(Chuông)
Bạch Thầy, tạp chí Oprah có hỏi:
"Làm cách nào buông xả được sự tức giận
dù là với người thân trong gia đình
hay ai đó từng có lỗi với ta?"
Sự giận dữ rất dễ nuốt chửng ta.
Vậy làm sao để vượt qua nó
và bước tiếp trong cuộc sống?
Điều này không hẳn
giống như tha thứ và quên đi,
chỉ đơn thuần ta là buông xả
sự tức giận chất chứa trong lòng."
Tạp chí Oprah đang nói tới sự hiềm giận
đối với người thân ta kề cận hàng ngày
hoặc ai đó từng phạm lỗi với ta.
Tạp chí muốn hỏi liệu có cách nào
chuyển hóa sự
hiềm giận đó, và buông xả.
Và có vẻ tha thứ thôi là chưa đủ.
Đây là một câu hỏi rất hay.
Thầy cho rằng điều đầu tiên ta cần
làm khi sự tức giận sắp ập đến
là quay trở về với hơi thở
và hít vào trong chánh niệm.
Bởi, cơn giận cũng giống như một cơn bão.
Nó...
Có những triệu chứng.
Khi cảm thấy cơn giận chuẩn bị tới,
con thấy nó trào lên từ
trong sâu thẳm ý thức.
Như vậy, chúng ta biết khi nào
cơn bão chuẩn bị bùng nổ.
Ta cảm nhận thấy những dấu hiệu.
Vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị
để đối mặt với cơn bão.
Khi cơn giận sắp đến...
thường sẽ mất hai đến ba giây.
Trong khoảng thời gian đó, ta hãy
trở về với hơi thở và hít vào.
Thay vì tập trung vào sự tức giận,
ta tập trung vào hơi thở.
Ta không sợ cơn giận,
vì ta biết cách đối mặt với nó.
Và để đối mặt được,
trước hết ta cần hít vào,
và tập trung sự chú ý vào hơi thở.
Khi tập trung vào hơi thở
ta mang ý về an trú trong thân,
và ta thực sự có mặt.
Và ta đủ mạnh mẽ để
tự chăm sóc bản thân mình.
Sau đó hãy nhìn vào người
ta nghĩ là nguyên nhân của nỗi giận.
Đó có phải là người thân của ta không?
Đó có phải... người đối xử
bất công với ta không?
Với sự chánh niệm trong hơi thở này,
ta có thể nhìn vào người đó và quán sát.
Ta quán sát được sự
đau khổ bên trong họ.
Người đó không hạnh phúc.
Bên trong người đó có bạo động.
Bên trong người đó có
tri giác sai lầm (vọng tưởng).
Hít vào trong chánh niệm và quán sát
người đó, ta có thể thấy điều đó.
Ta thấy được sự vọng tưởng trong họ.
Ta thấy sự khổ đau trong họ.
Ta thấy sự bạo động trong họ.
Ta nhìn thấy
phần xấu xí của người đó
khi họ hành động cục cằn và
nói những lời không đẹp.
Nhìn nhận theo cách đó, đồng thời ta sẽ
thấy ta không muốn giống như thế.
Ta không muốn là nạn nhân
của sân hận hay bạo lực.
Chúng ta chỉ mong được là đóa hoa.
Khi nhìn vào anh ấy, vào cô ấy,
ta nhìn thấy sự đau khổ,
thấy những phần chưa đẹp.
Và nhìn vào chính mình, ta biết
ta không muốn trở thành như vậy.
Chúng ta không muốn sân hận
hay vọng tưởng chiếm lấy ta.
Ta mong được là đóa hoa, tươi mới.
Một hơi thở chánh niệm, có thể giúp ta
quán chiếu mọi việc rõ ràng hơn.
Khi quán chiếu được mọi việc rõ ràng,
sân hận sẽ không thể choán lấy con
và con muốn nói lời hay, làm điều tốt
giúp cho người đó bớt đau khổ.
