(Thức chuông) (Chuông) Bạch Thầy, thưa tăng đoàn, Con muốn hỏi về ý thức. Con mong Thầy nói cho con biết, những điều liên quan đến giấc mơ hoặc là tầm quan trọng của giấc mơ khi ngủ. Con hỏi về giấc mơ? Nếu chúng ta nhớ được giấc mơ của mình, sẽ rất hữu ích. Bởi giấc mơ, cũng giống như các sự kiện khác, chúng có ý nghĩa nào đó. Đôi khi chúng ta thấy ngạc nhiên rằng, ban ngày chúng ta không hề nghĩ ngợi về điều đó, Thế nhưng, ban đêm nó lại xuất hiện một cách bất ngờ. Có thể cơ thể, tâm trí chúng ta, tổ tiên chúng ta đang cố gắng chỉ cho ta điều gì đó. Có thể là tổ tiên muốn ta nhìn sâu vào một điều gì đó chưa tốt. Giả sử, con sống ở một đất nước đang có chiến tranh. Người dân, trẻ nhỏ ở đó mong hòa bình. Cả ngày dài, con nói về hòa bình, con giúp người dân tu tập trong hòa bình. nhưng ban đêm, con thấy mình đang trong tình cảnh binh biến. Con chạy về phía có bom, con bị buộc nhập ngũ, và con thức giấc. Con không thể tự tưởng tượng ra điều đó. Nếu con vẫn nhớ được giấc mơ, con thấy rằng hẳn phải có nguyên nhân cho giấc mơ đó. Có thể con được hưởng hòa bình trong lãnh thổ nước mình, nhưng con phớt lờ những gì đang diễn bên ra ngoài biên giới. Người dân tiếp tục trốn chạy dưới làn bom, Trẻ em và người lớn vẫn tiếp tục chết. Bởi thế, chúng ta không nên chỉ tận hưởng hòa bình cho riêng mình, ta nên làm gì đó. Ta cũng nên biết đau khổ một chút. Điều đó tạo ra loại năng lượng chúng ta cần,... giống như ta cần bùn để trồng hoa sen. Đó là lí do tại sao Thầy cho rằng mỗi giấc mơ có một thông điệp riêng của nó. Ta có thể nhận được thông điệp từ giấc mơ của mình. Tương tự, vào ban ngày, dù chúng ta không ngủ, những hình ảnh có thể chợt hiện lên như thế, rất bất ngờ. Tất cả chúng đều đến từ sâu thẳm tiềm thức của chúng ta. Nhất định phải có nguyên nhân nào đó. Có thể chúng muốn nhắc ta nhớ về những khổ đau của mình. Khi thực hành ăn trong chánh niệm, khi con xếp hàng chờ đồ ăn, con thực hành hít thở trong chánh niệm, con nhìn xung quanh, và còn thấy mình đang được sống trong thế giới thật đẹp đẽ. Con có huynh đệ, các chị các anh cùng tu tập. Con thực hành hít thở và bước đi trong chánh niệm. Tuyệt đẹp! Con tận hưởng không khí ấy và tận hưởng năng lượng của sự an lạc. Khi con gắp thức ăn đặt lên đĩa, con tự nhủ:" Đĩa đang trống trơn, nhưng sẽ đầy thức ăn chỉ trong vài phút". Cùng lúc đó, con nhận ra rằng trẻ em ở thế giới thứ ba, ở quốc gia có chiến tranh, có những đứa trẻ cũng đang cầm những cái đĩa như thế này, sứt mẻ chờ đợi hàng giờ mà không có chút gì cho vào đĩa. Bỗng nhiên từ bi trong con nảy nở và đâu đó con thấy đau lòng. Hạnh phúc là lúc đó,cùng lúc, ta thấy được điều tốt từ khổ đau. Khổ đau là đó, có những đứa trẻ đường phố, chờ đợi và không có gì ăn. Khổ đau cũng hữu ích, giúp chúng ta thành con người tốt. Xúc chạm với khổ đau vì vậy cũng lợi lạc. Đó là lí do tại sao chúng ta nên nói về mặt tốt của khổ đau. Mọi điều khác, cũng giống như vậy. Giấc mơ là từ những yếu tố không-phải-mơ. Khổ đau, hạnh phúc cũng giống như vậy. (Thức chuông) (Chuông)