyên tạc sự thật vì một mục đích xấu tâm nào đó. Đây là một thảm họa. Chính sự ràng buộc với sự đúng đắn của chúng ta khiến chúng ta phạm sai lầm và khiến chúng ta đối xử với nhau một cách kinh khủng. Nhưng đối với tôi, điều khó hiểu nhất và điền đáng buồn nhất trong việc này là chúng ta đã quên đi điều quan trọng nhất về con người. Nó giống như chúng ta muốn tưởng tượng rằng bộ não của chúng ta là những cửa sổ hoàn toàn trong suốt và chúng ta chỉ cần nhìn xuyên qua chúng và diễn tả thế giới một cách chính xác. Vá chúng ta muốn những người khác cũng nhìn qua những cái cửa sổ như vậy và thấy những điều giống như chúng ta thấy. Sự thật không phải như vậy, và nếu nó là như vậy, thì cuộc đời sẽ trở nên vô cùng nhàm chán. Điều kỳ diệu của bộ óc của chúng ta không phải ở chổ chúng ta có thể nhìn thấy thế giới là như thế nào. Nó nằm ở chổ chúng ta có thể nhìn thấy thế giới không phải như thế nào. Chúng ta có thể nhớ quá khứ, và chúng ta có thể nghĩ về tương lai, chúng ta có thể tưởng tượng về việc trở thành một người nào khác ở một nơi nào khác. Và tất cả chúng ta làm như vậy một cách khác nhau đó chính là lý do tải sao chúng ta có thể nhìn lên bầu trời ban đêm và thấy cái này hay cái này hay cái này. Ồ, và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta làm sai. 1200 năm trước khi Descartes nói câu nói nổi tiếng "Tôi suy nghĩ cho nên tôi tồn tại," thánh Augustine, đã ngồi xuống và viết, "Fallor ergo sum" -- "Tôi làm lỗi cho nên tôi tồn tại." Augustine đã hiểu được rằng khả năng phạm sai lầm của chúng ta, không phải là một khuyết tật đáng xấu hổ của loài người, là một thứ mà chúng ta có thề loại bỏ hoặc vượt qua được. Đó là một điền hoàn toàn cơ bản của chúng ta. Bởi vì, không giống như Chúa, chúng ta thật ra không biết cái gì đang diễn ra ở trên đó. Và không giống như tất cả các động vật khác, chúng ta ám ảnh với việc cố gắng tìm hiều nó. Đối với tôi, chính sự ám ảnh này là nguồn gốc của tất cả những năng suất và sáng tạo của chúng ta. Năm ngoái, vì một số lý do nào đó, tôi hay lắng nghe chương trình radio "This American Life" ("Cuộc sống Mỹ này"). Thế là tôi nghe và nghe, vào một lúc nào đó, tôi bắt đầu cảm thấy rằng tất cả các câu chuyện đều về vấn đề bị sai lầm. Và suy nghĩ đầu tiên của tôi là, "Tôi bị điên rồi. Tôi đã trở thành người đàn bà điên cuồng về sai lầm. Tôi bắt đầu tưởng tượng nó ở mọi nơi," điều này đã từng xảy ra. Nhưng một vài tháng sau đó, tôi có dịp phỏng vấn Ira Glass, người dẫn chương trình đó. Và khi tôi đề cập điều này với anh ta, anh ta nói, "Không đâu, cô thật ra đã nghĩ đúng rổi," anh ta cũng nói, "là nhân viên chương trình, chúng tôi đùa là tập nào của chương trình cũng có chủ đề bí mật giống nhau. Và chủ đề bí mật đó là: 'Tôi nghĩ điều này sẽ xảy ra nhưng điều khác lại xảy ra.' Và điều quan trọng là," Ira Glass nói, "chúng ta cần điều đó. Chúng ta cần những khoảnh khắc về ngạc nhiên, đảo ngược và sai lầm để làm cho câu chuyện có ý nghĩa." Và cho tất cả chúng ta, những khán khả, là thính giả, là đọc giả, chúng thích những chuyện như vậy. Chúng ta thích những tình tiết phức tạp, những khúc mắc, và những kết thúc bất ngờ. Khi nói đến những câu chuyện, chúng ta thích bị sai lầm. Nhưng, bạn nên biết rằng, những câu chuyện của chúng ta là như vậy bởi vì cuộc sống của chúng ta là như vậy. Chúng ta nghĩ là điều này sẽ xảy ra nhưng thay vì vậy một việc khác lại xảy ra. George Bush nghĩ rằng ông ta sẽ xâm lược Iraq, tìm ra một đống vũ khí hủy diệt hàng loạt, giải phóng mọi người và mang dân chủ đến vùng Trung Đông. Và một điều khác lại xảy ra. Hosni Mubarak nghĩ rằng ông là sẽ là nhà độc tài của Ai Cập đến hết cuộc đời, cho đến khi ông ta quá già hoặc quá bệnh và có thể chuyển quyền lực sang cho con trai của ông ta. Nhưng một điều khác lại xảy ra. Và có lẻ bạn nghĩ rằng bạn sẽ lớn lên và cưới người yêu thời cấp ba của bạn, dọn về xóm cũ và cùng nhau nuôi con cái. Nhưng một điều khác lại xảy ra. Và tôi phải nói với các bạn rằng tôi nghĩ là tôi đã viết một cuốn sách vớ vẩn về một đề tài mà ai cũng ghét cho một khán giả không hiện hữu. Và một điều khác lại xảy. (Cười) Ý tôi là, đây là cuộc sống. Dù tốt hay xấu, chúng ta dựng lện những câu chuyện khó tin về thế giới xung quanh chúng ta, và cái thế giới đó quay lại và làm chúng ta sửng sốt. Không phải xúc phạm, nhưng toàn bộ hội nghị này là một tưởng niệm không thể tin nổi về khả năng làm sai của chúng ta. Chúng ta đã trải qua nguyên một tuần đề nói về những sáng tạo, những tiến bộ, và những cải tiến nhưng các bạn có biết tại sao chúng ta lại cần những sáng tạo, những tiến bộ và những cải tiến này không? Đó là vì phân nữa những thứ độc đáo và thay đổi thế giới của TED 1998 à. (Cười) Nó đã không xảy ra như chúng ta mong đợi đúng không? (Cười) Phản lực cá nhân của tôi đâu, Chris? (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta lại ở đây một lần nữa. Cuộc đời là như vậy. Chúng ta tìm ra một ý tưởng mới. Chúng ta kể một câu chuyện khác. Chúng ta tổ chức một hội nghị khác. Chủ đề của hội nghị này, giống như các bạn đã nghe hàng triệu lần, là sự khám phá lại những điều kỳ diệu. Đối với tôi nếu bạn thật sự muốn khám phá lại sự kỳ diệu, bạn nên bước ra ngoài cái không gian chật chội, khiếp sợ của sự đúng đắn và nhìn xung quanh nhìn ra cái không gian vô tận cái phức tạp và huyền bí của vũ trụ và có thể nói rằng, "Wow, tôi không biết. Có thể là tôi sai." Cảm ơn. (Vỗ tay). Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)