Như thế nghĩa là con đã làm nảy nở
lòng từ bi bên trong mình.
Lòng từ bi là loại năng lượng
giúp con khỏi đau khổ ngay tức khắc.
Từ bi là tinh hoa của an lạc.
Nó sẽ nảy nở khi ta thấy
được sự đau khổ trong người khác
và muốn giúp họ.
Mỗi người trong chúng ta
đều có thể làm được điều này.
Khi ta cho rằng
người khác không thích mình
người khác đang cố hại mình.
Đó có thể là một vọng tưởng.
Người đó có thể không có ý xấu,
nhưng con vẫn nghĩ là họ có.
Khi có vọng tưởng đó,
con sẽ tức giận.
Con muốn trừng phạt người đó.
Ta muốn làm hại người đó
trước khi người đó có thể làm hại mình.
Đó là lí do tại sao vọng tưởng có thể
khiến một người giận dữ và bạo lực.
Vọng tưởng có thể gây ra
sân hận và sợ hãi.
Đó cũng là trường hợp
của nhiều phần tử khủng bố.
Họ bị nhiều vọng tưởng.
Họ tin rằng người khác
đang cố tiêu diệt họ
hay là tôn giáo, cách sống,
văn hóa, hay quốc gia của họ.
Nhưng thực tế là người ta
không hề có tâm ý đó.
Cho nên nếu tin rằng ai đó
đang cố giết ta, tiêu diệt con
hay là tôn giáo, văn hóa,
nền văn hiến của con
con sẽ trở nên rất giận dữ với họ.
Và con muốn hủy diệt họ
trước khi họ có thể hủy diệt mình.
Đây là trường hợp của
nhiều phần tử khủng bố.
Nếu nhìn khủng bố theo cách này, con
thấy họ là nạn nhân của tri giác sai lầm
là nạn nhân của bạo động và sân hận.
Con không còn muốn
trừng phạt hay tử hình họ.
Con muốn làm điều gì đó giúp
xóa bỏ tri giác sai lầm trong họ.
Và thực sự ta có thể làm được, bằng
lời yêu thương và sự lắng nghe từ bi.
Những điều này có thể giúp họ xóa bỏ
được tri giác sai lầm.
Và đây là cách tốt nhất giúp
giải quyết nạn khủng bố.
Ta không thể tẩy trừ khủng bố
bằng bom đạn súng ống.
Phải dùng lời yêu thương
và sự lắng nghe sâu sắc
để giúp họ xóa bỏ tri giác sai lầm.
Đó là lí do ta cần hít vào
chánh niệm và quán chiếu
để thấy được người đó là nạn nhân
của vọng tưởng, của bạo động, và khổ đau.
Khi đó, lòng từ bi sẽ nảy nở.
Và khi từ bi nảy nở, sân hận
được chuyển hóa, và tan đi.
Ta không còn khổ đau nữa.
Thay vào đó con muốn giúp đỡ,
dù người đó là người thân trong gia đình
hay người từng làm ta đau khổ,
do vọng tưởng của họ và nỗi khổ trong họ.
Ta có thể thực hành
điều này trong một vài ngày.
Lúc ngồi yên hay đi dạo một mình, ta
hãy ngẫm nghĩ về người làm ta khổ
và quán chiếu, ta sẽ thấy được
khổ đau, vọng tưởng ở người đó.
Khi thấy được rồi,
con sẽ được thúc giục bởi ước muốn
quay lại giúp đỡ họ
loại bỏ những vọng tưởng,
bạo động và sân hận đó,
giúp người đó bớt khổ đau.
Ước muốn đó cho thấy
sự cảm thông đã nảy nở trong tim ta.
Khi có lòng từ bi,
không còn chỗ cho sân hận nữa.
Và đây là câu hỏi của Thầy dành cho
Tạp chí Oprah và bạn đọc của Tạp chí.
Đại chúng thấy như thế đã đủ chưa?
(Đại chúng cười)
Cảm ơn câu hỏi của đại chúng.
(Chuông)