Vào thế kỷ 16, có nhiều cá voi đầu bò ở Vịnh Cape Cod dọc bờ biển phía đông nước Mỹ đến nỗi cứ như bạn đi ngang qua lưng chúng từ đầu này sang đầu kia Vịnh. Ngày nay, chúng chỉ còn vài trăm con, và đang gặp nguy hiểm. Số lượng nhiều loài cá voi khác cũng giảm đi đáng kể bởi qua 200 năm đánh bắt, chúng bị săn bắt và giết để lấy thịt, dầu và xương. Chúng ta còn cá voi trong vùng biển này đến nay là nhờ cuộc vận động Cứu lấy Cá voi vào thập niên 70. Cuộc vận động là cách để dừng việc đánh bắt cá voi thương mại, được xây dựng trên ý tưởng rằng nếu không thể cứu được cá voi, ta có thể cứu được gì nữa? Nó là phép thử sau cùng cho khả năng chính trị của chúng ta để dừng việc phá hủy môi trường. Đầu thập niên 80, một lệnh cấm đánh bắt cá voi thương mại được ban hành nhờ sức ép của chiến dịch này. Tuy nhiên, số cá voi trong vùng biển vẫn còn rất ít bởi chúng còn phải đối mặt với những mối đe dọa khác từ con người. Không may, nhiều người vẫn nghĩ rằng người ủng hộ bảo vệ cá voi như tôi làm việc này chỉ bởi loài vật này thật lôi cuốn và đẹp đẽ. Điều thực sự tai hại, bởi cá voi chính là kỹ sư sinh thái. Chúng giúp giữ đại dương ổn định và khỏe mạnh, thậm chí còn mang lại lợi ích cho xã hội loài người. Vậy hãy nói về lý do tại sao việc bảo tồn cá voi rất quan trọng trong việc phục hồi các đại dương. Chung quy, gồm hai yếu tố chính: phân và xác cá voi. Khi lặn xuống sâu để kiếm ăn và ngoi lên mặt nước để thở, cá voi thải ra lượng phân rất lớn. Máy bơm cá voi, như tên gọi mang lại một nguồn dinh dưỡng cần thiết từ vùng nước sâu đến mặt nước kích thích các sinh vật phù du tăng trưởng, tạo cơ sở cho các chuỗi thức ăn trong môi trường biển. Càng có nhiều cá voi thải phân trong đại dương càng có ích cho hệ sinh thái biển. Cá voi còn là loài di cư xa nhất trong tất cả các loài động vật có vú. Cá voi xám Hoa Kỳ di cư 16,000 km giữa những vùng dồi dào thức ăn và những vùng sinh sản, và quay trở lại hàng năm. Khi di cư, chúng vận chuyển phân bón dưới dạng chất thải từ những nơi dồi dào đến những nơi cần nó. Rõ ràng, cá voi đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn dinh dưỡng cả chiều ngang lẫn chiều dọc, trong đại dương. Điều thú vị là chúng vẫn đóng quan trọng sau khi chết đi. Xác cá voi là dạng mảnh vụn lớn nhất rơi xuống từ mặt biển. Khi chìm xuống, những mảnh xác này tạo nên một bữa tiệc cho hơn 400 loài sinh vật, bao gồm cả loài cá mút đá myxin, tiết chất nhờn, hình dáng như con lươn. Vậy qua hơn 200 năm đánh bắt, khi đang bận giết và lấy xác của chúng ra khỏi biển cả, ta đã làm thay đổi tỉ lệ và phân bố địa lý của xác cá voi xuống tầng biển sâu, và kết quả, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của những loài sinh vật liên quan nhất và phụ thuộc nhất vào xác cá voi để sinh tồn. Xác cá voi cũng vận chuyển khoảng 190,000 tấn cacbon, bằng lượng cacbon thải ra bởi 80,000 chiếc xe hơi mỗi năm từ khí quyển vào tầng biển sâu, nơi chúng ta gọi là "bể chứa cacbon", bởi chúng hấp thụ và giữ cacbon dư thừa từ khí quyển, nhờ đó, làm chậm lại quá trình nóng lên của trái đất. Đôi khi xác cá voi còn giúp rửa sạch bờ biển và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật ăn thịt trên cạn. 200 năm đánh bắt cá voi rõ ràng đã gây thiệt hại và làm giảm số lượng cá voi từ 60% đến 90%. Rõ ràng, cuộc vận động Cứu lấy Cá voi là cách ngăn chặn việc tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại, nhưng cần xem lại chiến dịch này. Cần giải quyết theo hướng hiện đại, vấn đề nan giải mà cá voi đang đối mặt trong vùng biển của chúng ta ngày nay. Cần giúp chúng thoát khỏi những con tàu con-ten-nơ cày xới vùng biển mà chúng sinh sống, và những chiếc lưới đánh cá khi chúng lượn trên mặt biển. Cũng cần học cách truyền đi thông điệp của chúng ta, để mọi người hiểu đúng giá trị về mặt sinh thái của loài cá voi. Hãy cứu lấy cá voi một lần nữa, nhưng lần này, chúng ta hành động không chỉ vì lợi ích của chúng mà còn vì lợi ích của chính chúng ta. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay)